Doanh nghiệp mới thành lập năm 2023

Điều tra doanh nghiệp năm 2022 được bắt đầu từ ngày 15/4

[MPI] - Từ ngày 15/4/2022 đến ngày 20/5/2022, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành Điều tra doanh nghiệp năm 2022 trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương.

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Kết quả điều ra phục vụ tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước [GDP], Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [GRDP] năm 2021, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống chỉ tiêu quốc gia và các chỉ tiêu thống kê của các chuyên ngành kinh tế; Biên soạn "Sách trắng doanh nghiệp năm 2023" và “Sách trắng hợp tác xã năm 2023”; Cập nhật cơ sở dữ liệu làm dàn mẫu của các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp.

Đây là cuộc điều tra chọn mẫu kết hợp với việc lập danh sách toàn bộ doanh nghiệp với một số thông tin chung của doanh nghiệp, quy mô mẫu của cuộc điều tra là 12% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị điều tra là các doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân thuộc các ngành kinh tế [trừ ngành hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc].

Điều tra doanh nghiệp năm 2022 được thực hiện trong bối cảnh Tổng điều tra kinh tế năm 2021 đã được hoàn thành, toàn bộ doanh nghiệp được điều tra để thu thập thông tin giúp cho việc tổng hợp thông tin và lập dàn chọn mẫu cho Điều tra doanh nghiệp năm 2022. Bên cạnh đó, dữ liệu về báo cáo tài chính được sử dụng để cập nhật thông tin phục vụ cho công tác chọn mẫu doanh nghiệp để thu thập thông tin của cuộc điều tra.

Điều tra doanh nghiệp năm 2022 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [viết gọn là tỉnh, thành phố] đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam [VSIC 2018] trừ 3 ngành sau: Ngành O - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; Ngành U - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế; Ngành T- Hoạt động làm thuê các công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình [do đối tượng điều tra không phát sinh trong các ngành này].

Đối tượng điều tra là tổ chức, cá nhân chứa đựng thông tin cần thu thập. Trong cuộc điều tra này, đối tượng điều tra được xác định là đơn vị cơ sở hay còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn. Đơn vị cơ sở là đơn vị kinh tế thỏa mãn các điều kiện như có địa điểm xác định trên lãnh thổ Việt Nam để trực tiếp thực hiện hoặc quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh; Có người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động, có lao động chuyên nghiệp; Có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh; Mỗi đơn vị cơ sở chỉ đóng tại một địa bàn xã, phường, thị trấn [sau đây gọi là cấp xã] và chỉ tiến hành một loại hoạt động kinh tế thuộc ngành kinh tế cấp 3.

Đơn vị điều tra là doanh nghiệp và các tập đoàn, tổng công ty. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã [HTX], các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật hợp tác xã và các doanh nghiệp được thành lập, chịu sự điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành như: Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán, ...Tập đoàn, tổng công ty gồm 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành [bao gồm 03 tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng]./.

Tùng Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2023

[MPI] – Ngày 04/9/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Tờ trình gửi Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2023.

Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Theo đó, kinh tế phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP vượt kịch bản cao. GDP Quý II ước tăng 7,72% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 06 tháng, GDP ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP và cùng kỳ năm 2021. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. CPI tính chung 08 tháng tăng 2,58%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-2021. Chú trọng hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung tháo gỡ, xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, các doanh nghiệp, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo. Làm tốt công tác chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, …

Với mục tiêu tổng quát, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu và tính thích ứng của nền kinh tế; có giải pháp kịp thời; tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn. Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khơi thông, huy động và phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, …

Nội dung các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023 bám sát nhiệm vụ, giải pháp lớn tại Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2025 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Về tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2022, tính đến ngày 31/8/2022, tổng số vốn ngân sách nhà nước các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân là 507.998,244 tỷ đồng, đạt 93,7% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 93,4%, vốn nước ngoài đạt 98,8%.

Một số giải pháp triển khai trong thời gian tới đó là rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai dự án đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư công, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giao kế hoạch, giải ngân, giám sát, đánh giá đầu tư, tích hợp các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về quản lý đầu tư công nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát đối với đầu tư công.

Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để phát huy hiệu quả đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, dự án liên vùng. Hoàn thành các dự án quan trọng từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025; Khởi công mới một số dự án có tính chất cấp bách, quan trọng, có tác động tích cực đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 29% tổng chi ngân sách nhà nước; tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong đầu tư công. Phấn đấu giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn năm 2023./.

Minh Hậu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ Đề