Doanh thu các công ty kiểm toán năm 2023

Trụ sở của Kiểm toán Nhà nước.

Theo báo cáo vừa được Kiểm toán Nhà nước [KTNN] gửi đến Quốc hội để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV, tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 194 báo cáo kiểm toán [BCKT] đã phát hành đến thời điểm 26-9-2022 [trong đó có 188 BCKT đã phát hành thuộc kế hoạch kiểm toán [KHKT] năm 2022 và 6 BCKT thuộc KHKT năm 2021 chuyển sang], KTNN đã kiến nghị xử lý 27.737 tỷ đồng.

Năm 2023, theo kế hoạch, KTNN sẽ thực hiện 139 nhiệm vụ kiểm toán, giảm 39 nhiệm vụ so với KHKT năm 2022. Trong đó, dự kiến kiểm toán 25 chuyên đề; bao gồm “Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”, “Việc quản lý và sử dụng Quỹ viễn thông công ích”, “Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm” và “Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP”.

Kiểm toán 3 chương trình mục tiêu quốc gia về: xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; để phục vụ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2023 đối với chủ đề việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia.

Các chuyên đề khác sẽ được kiểm toán bao gồm “Việc quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2020-2022”; “Việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020-2022”; “Việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và các địa phương giai đoạn 2020-2022” nhằm đánh giá công tác quản lý, sử dụng đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của quỹ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ngoài các chuyên đề kiểm toán trên, KTNN dự kiến lựa chọn các chủ đề kiểm toán gắn với chức năng quản lý nhà nước, lĩnh vực chuyên ngành của các bộ, cơ quan Trung ương; các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; những vấn đề được quan tâm tại địa phương, phục vụ HĐND giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như: việc quản lý, bảo vệ môi trường, công tác quy hoạch rừng, xử lý bù giá xăng dầu, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 tại một số địa phương.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án, dự kiến thực hiện 26 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như: tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1; các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng khu vực miền núi phía Bắc, khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long; các dự án đường ven biển Việt Nam; các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; các dự án xây dựng bệnh viện…

Lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, KTNN dự kiến thực hiện 16 cuộc kiểm toán, gồm: Ngân hàng Nhà nước, 10 tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực quốc phòng, dự kiến thực hiện 13 cuộc kiểm toán, gồm: kiểm toán 8 đơn vị dự toán, 1 doanh nghiệp quốc phòng, 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, 2 dự án đầu tư và 1 chuyên đề.

Lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng dự kiến thực hiện 5 cuộc kiểm toán gồm: các đơn vị dự toán cấp II, III trực thuộc Bộ Công an; 25 công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 18 tỉnh ủy, thành ủy; 1 cuộc kiểm toán chuyên đề và 1 cuộc kiểm toán dự án đầu tư.

  • Kinh doanh
  • Vĩ mô

Thứ hai, 12/9/2022, 16:43 [GMT+7]

Ngân hàng Nhà nước, VietinBank, BIDV... và một số nhà băng khác sẽ nằm trong kế hoạch Kiểm toán Nhà nước năm sau.

Thông tin này được Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2023, chiều 12/9.

Theo ông Tuấn, cơ quan này xây dựng kế hoạch kiểm toán năm sau gồm 141 nhiệm vụ, giảm 37 nhiệm vụ so với năm 2022. Việc lựa chọn các vấn đề kiểm toán, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước cho hay là các chủ đề lớn gắn với quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, hay lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí...

Theo kế hoạch này, ngoài kế hoạch kiểm toán về thực hiện, quản lý ngân sách Nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương, Kiểm toán Nhà nước sẽ có 25 kiểm toán chuyên đề.

Các chuyên đề kiểm toán sẽ liên quan tới chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gần 350.000 tỷ đồng; lập, phân bổ vốn đầu tư gói phục hồi kinh tế; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động... Kiểm toán chuyên đề năm sau cũng sẽ xem xét vấn đề xử lý bù giá của PVN trong bao tiêu sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Ngoài ra, kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, VietinBank, BIDV, Tập đoàn Bảo Việt... Việc kiểm toán sẽ liên quan tới quản lý, điều hành chính sách tiền tệ; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu.

Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn phát biểu tại cuộc họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chiều 12/9.

Với doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN], Tập đoàn Dệt may Việt Nam [Vinatex], Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam [ACV]... và một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước quy mô lớn. Nội dung kiểm toán sẽ xoay quanh vấn đề quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2022, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đầu tư ngoài ngành, đầu tư ra nước ngoài.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng, dự kiến cơ quan kiểm toán sẽ thực hiện 28 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn. Chẳng hạn, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1; dự án đường ven biển...

Thẩm tra, ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho hay, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị giảm chủ đề, số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động, lĩnh vực đầu tư xây dựng, doanh nghiệp... để tập trung kiểm toán về quyết toán ngân sách nhà nước. Quan điểm này cũng được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình.

Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng đề xuất thay thế hai chuyên đề kiểm toán Quỹ tài chính ngoài nhà nước do địa phương quản lý 2020-2022 và Quỹ bảo vệ, phát triển rừng Việt Nam và các địa phương, bằng chuyên đề kiểm toán việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Giải trình, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho hay cơ quan kiểm toán sẽ rà soát kỹ lại các nội dung dự kiến kiểm toán. "Kiểm toán Nhà nước sẽ dành nguồn lực tập trung kiểm toán về ngân sách", ông nói.

Chủ Đề