Đề thi học kì 2 văn 7 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

1 Tháng Ba, 2022 Ngữ văn

Đề thi học kì 2 Văn lớp 7 năm học 2021-2022 gồm các đề thi để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021

I. ĐỌC HIỂU

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.

Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.

Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội…

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã được học trong chương trình [Ngữ văn 7 tập 2- NXB GD]. [1,0 điểm]

Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. [1,0 điểm]

Câu 3: Nêu nội dung văn bản trên? [1,0 điểm]

Câu 4: Từ nội dung văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân. [1,0 điểm]

II. LÀM VĂN

Đề cao sự kiên trì nỗ lực đạt được thành công, nhân dân ta có câu “có công mài sắt có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021

Câu

Đáp án

Điểm

ĐỌC HIỂU

Câu 1

– Phương thức biểu đạt : Nghị luận

– Gợi nhớ đến tác phẩm “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả Phạm Văn Đồng.

0,5.đ

0,5 đ

Câu 2

– Trạng ngữ có trong câu in đậm là: “Lúc ở chiến khu”

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn

0,5 đ

0,5 đ

Câu 3

– Nội dung văn bản : Sự giản dị, thanh bạch của Bác không thay đổi ăn vẫn đạm bạc, gọn gàng, mặc giản dị áo ka ki, dép cao su, đôi giày vải. Sinh hoạt của người cũng hết sức giản dị, sống hòa đồng cùng mọi người.

1,0 đ

Câu 4

– Học tập đức tính giản dị của Bác, không lãng phí, không xa hoa.

– Kính trọng thương yêu Bác người hi sinh cả cuộc đời cho đất nước, vì cuộc sống ấm no của dân tộc.

1,0 đ

LÀM VĂN

Mở bài

Nêu vấn đề cần chứng minh +Trích dẫn lại câu tục ngữ.

0,5 đ

Thân bài

a] Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:

– Nghĩa đen: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo

– Nghĩa bóng: Có ý chí, nghị lực, sự kiên trì thì khó khăn dù lớn đến mấy cũng có thể vượt qua.

b] Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề [luận cứ]:

* Vì sao người xưa lại khuyên con cháu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?

– Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

– Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

– Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

Chứng minh [bằng những dẫn chứng thực tế]:

– Những người có ý chí, nghị lực, sự kiên trì đều thành công:

– Dẫn chứng:

+ Trong nước: Xưa có Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát; nay thì có Bác Hồ; các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử….

+ Ngoài nước: thì có Newton, Marie Curie, Edison,

– Ý chí, nghị lực, sự kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được:

– Dẫn chứng:

+ Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.

+ Người mẫu mù Pa- đu- la.

c] Bàn bạc, mở rộng, rút ra bài học nhận thức và hành động:

– Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

– Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

– Phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

1,0 đ

4,0 đ

Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ:

-Rút ra bài học cho bản thân mình.

0,5 đ

Xem thêm: Miêu tả cảnh đẹp của cánh đồng quê em lớp 7

Xem thêm: Cuộc chia tay của những con búp bê

👉 Trên đây là tổng hợp Bộ đề thi Văn lớp 8 năm học 2021 - 2022 học kì 1 và học kì 2 có đáp án của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi môn Toán của các trường THCS trên cả nước. 

Xem thêm: Mầm mống hay mầm móng là gì

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bài giảng Ngữ văn 7 Bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 1: Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh? 

A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất. 

B. Vì đó là cuộc sống đơn giản. 

C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có 

D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.

Hiển thị đáp án  

Câu 2: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào ? 

A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết 

B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực 

C. Những dẫn chứng đối lập với nhau 

D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiển thị đáp án  

Câu 3: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn ? 

A. Chứng minh 

B. Bình giảng 

C. Bình luận 

D. Phân tích

Hiển thị đáp án  

Câu 4: Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai ? 

A. Đúng 

B. Sai

Hiển thị đáp án  

Câu 5: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ? 

A. Chỉ vài ba món giản đơn.. 

B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu. 

C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. 

D. ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

Hiển thị đáp án  

Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích "Đức tính giản dị của Bác Hồ" ? 

A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu. 

B. Bằng lí lẽ hợp lí. 

C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả. 

D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Hiển thị đáp án  

Câu 7: Từ việc trả lời những câu hỏi trên, em hãy cho biết: trong phép lập luận, chứng minh, người viết có được bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với vấn đề được chứng minh hay không? 

A. không 

B. Có

Hiển thị đáp án  

Câu 8: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào ? 

A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác 

B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả 

C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ. 

D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.

Hiển thị đáp án  

Câu 9: Trong bài viết, những câu văn có nội dung chính đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào? 

A. Đầu mỗi luận cứ. 

B. Sau các dẫn chứng. 

C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ. 

D. Đầu mỗi đoạn văn.

Hiển thị đáp án  

Câu 10: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tình giản dị của Bác Hồ" ? 

A. Tranh luận. 

B. So sánh. 

C. Ngợi ca.

D. Phê phán.

Hiển thị đáp án  

Câu 11: Người đọc, người nghe còn biết được sự giản dị của Bác thông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác. Đúng hay sai? 

A. Đúng 

B. Sai

Hiển thị đáp án  

Câu 12: Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào? 

A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị. 

B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.

C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. 

D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.

Hiển thị đáp án  

Câu 13: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ? 

A. Bữa ăn, công việc 

B. Đồ dùng, căn nhà 

C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết 

D. Cả ba phương diện trên.

Hiển thị đáp án  

Câu 14: Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn ? 

A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, rõ ràng 

B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. 

C. Thấm đượm tình cảm chân thành 

D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.

Hiển thị đáp án  

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có đáp án

Trắc nghiệm Ý nghĩa của văn chương có đáp án

Trắc nghiệm Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động [tiếp theo] có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập viết đoạn văn chứng minh có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập văn nghị luận có đáp án

Video liên quan

Chủ Đề