Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn năm 2022 2022 Sở GD&ĐT Quảng Nam

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn ngữ văn có đáp án NĂM 2022 MỚI NHẤT

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em học sinh Đề thi học kì 2 lớp 11 môn ngữ văn có đáp án NĂM 2022 MỚI NHẤT. Đây là bộ Đề thi học kì 2 lớp 11 môn ngữ văn có đáp án.

Tìm kiếm có liên quan​


De thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn có đáp an

De đọc hiểu Ngữ văn 11 học kì 2 có đáp an

đề thi học kì 2 lớp 11 môn văn tỉnh bắc ninh 2019-2020

De

thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn có đáp an

đề thi học kì 2 lớp 11 môn văn tỉnh bắc giang 2018-2019

De

thi giữa kì 2 lớp 11 môn Văn có đáp án

đề

thi học kì 2 lớp 11 môn văn tỉnh bắc giang 2019-2020

đề

thi học kì 1 lớp 11 môn văn tỉnh bắc giang 2019-2020

................
[Đề gồm có 01 trang]

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: NGỮ VĂN Lớp 11
Thời gian: 90 phút [không kể thời gian giao đề]

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Từ thời mở cửa chúng ta đã bắt đầu xây dựng được một sinh hoạt đối thoại khá tốt. Trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đã xuất hiện những cuộc thảo luận tương đối có chất lượng. Nhưng phải nói thật với nhau, để xây dựng được một nền văn hóa đối thoại thực chất còn rất nhiều điều cần phải làm. Một số cá nhân hoạt động văn hóa “nhà nọ nhà kia” hẳn hoi trong lúc tranh cãi về học thuật đã cãi nhau theo nghĩa đen với những lời lẽ rất mất vệ sinh […]. Một số người còn mắc bệnh cay cú “cãi lấy được” cố tìm cách moi móc, cố tình đánh những đòn hiểm để hạ “nốc ao” đối thủ. Chúng ta phải cố gắng trọng thị hơn nữa những bạn đối thoại với ta [đó cũng là thái độ tự trọng] và cố gắng “fair play” [chơi đẹp] đến mức tối đa có thể như những vận động viên có tư cách. Cái bi kịch cũng như cái lớn lao của con người là: Điều gì cũng phải học và điều gì cũng có thể học được. Học ăn, học nói, học gói, học mở. Học nói chính là văn hóa đối thoại. Ngay từ thời xa xưa các cụ ta đã có những lời khuyên hết sức tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc về đối thoại. Chẳng hạn: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Một sự nhịn là chín sự lành”, “Nói phải củ cải nghe cũng được”. Trong đối thoại một đòi hỏi quan trọng là phải biết lắng nghe. Một thiền sư dạy: không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng. [Lê Đạt, trích Văn hóa đối thoại, in trong cuốn Đối thoại với đời và thơ, NXB Trẻ, 2008, tr. 12-13]

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. [0.5 điểm]

Câu 2. Theo tác giả, để có văn hóa đối thoại, chúng ta cần phải làm gì? [0.5 điểm]

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. [1.0 điểm]

Câu 4. Anh/Chị rút ra thông điệp tích cực nào từ lời dạy của thiền sư: “không phải vô cớ mà trời sinh ra con người có hai tai và một miệng”? [1.0 điểm]

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối [Mộ].

Phiên âm:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng. Nam Trân dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

[Hồ Chí Minh, Chiều tối [Mộ], Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 41]


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ................

KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: NGỮ VĂN – Khối 11

Thời gian: 90 phút [không tính thời gian phát đề]

[Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang]

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Thầy cô giáo cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.

- Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng. - Điểm lẻ tính đến 0.25đ; điểm toàn bài làm tròn theo quy định.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠTĐIỂM
I. Đọc hiểu: [3.0 điểm]
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ chính luận /Chính luận.0.5
Câu 2.Để có văn hóa đối thoại, chúng ta cần phải: - Trọng thị người đối thoại. - Học cách nói. - Phải biết lắng nghe.

*Lưu ý: Học sinh nêu đúng 02 ý trở lên ghi 0.5 điểm, nêu đúng 01 ý ghi 0.25 điểm.

0.5
Câu 3.Nội dung chính của đoạn trích: Những điều cần phải làm để xây dựng văn hóa đối thoại. [Hoặc: Bàn về văn hóa đối thoại]
*Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau miễn là đảm bảo ý chính.

1.0
Câu 4.Thông điệp tích cực từ lời dạy của thiền sư: - Con người cần biết lắng nghe nhiều hơn nói.

Hoặc: - Con người cần biết lắng nghe, suy ngẫm rồi hãy nói.

- Không nên phát ngôn thiếu suy nghĩ, lắng nghe nhiều hơn.

*Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau nhưng hợp lý đều chấp nhận, chỉ cần nêu được một thông điệp là đạt yêu cầu.


1.0
II. Làm Văn: [7.0 điểm]
1.* Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn học.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.


2.* Yêu cầu cụ thể:
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài0.5
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối0.5
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối:

+ Mở lòng với thiên nhiên tạo vật, phong thái ung dung tự tại, cốt cách thi sĩ trong cảnh ngộ tù đày. + Yêu con người, yêu cuộc sống, kiên cường lạc quan trước mọi hoàn cảnh. - Đánh giá chung:

+ Chiều tối là chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hòa giữa con người chiến sĩ và thi sĩ.


+ Chiều tối vừa cổ điển vừa hiện đại, bút pháp chấm phá, sự vận động của hình tượng thơ về phía ánh sáng, sự sống...
5.0
d.Văn viết đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.0.5
e.Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.0.5
Tổng điểm toàn bài: I + II10.0

------ Hết -------

XEM THÊM:


6 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11 [Ma trận + đáp án]

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11 năm 2021 - 2022 bao gồm 6 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức làm quen với cấu trúc đề thi học kì 2 sắp tới.

Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11 cũng là tư liệu hữu ích dành cho quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm một số đề thi học kì 2 lớp 11 như: đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 11, đề thi học kì 2 Toán 11, đề thi học kì 2 Sinh học 11, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 6 đề thi học kì 2 Văn 11, mời các bạn cùng đón đọc.

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021 - 2022

NỘI DUNG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Đọc

hiểu

Ngữ liệu:

Văn bản văn học

- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một văn bản hoàn chỉnh

- Nhận biết các phương thức biểu đạt trong văn bản.

- Từ việc hiểu nội dung, học sinh nhận diện một tác phẩm trong chương trình đề cập đến nội dung đó.

- Hiểu được nội dung của một số câu văn trong văn bản.

- Đưa ra thông điệp từ việc hiểu nội dung trong văn bản.

Tổng

Số câu

2

1

1

0

4

Số điểm

1.0

1.0

1.0

0

3,0

Tỉ lệ

10%%

10%

10%

0

30%

Làm văn

Câu 1: Nghị luậnXã hội

-Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I

- Vận dụng kiến thức xã hội, kĩ năng viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến đặt ra trong phần Đọc hiểu.

Câu 2: Nghị luận về một tác phẩm văn học

- Vận dụng kiến thức về văn học, về tác phẩm “Vội vàng” và nhà thơ Xuân Diệu để cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ.


Tổng
Số câu112
Số điểm257,0
Tỉ lệ20%50%70%
Tổng cộngSố câu21216
Số điểm1.01.03510,0
Tỉ lệ10%10%30%50%100%

I. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Mất hàng triệu năm mới định hình những nếp nhăn ngôn ngữ trong não bộ, khó khăn lắm con người mới có tiếng nói. Không có tiếng nước bạn dở, tiếng nước tôi hay. Không có tiếng làng tôi nhẹ nhàng, làng bạn nặng trịch. Ý thức kì thị đó có thể lưu giữ được "bản sắc" văn hóa làng xã nhưng nghèo tính tiến hóa biết bao. Tiếng nói của nước nào cũng đáng kính trọng, bởi tiếng nói suy cho cùng là di sản từ tổ tiên loài người sinh học có chung một nguồn cội, chung một cây tiến hóa. Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai. Người ta thường dùng di sản vào những mục đích tốt đẹp. Tiếng nói cũng vậy. Xin em đừng lộng ngữ tà ngôn. Biết dành những lời yêu thương cho cha mẹ. Dành những lời tốt đẹp, trung thực cho bạn bè. Tuổi hoa chỉ nói những lời "hoa cười, ngọc thốt đoan trang".

Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất. Bởi mất đi sự chân thực, mất đi trách nhiệm trong lời nói, con người sẽ tuột dốc lỗi lầm.

[Trích Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Nhiều tác giả, NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. HCM, 2015, tr.33]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. [0.5 điểm]

Câu 2. Trong chương trình Ngữ văn 11 học kì II, có một văn bản đề cập đến tầm quan trọng của tiếng nói, hãy nêu tên văn bản và tên tác giả. [0.5 điểm]

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng tiếng nói là: "Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai."? [1.0 điểm]

Câu 4. Nêu thông điệp văn bản gửi đến người đọc. [1.0 điểm]

II. PHẦN LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1. Viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] bàn luận về quan điểm: "Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất." [2.0 điểm]

Câu 2. Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau: [5.0 điểm]

…“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

[Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22]

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 11

Câu

Ý

Nội dung cần đạt

Điểm

I

Đọc – hiểu văn bản

3,0

II

1

- Phương thức biểu đạt của văn bản: Phương thức nghị luận

0,5

2

- Văn bản: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

- Tác giả: Nguyễn An Ninh

0,5

3

Tiếng nói là Một loại di sản đặc biệt. Bởi nó không chỉ nằm trong kí ức mà nối dài trong hiện tại và bắc cầu đến tương lai:

- Tiếng nói là tài sản văn hóa tinh thần thế hệ cha ông trong quá khứ đã tạo dựng và để lại.

- Tiếng nói nằm trong kí ức: Tiếng nói đã được bao thế hệ trong quá khứ sử dụng.

- Nối dài trong hiện tại: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói tức là thừa hưởng, phát huy và sáng tạo di sản của cha ông.

- Bắc cầu đến tương lai: Thế hệ hiện tại sử dụng tiếng nói còn là cách để gìn giữ, lưu truyền cho con cháu mai sau.

1,0

4

- Trân trọng tiếng nói của dân tộc mình và tất cả tiếng nói của dân tộc khác.

- Biết nói những lời tốt đẹp, những lời yêu thương, những lời thành thực và tránh xa lộng ngữ, tà ngôn.

1,0

1

Viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] bàn luận về quan điểm: Và muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất.

2,0

Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

0,5

Yêu cầu về kiến thức:

* Giới thiệu quan điểm: muôn đời, lời nói thành thực vẫn là lời hay nhất.

* Giải thích: Lời nói thành thực là lời nói đúng sự thật, không đặt điều, là lời xuất phát từ lòng chân thành, không giả tạo.

* Bàn luận:

- Lời nói thành thực là lời hay nhất bởi:

+ Nó xuất phát từ một nhân cách đẹp.

+ Người nói lời thành thực được quý mến, yêu thương, đem đến niềm tin trong các mối quan hệ.

+ Giúp cho xã hội, cộng đồng trong sạch.

- Không thành thực trong lời nói biến con người ta thành kẻ đạo đức giả, gian dối, tha hóa nhân cách.

* Bài học:

- Nhận thức được thành thực trong lời nói là phẩm chất cần phải có để hoàn thiện nhân cách.

- Biết nói lời thành thực trong cuộc sống.

1,5

2

Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình yêu cuộc đời của Xuân Diệu.

0,25

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

0,5

2

2.1

2.2

Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ

Về nội dung

* Xuân Diệu đã phát hiện ra thiên đường ngay trên mặt đất, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc ngay trong tầm tay của chúng ta:

- Đó là bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ sắc màu, niềm vui và sức sống, được thể hiện qua hàng loạt các hình ảnh : ong bướm, hoa lá, yến anh, tuần tháng mật…

+] Màu sắc: màu xanh rì của đồng nội, màu của lá non, màu của cành tơ phơ phất…=>Gợi hình ảnh non tơ, mơn mởn.

+] Âm thanh: khúc tình si của yến anh

- Bức tranh thiên nhiên ấy còn được vẽ lên với vẻ xuân tình: mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật được hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa trẻ tuổi, say đắm. Các cặp hình ảnh sóng đôi như ong bướm, yến anh càng làm bức tranh thiên nhiên thêm tình ý.

=> Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, gợi hình của sự vật, nhà thơ không nhìn sự vật ấy bằng cái nhìn thưởng thức mà bằng cái nhìn luyến ái, khát khao chiếm hữu.

- Bức tranh thiên nhiên đời sống con người càng đằm thắm, đáng yên hơn khi:

“Mỗi……môi gần”

=> Với Xuân Diệu cuộc sống là vui và mùa xuân là đẹp nhất.

* Tâm trạng của nhà thơ

- Niềm sung sướng hân hoan, vui say ngây ngất trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian.

- Tâm trạng vội vàng, nuối tiếc thời gian, nuối tiếc mùa xuân ngay cả khi sống giữa mùa xuân.

Về nghệ thuật

- Mới mẻ trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống; quan niệm thẩm mĩ hiện đại; phép điệp, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác.

- Cấu trúc dòng thơ hiện đại.

2,0

0,5

0,5

2.3

Đánh giá

- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.

- Tình yêu đời của Xuân Diệu đem đến quan niệm nhân sinh tích cực.

0,5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề cần nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Tổng điểm : I + II = 10 điểm

10

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11 năm 2021 - 2022 - Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 11

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1.Tiếng Việt

Nghĩa của câu

-Khái niệm nghĩa tình thái

-Chỉ ra từ mang nghĩa tình thái và kiểu nghĩa tình thái của từ ở trong câu

Số câu: 1

Tỉ lệ: 30%

[10% x 10 điểm = 1,0 điểm]

[20% x 10 điểm = 2,0 điểm]

30% x 10 = 3,0 điểm

2. Làm văn

a. Thao tác lập luận bác bỏ

- Nhận diện được thao tác lập luận bác bỏ

- Phân tích cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ

Số câu: 1

Tỉ lệ: 20%

[5% x 10 điểm = 0,5 điểm]

[15% x 10 điểm = 1,5 điểm]

20% x 10 = 2,0 điểm

b. Nghị luận văn học

Kĩ năng: Phân tích đoạn thơ trong một tác phẩm văn học.

[ Cụ thể: khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đây thôn Vỹ Dạ “ của Hàn Mặc Tử]

Số câu: 1

Tỉ lệ: 50%

[50% x10 điểm = 5,0 điểm]

[50% x10 điểm = 5,0 điểm]

Tổng cộng

1,5 điểm

3,5 điểm

5,o điểm

10 điểm

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11

Câu 1 [3,0 điểm]: Thế nào là nghĩa tình thái? Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái và kiểu nghĩa tình thái trong các câu sau:

- Hắn vẫn phải dọa nạt hay cướp giật.

- Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài.

- Chắc chắn mợ Du đã chết và những cảm tưởng về mợ chỉ càng thấm thía, tê tái trong tâm hồn tôi.

- Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ.

Câu 2 [2,0 điểm]: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi

THẾ NÀO LÀ TRUNG THẦN?

Văn Quân đất Lỗ Dương bảo Mặc Tử: “Có kẻ nói với ta rằng: Trung thần là người bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, để thì im, gọi thì thưa, như thế có được coi là trung thần không?”

Mặc Tử nói: “Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng như thế có khác gì cái bóng? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang? Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang thì có còn được ích gì? Cứ như tôi đây, mà gọi là trung thần thì khi vua có lầm lỗi phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà không lộ ra ngoài; trên thì thành thực một lòng một dạ với vua; dưới thì không adua vào kết bè kết đảng với ai […]. Có được như thế thì tôi mới cho là trung thần”.

[Theo Nguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, NXB Văn học, Hà Nội, 2002]

a. Thao tác lập luận nào đã được Mặc Tử - nhà triết học Trung Quốc cổ đại, sử dụng trong lời nói của mình?

b. Phân tích cách sử dụng thao tác lập luận ấy?

Câu 3 [5,0 điểm]: Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

[Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ, SGK Ngữ văn 11- tập hai, NXB Giáo dục, năm 2007]

Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 11

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

* Thế nào là nghĩa tình thái

Là thành phần nghĩa thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

*Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái và kiểu nghĩa tình thái trong các câu sau:

- Hắn vẫn phải dọa nạt hay cướp giật.

Nghĩa tình thái chỉ sự việc đã xảy ra và có tính lặp lại

- Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài.

Nghĩa tình thái khẳng định tính tất yếu của sự việc [khẳng định một nghĩa vụ]

- Chắc chắn mợ Du đã chết và những cảm tưởng về mợ chỉ càng thấm thía, tê tái trong tâm hồn tôi.

Nghĩa tình thái phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao

- Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ.

- Nghĩa tình thái nhắc nhở thúc giục

1

[0,25]

[0,25]

[0,25]

[0,25]

[0,25]

[0,25]

[0,25]

[0,25]

Câu 2

a. Thao tác lập luận được sử dụng là thao tác lập luận bác bỏ

b. Cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ:

- Phân tích, chỉ ra bản chất về quan niệm trung thần mà Văn Quân đưa ra:

+ Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng như thế có khác gì cái bóng

+ Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì tiếng vang

+ Quan liêu mà dùng đến những kẻ như bóng, như vang thì có còn được ích gì?

- Đưa ra quan điểm của bản thân về trung thần:

+ khi vua có lầm lỗi phải lựa cách can ngăn để đưa vào điều thiện;

+ khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ mà không lộ ra ngoài;

+ trên thì thành thực một lòng một dạ với vua;

+ dưới thì không adua vào kết bè kết đảng với ai

- Đi đến kết luận: Có được như thế thì tôi mới cho là trung thần”.

0,5

[0,5]

[0,5]

[0,5]

Câu 3

Phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau :

“ Sao anh không về chơi thôn Vỹ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

[ Trích “Đây thôn Vỹ Dạ” [Hàn Mặc Tử] –

SGK lớp 11- NXB Giáo dục 2007]

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.

- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn trích

- Phân tích đoạn thơ:

+ Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

. Sắc thái, âm điệu của câu thơ

. Tác động của câu thơ đến lòng người

+ Phân tích được bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế trong khổ thơ

  • Cảnh ấm áp, rực rỡ, tinh khiết của buổi sớm mai trong trẻo, gợi cảm nhưng mơ hồ, hư ảo, không dễ nắm bắt.
  • Con người xuất hiện trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hồn hậu của người Huế, tâm hồn Huế.

-> Gợi về khát khao mong mỏi, nỗi niềm trắc ẩn của nhà thơ về nhưng kỷ niệm nao lòng về thơ, về tình yêu, về cuộc đời

+ Nghệ thuật dùng câu, dùng từ đặc sắc càng làm tôn vẻ đẹp của cảnh và ngưới xứ Huế

- Tóm lược ND đã phân tích, có liên hệ thực tế

Lưu ý:

- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức

- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ….

0,5

0,25

[0,75]

[1,5]

[0,75]

[0,25]

0,5

0,5

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 11

Cập nhật: 06/05/2022

Video liên quan

Chủ Đề