Đọc hiểu văn bản văn học ngữ văn 10 nâng cao

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 [trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2]:

- Tiêu chí 1: Văn bản văn học còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương

Quảng cáo

Văn bản văn học là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương, đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm tư tưởng thỏa mãn nhu cầu hướng thiện, thẩm mĩ

Tiêu chí 2: Ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, thẩm mĩ cao, trau chuốt, biểu cảm, gợi cảm xúc, đa nghĩa

Tiêu chí 3: Mỗi văn bản đều có thể loại nhất định, theo quy ước, cách thức thể loại

Câu 2 [trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2]:

Văn học được cấu tạo từ ngôn từ, ta cần hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh tới hàm ẩn, từ nghĩa đen tới nghĩa bóng để có thể đi vào chiều sâu của văn bản

Quảng cáo

- Vượt qua tầng ngôn từ, chúng ta đi sâu vào hình tượng, hàm nghĩa để hiểu văn bản văn học

    + Ba tầng văn bản văn học không tách rời, liên hệ mật thiết với nhau

- Ngôn từ hiển hiện rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn, nhưng hàm nghĩa mới là phần thu hút người đọc, tác phẩm có giá trị nhờ tầng hàm nghĩa

- Người đọc muốn hiểu được tầng hàm nghĩa cần phải biết phân tích, khái quát, suy luận

Đọc văn bản hiểu được tầng hàm nghĩa, nhưng hiểu tầng ngôn từ là bước cần để khám phá chiều sâu văn bản

Câu 3 [trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2]:

Quảng cáo

a, Học sinh muốn phân tích được, cần nắm hình tượng trong thơ, hiểu được ngôn từ, phân tích đặc điểm hình tượng, phân tích ý nghĩa hình tượng

b, Nên chọn hình tượng trong một bài thơ, đoạn thơ để phân tích đặc điểm hình tượng, ý nghĩa hình tượng đó

c,

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

- Hình tượng chiếc bánh trôi nước ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, mang vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn nhưng không được trân trọng

Câu 4 [trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2]:

Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín văn bản văn học trong quá trình tiếp cận được người đọc dần nhận ra

b, Muốn nhận hàm nghĩa văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo…

c, Hàm nghĩa của văn bản không phải lúc nào cũng có thể hiểu đúng, hiểu đủ.

Ví dụ: Văn bản Làng: Chọn đề tài nói về người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người nông dân yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, cách mạng

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lấy nguồn cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên, con người trong thời đại mới

- Truyện ngắn Bến quê chứa nhiều tầng hàm ý sâu xa, người ta mải mê đi tìm giá trị ảo tưởng trong khi giá trị quen thuộc, gần gũi thì bỏ qua để khi nhận ra thì đã muộn

Câu 1 [trang 122 sgk ngữ văn 10 tập 2]:

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc [mình] và nhà văn [ta]. Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn gọn, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc hiểu văn bản văn học

Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án

1 1.765

Tải về Bài viết đã được lưu

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

VnDoc hiểu được rằng việc tìm kiếm được những tài liệu hay và chất lượng phục vụ việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 10 là điều không hề dễ dàng, chính vì vậy chúng tôi đã sưu tầm và xin giới thiệu tới bạn: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc hiểu văn bản văn học

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Tục ngữ về đạo đức, lao động

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Xúy Vân giả dại

Câu 1: Văn bản văn học là gì?

a. là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của con người

b. là ngôn ngữ tự nhiên do cá nhân sáng tạo nên

c. là văn bản bằng ngôn từ do cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nên

d. là văn bản bằng ngôn từ do tập thể sáng tạo nên

Câu 2: Nhận định nào không đúng khi nói về mục đích của đọc hiểu văn bản văn học?

a. Nhằm tiếp nhận giá trị tư tưởng nghệ thuật của văn bản văn học

b. Nhằm đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học

c. Nhằm khắc phục sửa chữa những khiếm khuyết của văn bản văn học

d. Nhằm đồng cảm hay không đồng cảm với văn bản văn học

Câu 3: Yêu cầu nào không đúng khi đọc hiểu văn bản văn học?

a. Phải trải qua quá trình từ hiểu văn bản ngôn từ, ý nghĩa của hình tượng

b. Thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học, biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy nghĩ, tạo thành thói quen phân tích và thưởng thức văn học.

c. Năng khiếu là cần thiết, đáng quý, song có cách đọc văn thì năng khiếu mới phát huy tác dụng đầy đủ.

d. Cần xác định được nội dung chính của văn bản văn học trước rồi mới đi từ ngôn từ đến hình tượng thì mới có cái nhìn khái quát.

Câu 4: Trong văn bản sau, những từ ngữ nào khảng định sự lỡ nhịp, trái duyên của mối tình? “Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược - Nước chảy ngược con cá vượt lội ngang - Thuyền em xuống biển Thuận An - Thuyền anh lại chảy lên ngàn anh ơi!”

a. xuôi, ngược, ngang, xuống, lên b. chảy xuôi, chảy ngược

c. em xuống, anh lên d. xuống biển, lên ngàn.

Câu 5: Trong văn bản “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa - Một buổi trưa nắng dài bãi cát - Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa - Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát” từ “đu đưa” có giá trị gì?

a. Diễn tả tiếng gió và sóng như tiếng võng đu đưa, và gợi nhớ tiếng ru của mẹ

b. miêu tả những đợt sóng liên tiếp xô vào bờ

c. Không chỉ diễn tả gió và sóng, nó còn là tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người

d. chủ yếu nói về tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người.

Câu 6: Để đọc hiểu hình tượng nghệ thuật trong văn bản văn học, cần phải làm những gì?

a. Người đọc phải biết tưởng tượng, biết cụ thể hóa những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát, đồng thời còn phải biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên ngoài hình tượng và tìm hiểu lôgích bên trong của chúng.

b. Người đọc phải biết tưởng tượng, biết cụ thể hóa những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát, đồng thời còn phải biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng và tìm hiểu lôgích bên trong của chúng.

c. Người đọc phải biết tưởng tượng, biết khái quát hóa những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát, đồng thời còn phải biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng và tìm hiểu lôgích bên trong của chúng.

d. Người đọc phải biết tưởng tượng, biết cụ thể hóa những gì mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt cụ thể, đồng thời còn phải biết phát hiện các mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng và tìm hiểu lôgích bên trong của chúng.

Câu 7: Các bước đọc - hiểu văn bản văn học: - Đọc hiểu ngôn từ -> hình tượng nghệ thuật -> tư tưởng tình cảm của tác giả -> thưởng thức văn học.

a. Đúng b. Sai

Câu 8: Các bước đọc - hiểu văn bản văn học: - Đọc hiểu ngôn từ -> thưởng thức văn học -> tư tưởng tình cảm của tác giả -> hình tượng nghệ thuật.

a. Đúng b. Sai

Câu 9: Trong văn bản sau: “Cháu nằm trên lúa - Tay nắm chặt bông - Lúa thơm mùi sữa - Hồn bay giữa đồng”, yếu tố nào cho ta cảm nhận được nhà thơ đặt cái chết bên cạnh sự sinh sôi phát triển để khẳng cái chết ấy là bất tử, cái chết mang lại sự sống cho con người.

a. Cháu nằm trên lúa b. Tay nắm chặt bông

c. Lúa thơm mùi sữa d. Hồn bay giữa đồng

Câu 10: Tư tưởng tình cảm của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm còn gọi là gi?

a. linh hồn của tác phẩm b. Giá trị của tác phẩm

c. Nội dung của tác phẩm d. Tư tưởng của tác phẩm.

Câu 11: Điền khuyết: “Tư tưởng tình cảm của nha văn trong tác phẩm thường không được nói ra bằng lời. Nó biểu hiện bằng……..và……….. Vì vậy đòi hỏi người đọc phải có năng lực khái quát chính xác”

a. so sánh, biểu cảm b. nhân hóa, hình tượng

c. hình tượng, ngôn từ d. hình tượng, biểu cảm.

Câu 12: Điền khuyết: “Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều……. Đọc hiểu văn bản văn học đòi hỏi người đọc biết tưởng tượng, biết cụ thể hóa các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát.”

a. so sánh b. ẩn dụ c. hình ảnh d. lớp ý nghĩa

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1a, 2c, 3d, 4a, 5c, 6b, 7a, 8b, 9b, 10a, 11c, 12d

Video liên quan

Chủ Đề