Đi xe máy được chở tối đa bao nhiêu người

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo những giấy tờ sau:

– Giấy đăng ký xe;

– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

  1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:a] Chở người bệnh đi cấp cứu;
  2. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
  3. Trẻ em dưới 14 tuổi.
  4. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
  5. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:a] Đi xe dàn hàng ngang;
  6. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
  7. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
  8. Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; đ] Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  9. Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
  10. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:a] Mang, vác vật cồng kềnh;
  11. Sử dụng ô;
  12. Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
  13. Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; đ] Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người trừ những trường hợp như:

– Chở người bệnh đi cấp cứu.

– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

– Trẻ em dưới 14 tuổi.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người ngồi sau và trong một số trường hợp đặc biệt thì mới được phép chở thêm nhiều hơn một người như trên.

Mức phạt tiền khi không mang Giấy đăng ký xe

Theo quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:

– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;

– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe [kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc] bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Mức phạt tiền khi không mang Giấy phép lái xe

Theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm sau:

+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

+ Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ [Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe].

Mức phạt khi không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc].

Mức phạt khi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

Mức phạt đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang giấy tờ xe

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các vi phạm sau:

– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng [hoặc chứng chỉ] điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy đăng ký xe;

– Người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [đối với loại xe có quy định phải kiểm định].

Vậy, tùy theo loại xe mà người điều khiển phương tiện sử dụng và loại giấy tờ người đó không mang theo mà mức xử phạt dành cho người điều khiển phương tiện giao thông có thể từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Xe máy có thể chở được bao nhiêu người?

Như vậy so với Luật giao thông đường bộ 2008, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã bổ sung trường hợp [4] nêu trên, người lái xe máy được chở tối đa 2 người.

Đi xe máy chở 3 bị phạt bao nhiêu?

Chở quá số người quy định Nếu chở theo 02 người trên xe sẽ bị phạt từ 200.000 đồng – 300.000 đồng; nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt. Chở theo 3 người trở lên trên xe: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

Khi nào xe máy được phép chở 3?

Như vậy, theo các quy định trên thì có ba trường hợp người điều khiển xe máy được phép chở 3 đó là: Chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 14 tuổi.

Xe 125cc chở được bao nhiêu người?

Từ hạng 125cc trở lên được phép ngồi hai chỗ.

Chủ Đề