Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

이 브라우저는 더 이상 지원되지 않습니다. 업데이트하여 최적의 YouTube 환경과 최신 기능을 이용하세요. 자세히 알아보기

나중에 알림

Nguyên nhân của chiến tranh - Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" [Anh. Pháp]... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa. - Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha [ 1898]. .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ [1899 — 1902]. Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật [ 1904 - 1905]. Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc. - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung [1882] và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà [ 1907]. Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

II. DIỄN BIẾN CỦACHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT [1914-1918]

1. Giai đoạn thứ nhất [1914 - 1916]

 *Chiến tranh bùng nổ

Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu

*Quân Đức vào Pháp

Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.

*Hậu quả:

- Tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động thêm trầm trọng.

- Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí.

=> Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng.

- Năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.

2. Giai đoạn thứ 2 [1917 - 1918]

TẠI SAO MĨ THAM GIA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT MUỘN???

- Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”, thực ra Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ khẳng định ưu thế của mình.

- Đến năm 1917, Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đích:

+ Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc.

+ Ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng.

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. Hậu quả của chiến tranh

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ 10 triệu người chết.

+ 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.

- Bản đồ thế giới thay đổi.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.

2. Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

1. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất

– Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên:

+ Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898

+ Anh – Bô ơ năm 1899 – 1902

+ Nga – Nhật năm 1904 – 1905

– Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập nhau:

+ Khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung vào năm 1882.

+ Khối Hiệp ước gồm Anh – Pháp – Nga vào năm 1907

-> Cả hai khối đều ra sức chạy đua vũ trang nhằm tranh giành nhau làm bá chủ thế giới.

– Ngày 28/6/1914, thái tử Áo – Hung bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Sự kiện này châm ngòi cho cuộc chiến tranh.

2. Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất

a. Giai đoạn thứ nhất [1914 – 1916]

– Từ 01/8/1914 đến 03/8/1914: Đức tuyên chiến với Nga, Pháp.

– Ngày 04/8/1914: Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ.

-> Ở giai đoạn này Đức tập trung lực lượng chủ yếu về phía Tây nhằm nhanh chóng thôn tính nước Pháp, nhưng do Nga tấn công Đức ở Phía Đông nên buộc Đức phải điều lực lượng về để đối phó, nhờ vậy Pháp được cứu nguy.

– Năm 1916: chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe.

b. Giai đoạn hai [1917 – 1918]

– Tháng 2/1917: cách mạng tháng Hai ở Nga diễn ra, phong trào cách mạng thế giới bùng nổ và dâng cao buộc Mĩ phải tham chiến và đứng về phe Hiệp ước [tháng 4/1917]

– Phe Liên minh liên tiếp bị thua trận.

– 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thàng công, Nga rút khỏi chiến tranh.

– Từ cuối năm 1918: Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng

– Ngày 11/11/1918: Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phe Liên minh.

3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất

– Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

– Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa.

– Tuy nhiên vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

– Tính chất: chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

I. Giai đoạn thứ nhất [1914 – 1916]

1. Chiến tranh bùng nổ

+ 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát

+ 28/7/1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

+ 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.

+ 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp

+ 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.

2.Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu:

– Năm 1914: Ở phía Tây : ngay đêm 3/8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp, kết quả Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ, cứu nguy cho Pa-ri.

– Năm 1915: Đức, Áo – Hung dồn toàn lực tấn công Nga; kết quả hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.

– Năm 1916: Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong; kết quả Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.

Những năm đầu Đức, Áo – Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo – Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.

II. Giai đoạn thứ 2 [1917 – 1918]

– Tháng 2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công; Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.

– Ngày 2/4/1917, Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước, tạo lợi thế cho phe Hiệp ước.

– Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu, hai bên ở vào thế cầm cự.

– Tháng 11/1917, Cách mạng tháng 10 Nga thành công, Chính phủ Xô viết thành lập.

– Ngày 3/3/1918, Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp, Liên Xô rút khỏi chiến tranh.

– Đầu 1918, Đức tiếp tục tấn công Pháp, một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp.

– Tháng 7/1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh – Pháp phản công, Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo – Hung 2/11.

– Ngày 9/11/1918, Cách mạng Đức bùng nổ, nền quân chủ bị lật đổ.

– Ngày 1/11/1918, Chính phủ Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

Nguồn: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề