Nsfr là gì

Basel III [cont]

Nghiatq
11 years ago

Đây là một số quy định cuối cùng [tiếp theo các entry về basel III trước] về Car và Lev ratio đã được các Bank Gov và Head sup thông qua hôm 12/9. Có 4 điểm về tỷ lệ an toàn vốn [Car] như sau

1. Tổng vốn yêu cầu để đáp ứng tỷ lệ an toàn tối thiểu vẫn là 8% nhưng tăng chất của vốn lõi lên. Tier tăng lên 6% từ 4% như trong Basel II. Trong tier1, tỷ lệ vốn lõi [core tier 1 tính từ common equity sau khi giảm trừ nhiều khoản liên quan] sẽ là 4,5% thay cho 2% trong Basel II. Tuy nhiên, mức 4,5% yêu cầu thực hiện vào năm 2015, trước 2013 vẫn duy trì 2%.

Tier 2 vẫn là phần còn lại nhằm đáp ứng Tổng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%.

2. Về phần vốn dự trữ [điều hòa] vùng đệm chống rủi ro [Capital Conservation Buffer] được xác định là 2,5% tính vào trong Tier 1 [tuy nhiên, phải từ năm 2016 mới bắt đầu tính thêm khoản dự trữ này và đến 2019 sẽ tính đủ 2,5%] và như vậy Tổng Tier 1 cần đáp ứng vào năm 2019 là 8,5%, trong đó tỷ lệ vốn lõi core tier 1 là 7% [tăng hơn 3 lần] [Trong Basel II không có quy định loại vốn này]. Đây là phần vốn dự trữ dùng để bù đắp cho các thiệt hai trong tình hình tài chính căng thẳng, các NH có thể rút phần vốn này để sử dụng, tuy nhiên, khi rút [giảm tỷ lệ an toàn vốn xuống], tỷ lệ an toàn vốn còn lại càng gần mức tối thiểu theo quy định ở trên thì ngân hàng đó càng bị các hạn chế trong việc phân bổ lợi nhuận.

3. Vốn dự trữ chống rủi ro chu kỳ [Countercyclical Capital Buffer] được xác định bổ sung thêm khoảng 0 0,25% vào vốn cấp 1. Vốn này cũng như vốn bổ sung Capital Conservation Buffer trên được thực hiện từ 2016 2019 [Trong Basel II không có quy định loại vốn này]. Khi đến thời gian hiệu lực, nếu các NH không đảm bảo đủ tỷ lệ bổ sung này, họ sẽ bị hạn chế việc chi trả cổ tức, mua lại cổ phần cũng như các khoản thưởng!

4. Vốn bổ sung thêm đối với các ngân hàng có tầm ảnh hưởng toàn hệ thống [Capital for Systemically Important Banks] [đây các NH dạng to big to fail, rủi ro của các NH này liên quan đến toàn hệ thống tài chính]

Loại vốn này đang được nghiên cứu và có thể bao gồm cả những khoản phí rủi ro phải trả cho sự đảm bảo an toàn [bảo hiểm] bao gồm phí chuẩn bị vốn, chuẩn bị cho các khoản chi tiêu [vốn] đột xuất và tham gia các gói cứu trợ.

Total Regulatory Capital Ratio = Tier 1 Capital Ratio + Capital ConservationBuffer + Countercyclical Capital Buffer + Capital for Systemically Important Banks

Như vậy, mức tổng cộng yêu cầu tối thiểu sẽ từ 10,5% 13% [tương ứng với Countercyclical Capital Buffer từ 0 0,25%], chưa tính thêm cái Capital for Systemically Important Banks của một số NH]

5. Đối với các khoản giảm trừ khỏi vốn tính tỷ lệ an toàn vốn cấp 1, cũng được thực hiện theo lộ trình từ năm 2014 2018 bắt đầu là chỉ lấy 20% [tổng khoản loại trừ] loại trừ khỏi vốn cổ phần thường và đến 2018 thì loại hoàn toàn các khoản này. Các khoản loại trừ có thể: phần vượt trên 15% khoản vốn góp, đầu tư vào các định chế tài chính khác, các khoản lợi thuế tài sản [DTAs] các khoản cầm cố chứng quyền [MSRs]

6. Các loại vốn không đủ điều kiện theo quy định trong vốn cấp 1 và vốn cấp 2 [mới] [các vốn khác ngoài vốn cổ phần thường đã được tính vào vốn cấp 1 và cấp 2] sẽ được loại trừ theo lộ trình trong vòng 10 năm [mỗi năm loại thêm 10%] bắt đầu từ năm 2013 theo giá trị ghi nhận trên sổ sách. Còn đối với các loại vốn đáo hạn [hoặc có điều kiện mua lại] rơi vào ngay sau kỳ cắt giảm 10% gần nhất sẽ bị loại hẵn ra khỏi danh mục. Các loại khác không đáp ứng điều kiện công nhận là vốn cổ phần thường tính tier [CET1] sẽ loại ra bắt đầu từ năm 2013. Tuy nhiên, một số công cụ vốn được phát hành bởi các công ty chưa cổ phần hóa, hoặc được công nhận theo tiêu chuẩn kế toán hiện tại hoặc được được công nhận như là 1 phần của vốn được tính vào CET1 theo quy định hiện hành của luật ngân hàng [đối với mỗi quốc gia khác nhau có quy định khác nhau] thì sẽ được cắt giảm tuân theo lộ trình ở trên.

7. Chỉ những công cụ vốn và các khoản phải loại trừ được phát hành trước ngày 26/7 năm nay mới được thực hiện theo lộ trình cắt giảm. Những khoản phát hành sau đó sẽ bị loại ra hoàn toàn.

8. Về tỷ lệ đảm bảo thanh khoản [LCR liquidity coverage ratio] sẽ được bắt đầu nghiên cứu lại từ năm 2011 và sẽ ban hành tiêu chuẩn yêu cầu tối thiểu từ năm 2015. Các tiêu chuẩn bề tỷ lệ [NSFR net stable funding ratio: tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn và vốn ổn định tối thiểu so với các tài sản dài hạn đã được tài trợ kể cả ngoại bảng, min là 100%] [có thể cả Core funding ration CFR] sẽ được nghiên cứu lại vào năm 2012 và được đưa ra áp dụng từ năm 2018.

Có lẽ giới nghiên cứu quan tấm đến vấn đề làm thế nào để xác định các Equity tier và RWAs [risk weighted assets] mà đặc biệt là vấn đề về accounting standar và valuation đối với các instrument financial và các class assets vô cùng phức tạp và liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau [sự khác biệt càng lớn hơn]

Lộ trình thực hiện và các mức minimum requirement


Xem Tài liệu press release của BIS, bản full

Xem thêm một số bình luận thú vị: Felix salmon và đây, Nakedcap, Mark Thoma, Tom.

Print

Related

  • Basel III [cont]
  • 10/09/2010
  • In "FINANCE & BANKING"
  • OMO basics
  • 16/09/2010
  • In "ECONOMICS"
  • Liquidity management
  • 19/01/2012
  • In "ECONOMICS"
Categories: ECONOMICS, FINANCE & BANKING, MACRO ECO
Tags: Basel III
Leave a Comment

Video liên quan

Chủ Đề