Đểu cáng là gì

Đểu cáng có nghĩa là gì?

vietnamesecommunity
12 tháng trước
X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Người ta hay chửi nhau:

Mày là thằng đểu cáng.

Cái thằng đó đểu cáng lắm!.

Ấy thế mà đểu cáng nghĩa là gì, nguồn gốc của nó ra sao, thì không mấy ai để tâm.

Theo lời kể của ông nội tôi, ngày xưa mỗi khi đi đâu, chưa có xe cộ sẵn như bây giờ, là phải thuê người cáng đi nhất là người có tuổi, người ốm.

Đồ đạc mang theo lại phải thuê người gánh.

Người cáng thuê, người ta gọi là cáng.

Người gánh thuê, người ta gọi là đểu.

Mỗi lần gọi người đưa đi như thế, thường ra đầu đường nơi tập trung những người làm nghề đó, gọi:

Cho một đểu hai cáng nhé!

Và thế là có ba người te tái chạy vào.

Hai người vác theo một cái cáng, một người mang theo đòn gánh quang gánh.

Hầu như là những người lao động chân tay, ít được học hành, nên cái sự ăn chia nó thường không đều, hoặc hay không vừa ý với nhau, cãi nhau, đánh nhau, chửi nhau khi chia tiền xảy ra như cơm bữa.

Và thế là có câu:

Đối xử với nhau như cái bọn đểu cáng!

Theo Từ điển tiếng Việt [NXB KHXH Hà Nội 1977], đểu được định nghĩa như sau:

[1] Người đi gánh thuê [cũ] và [2] [tính từ] hèn mạt, xỏ xiên, mất dạy [ví dụ đồ đểu, nói đểu].

Ngoài ra cũng có từ đểu cáng nghĩa là đểu nói chung [thông tục] ý là dùng cái nghĩa [2] trên đây.

[Trang 285].

Đểu cáng cuối cùng chỉ đơn giản thế thôi.

Cáng người ngày xưa

Biết nguồn gốc của đểu cáng rồi, hóa ra nó cũng không đểu lắm.

Không quá xấu.

Trên thực tế nhiều khi chúng ta dùng từ đểu với nghĩa đùa vui.

Một đứa bé trông hay, hóm hỉnh cũng có thể được khen:

Trông đểu nhỉ!.

Nhưng khen không thật người ta gọi là khen đểu.

Còn thanh niên ngồi hàng nước đầu phố, nhai kẹo vừng hút thuốc lá, nước chè xúc miệng òng ọc nhổ toẹt, nhìn người đi qua phố mình bằng cái nhìn xấc xược cứ thấy ai không vừa mắt, lại dám nhìn đểu ông là thể nào cũng có chuyện, đánh nhau án mạng như chơi.

Ngày bé, gần nhà có anh Nhắt thường gánh nước thuê.

Hồi đó không có máy bơm, mà có thì cũng lấy đâu ra điện mà bơm.

Gọi là anh vì anh người bé, trông rất trẻ, thực ra con anh ấy gần bằng tuổi mình.

Anh Nhắt rất hiền, chẳng thấy to tiếng với ai bao giờ, và bao giờ cũng gánh khuyến mại thêm vài gánh nước ngoài số tiền đã nhận.

Bà ngoại thường thuê anh gánh nước từ máy nước đầu phố về đổ vào cái bể to ở trong sân để làm nước ăn, còn nước rửa ráy thì múc ở giếng đào cạnh bể nước.

Ấy thế mà nhà hàng xóm cứ đến đêm, là sang múc trộm để giặt giũ tắm táp, họ hay vục những cái xô chậu rất bẩn vào múc cho nhanh mà toàn là cán bộ Nhà nước tập kết từ quê về Hà Nội cả.

Đến khi về hưu, cái ông chủ gia đình chuyên múc nước trộm ấy, còn lên đến vụ trưởng, Đảng viên!

Chẳng biết ai là đểu, ai là người đàng hoàng nữa.

PHÚC LAI

Nguồn: Blog Người lang thang cuối cùng

Quảng cáo

Share this:

Có liên quan

  • Nguyên cớ của tri âm
  • 29/09/2021
  • Nỗi lòng người ra đi
  • 04/10/2021
  • Nhân phẩm có nghĩa là gì?
  • 02/10/2021
Danh mục: Uncategorized
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ Đề