Đoạn văn thuyết minh về phong nha kẻ bàng năm 2024

Nội dung Text: BÀI THUYẾT MINH VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG

  1. Bài thuyết minh về vườn quốc gia phong nha - kẻ bàng LỜI MỞ ĐẦU Chuyến đi thực tế “hành trình di sản miền Trung” thực sự đã để lại trong em cũng như các bạn sinh viên rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Ngay từ những ngày đầu tiên khi còn thực hiện các công việc chuẩn bị cho chuyến đi, làm bài tập nhóm, tìm kiếm tài liệu xây dựng bài thuyết minh cho chuyến đi, xây dưng chương trình du lịch, liên hệ, tìm kiếm nhà cung cấp… đó không phải là công việc đơn giản, nhưng cùng với sự hướng dẫn của thầy cô giáo, sự phối hợp với các thành viên trong nhóm chúng em đã hoàn thành công việc của mình, tuy rằng đó chưa được hoàn hảo nhưng đó là sự cố gắng nỗ lực của tất cả thành viên trong nhóm. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Du lịch - trường đại học luận văn kinh tế" title="replacer_hook[2]" target="_blank" href="//www.mautailieu.com/m7/">Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em có được chuyến đi thực tế đầy bổ ích và lí thú này. Sau đây là báo cáo và cảm nhận của em về chuyến đi. PHẦN I: BÀI THUYẾT MINH VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG Chào mừng các thầy và các bạn sinh viên tường Đại học kinh tế quốc dân đã đến với vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng. Sau khi vượt qua một quãng đường dài hơn 500km thì chúng ta đang đứng tại khu trung tâm quản lý của Phong Nha- Kẻ Bàng.Trước khi các thầy và các bạn sinh viên trực tiếp tham quan thì em xin được giới thiệu khái quát về vùng đất mà chúng ta tự hào đã được phong tặng danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với 1
  2. khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng. Động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục: [1] Hang nước dài nhất; [2] Cửa hang cao và rộng nhất; [3] Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; [4] Hồ ngầm đẹp nhất; [5] Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; [6] Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; [7] Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á.Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng đang hướng tới mục tiêu được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu sssschí đa dạng sinh học vào năm 2008. Vậy nguồn gốc tên gọi Phong nha-Kẻ Bàng là từ đâu? Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Động Phong Nha trước đây thường được xem là động lớn và đẹp nhất trong quần thể hang động này. Có ý kiến giải thích cho rằng nguồn gốc tên gọi Phong Nha có nghĩa là gió [chữ Hán: phong] răng [chữ Hán: nha] [gió thổi từ trong trong động, nhũ đá tua tủa như hàm răng]; nhưng ý kiến khác lại cho rằng Phong Nha có nghĩa là tên ngôi làng gần đấy chứ không có nghĩa là gió và răng như vẫn thường được giải thích. Theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một làng miền núi ngày xưa. Có ý kiến khác lại cho rằng tên gọi Phong Nha không phải xuất phát từ ý nghĩa răng và gió, mà từ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự, người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán [chữ phong nghĩa là đỉnh núi, nha có nghĩa là quan lại] để đặt tên cho động Phong Nha.Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa [Hang Chùa]. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: BÀI THUYẾT MINH VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 2 PHẦN II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 9 2.1. Những lý luận cơ bản về điều kiện để phát triển du lịch. 9 2.1.1.Điều kiện chung. 9 2.1.1.1. Những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động du lịch. 9 2.1.1.2. Những điều kiện có ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh du lịch. 9 2.1.2. Điều kiện đặc trưng. 10 2.2. Điều kiện phát triển du lịch của Vườn Quốc Gia Phong Nha _ Kẻ Bàng. 10 2.2.1. Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên. 10 2.2.1.1. Vị trí địa lý: 10 2.2.1.2. Khí hậu. 11 2.2.1.3. Đặc điểm tự nhiên. 11 2.2.1.4. Hệ thống hang động. 13 2.2.1.4.1. Hệ thống động Phong Nha. 14 2.2.1.4.2. Hệ thống động Vòm. 14 2.2.1.4.3. Động Tiên Sơn. 15 2.2.1.5. Hệ thống sông ngòi và đỉnh núi. 16 2.2.1.5.1 Sông ngòi 16 2
  3. 2.2.1.5.2. Đỉnh núi. 17 2.2.1.6. Động thực vật. 18 2.2.1.6.1. Hệ thực vật. 18 2.2.1.6.2. Hệ động vật. 19 2.2.2. Điều kiện về tài nguyên nhân văn. 21 2.3. Lời kết. 22 PHẦN III: CẢM NHẬN CỦA EM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHUYẾN ĐI. 23 3.1. Cảm nhận về chuyến đi. 23 3.2. Một số đề xuất sau chuyến đi: 25 3

Chủ Đề