Độ tuổi kết hôn trung bình tp hồ chí minh năm 2024

Trung tuần tháng 4 tới đây, dự kiến dân số Việt Nam sẽ đạt mốc 100 triệu. Công dân thứ 90 triệu của Việt Nam chào đời ngày 1/11/2013. Như vậy, trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người.

Dù đã khống chế tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế hơn 13 năm qua [trung bình mỗi phụ nữ sinh 2,1 con] nhưng đến nay, bức tranh mức sinh ở Việt Nam còn nhiều "mảng màu" chênh lệch khác biệt.

Phụ nữ ở Đông Nam Bộ sinh rất ít con

Theo điều tra biến động dân số năm 2021 do Tổng cục Thống kê công bố [đây là số liệu chính thức mới nhất], trong 6 vùng kinh tế, có 4 vùng có mức sinh cao hơn mức thay thế, bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc là 2,43 con; Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 2,32 con; Tây Nguyên 2,36 con; Đồng bằng sông Hồng 2,37 con.

Hai vùng còn lại thì dưới mức sinh thay thế gồm Đồng bằng sông Cửu Long [1,82 con] và Đông Nam bộ là [1,61 con]. Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất [Trung du miền núi phía Bắc] và vùng thấp nhất [Đông Nam bộ] là 0,82 con.

Tính theo đơn vị địa phương, TP.HCM là thành phố đông dân nhất cả nước [gần 10 triệu người], gấp 30 lần dân số Bắc Kạn [ít nhất], nhưng phụ nữ ở TP.HCM lại "lười" sinh nhất.

Chi cục Dân số TP.HCM cuối năm 2022 thông tin ước tính tổng tỷ suất sinh của thành phố này là 1,39 con. Kết quả Điều tra biến động dân số năm 2021 cho thấy mức sinh ở TP.HCM là 1,48 con/phụ nữ.

Bạc Liêu, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ đều có mức sinh dưới 1,7 con. Trong khi đó, ở Hà Tĩnh, mỗi phụ nữ sinh tới gần 3 con, cao nhất cả nước.

Năm 2021, mỗi phụ nữ ở khu vực thành thị sinh 1,64 con, thấp hơn con số 2,4 ở khu vực nông thôn. Theo cơ quan chuyên môn, sự khác biệt mức sinh là do các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con mang lại so với các cặp vợ chồng ở nông thôn.

Việc dễ dàng tiếp cận các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn.

Ngoài ra, nhờ điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn khu vực nông thôn, do đó trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn trẻ em nông thôn, dẫn đến tỷ lệ chết sơ sinh và chết trẻ em ở thành thị thấp hơn ở nông thôn, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này.

Người Hà Nội kết hôn sớm hơn TP.HCM

Tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi [cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020]. Trung bình nam giới Việt Nam lần đầu kết hôn ở tuổi 28,3 còn nữ là 24,1.

Ở vùng Đông Nam bộ [Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM...], đàn ông kết hôn khi gần 30 tuổi, nữ là hơn 26. Trong khi ở đồng bằng sông Hồng [như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình...], nam giới kết hôn lần đầu trung bình ở tuổi 28, nữ gần 24.

Đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5, trong khi nữ kém 3 tuổi. Ảnh minh họa: Newyorkpost

Nếu xét theo địa phương, TP.HCM là thành phố có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất, lên tới 29 tuổi. Trong đó, đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5; nữ là 27,5. Người Hà Nội kết hôn sớm hơn, trung bình ở tuổi hơn 26, trong đó nam giới kết hôn lần đầu khi 28,3 tuổi, nữ là 24,5.

Địa phương có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình thấp nhất cả nước là Lai Châu, 21,6 tuổi.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn với Lao Động, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên - Thành viên Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam - đã có những lí giải về việc độ tuổi kết hôn của TPHCM chạm ngưỡng 30.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hải Uyên. Ảnh: NVCC.

- Thời gian qua, thống kê về độ tuổi kết hôn của TPHCM là 30 tuổi. Với nhiều chuyên gia, đây là độ tuổi khá muộn. Theo chị, nguyên nhân nào dẫn đến việc giới trẻ ngày nay ngại kết hôn, kết hôn muộn?

Người trẻ ngày nay không đặt sự ưu tiên cho việc lập gia đình sớm trong cuộc sống của mình bởi những tác động sau đây: Một là sự tác động tâm lí chung của xã hội: Bối cảnh xung quanh bạn bè, đồng nghiệp gần tuổi cũng chưa đi đến hôn nhân khiến bản thân mỗi người không cảm thấy đây là việc ưu tiên cần sắp xếp.

Bên cạnh đó, sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội với những quan điểm độc thân, ưu tiên sự nghiệp/gia đình gốc được lan truyền mạnh mẽ cũng ảnh hưởng không ít đến giới trẻ - thế hệ quen với việc học tập trên mạng xã hội.

Hai là vai trò của bản thân trong gia đình gốc: Không giống như thế hệ trước, mỗi gia đình hiện nay thường có 1-2 con. Vì vậy trách nhiệm chăm sóc người lớn, mong muốn phụng dưỡng cha mẹ cũng là điều giữ chân mỗi người con chưa nghĩ đến việc có một gia đình nhỏ sớm.

Ba là nhu cầu khẳng định bản thân: Ở một số người, cùng có mong muốn có người bạn đời gắn bó và mong muốn phát triển bản thân. Tuy nhiên mong muốn phát triển, khẳng định bản thân chiếm ưu thế hơn. Vì vậy, họ dành thời gian cho sự nghiệp, sự thăng tiến, sự học hỏi trước khi dành thời gian cho việc kết đôi, lập gia đình.

Đặc biệt, mối quan tâm về kinh tế: Với sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ xã hội, trong đó bao gồm cả y tế và giáo dục, bạn trẻ ngày nay dễ nhận thấy để chăm sóc tốt cho một gia đình nhỏ, kinh tế ổn định là một điều kiện cần thiết. Vì vậy, một số cá nhân sẽ có quan điểm: lương đạt đến mốc bao nhiêu, có tài sản [nhà, xe],… mới bắt đầu nghĩ đến việc lập gia đình.

- Các bậc phụ huynh có nên thúc ép con cái lấy vợ lấy chồng không, thưa chị?

Các bậc phụ huynh chính đáng để thể hiện sự lo lắng của mình qua những câu thăm hỏi, còn việc thúc ép là không nên. Sự thúc ép việc lập gia đình có thể đóng góp vào áp lực khủng hoảng tuổi 30 cộng hưởng với những căng thẳng trong công việc và khiến người con có thể dẫn đến sự lựa chọn vội vã, thiếu cân nhắc về độ phù hợp, tình cảm với người bạn đời.

Bên cạnh đó, nếu một người hành động với sự thúc ép của người khác, bản thân họ có xu hướng ít chịu trách nhiệm và ít cam kết với lựa chọn của mình. Vì vậy, phụ huynh hãy để con mình có khoảng thời gian cân nhắc phù hợp để chính họ có sự cam kết và trách nhiệm trong đời sống hôn nhân.

- Theo chị, việc kết hôn muộn về lâu về dài có tác động gì lên đời sống gia đình?

Trước hết, vẫn không thể phủ nhận một số ý nghĩa từ việc này: kinh tế ổn định, đứa trẻ sinh ra có điều kiện để thụ hưởng nền giáo dục và y tế tốt, sự chín chắn của người vợ - người chồng, đã có sự nghiệp nhất định và có thể sắp xếp thời gian xây dựng tổ ấm…

Bên cạnh đó, cũng có những nguy cơ: Độ tuổi mang thai của mẹ càng muộn, con càng có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe bẩm sinh. Nhiều nghiên cứu khoa học về yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe bẩm sinh ở trẻ [dị tật bẩm sinh, hội chứng Down, rối loạn phát triển thần kinh,...] có sự liên quan đến tuổi mang thai của mẹ.

Độ tuổi mang thai của mẹ quá lớn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của chính bản thân người mẹ.

Cha mẹ có thể đến tuổi hết lao động trong khi trẻ vẫn cần hỗ trợ về tài chính.

Những vấn đề về sức khỏe, tuổi già xuất hiện sớm hơn trong đời sống gia đình.

Cảm ơn chia sẻ của chị.

Theo ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, hiện thành phố có độ tuổi kết hôn rất muộn so với các tỉnh, thành trong cả nước. Theo Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2022 độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của thành phố là 29,8 tuổi [sắp chạm mốc 30 tuổi].

Số liệu ghi nhận có xu hướng tăng liên tục từ năm 2019 đến năm 2022. Độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu năm 2019 là 27,5 tuổi, năm 2020 là 28,0 tuổi và năm 2021 là 29,0 tuổi [bình quân mỗi năm tăng 0,8 tuổi].

Con gái bao nhiêu tuổi mới được kết hôn?

  1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b] Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c] Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d] Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.nullCON GÁI NÊN LẤY CHỒNG NĂM BAO NHIÊU TUỔI? - ADAM STOREadamstorevn.com › adam-tips › con-gai-nen-lay-chong-nam-bao-nhieu-tuoinull

Độ tuổi kết hôn trung bình ở Việt Nam là bao nhiêu?

Cụ thể, Theo Tổng cục Thống kê, Tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi [cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020]; năm 2022 là 26,9 tuổi. Khu vực thành thị có độ tuổi kết hôn rất muộn. Điển hình như TP Hồ Chí Minh: Năm 2022 độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 29,8 tuổi.nullLý giải về xu hướng kết hôn muộn | VTV.VNvtv.vn › xa-hoi › ly-giai-ve-xu-huong-ket-hon-muon-20240102114910179null

Kết hôn muộn là bao nhiêu tuổi?

Khi đã đủ kiến thức, trải nghiệm hoặc chạm mốc tuổi 30 - độ tuổi mà theo nhiều người là lí tưởng để tiến tới hôn nhân, nhưng vẫn chưa chịu lập gia đình thì được xem là "muộn".nullNgười trẻ và những lí do kết hôn muộn - Báo Lao độnglaodong.vn › nguoi-tre-va-nhung-li-do-ket-hon-muon-1245848null

Nam bao nhiêu tuổi mới được kết hôn?

Do đó, căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn, khi cháu muốn đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Đủ tuổi kết hôn theo quy định. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.nullĐộ tuổi đăng ký kết hôn đối với nam và nữ hiện nay là bao nhiêu?luatminhkhue.vn › do-tuoi-dang-ky-ket-hon-doi-voi-nam-la-bao-nhieunull

Chủ Đề