Để máy tính có the xử lý thì thông tin đưa vào máy tính phải được chuyển thành dạng

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu

- Thông tin:là những hiểu biết có được về một thực thể nào đó.

Ví dụ: bạn An 16 tuổi, cao 1m65, đó là những thông tin về bạn An.

-Dữ liệu: là thông tin đã được đưa vào máy tính.

2. Đơn vị đo lượng thông tin.

-Bit là đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin [bit chứa 1 trong 2 trạng thái 0 và 1].

- Ngoài bít, còn dùng đơn vị là Byte và các đơn vị bội của byte.

1 Byte = 8 Bit.

1 KB = 1024 B.

1MB = 1024 KB.

1GB = 1024 MB.

1 TB = 1024 GB.

1PB = 1024 TB.

3. Các dạng thông tin.

Có 2 loại: số và phi số

  • Số: số nguyên, số thực
  • Phi số: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, ...

- Dạng văn bản: tờ báo, vở ghi, tấm bia

- Dạng hình ảnh: tranh vẽ, ảnh chụp, bản đồ, băng hình

- Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng đàn

4. Mã hoá thông tin trong máy tính.

-Khái niệm:Thông tin muốn máy tính xử lý được cần phải được đổi thành dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là mã hoá thông tin.

- Để mã hoá văn bản dùng mã ASCII gồm 256 [28] kí tự được đánh số từ 0-225, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự.

- Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự.

- Ngày nay, ta đã xây dựng bộ mã Unicode sử dụng 16 bit để mã hoá. Mã hoá được 65536 [= 216] kí tự khác nhau.

5.Biểu diễn thông tin trong máy tính.

- Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hoá thành dãy bit.

a. Thông tin loại số:

+ Hệ đếm:Là tập hợp các kí tự và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số

-Hệ thập phân [cơ số 10]:

+ Là hệ dùng các số 0,..,9 để biểu diễn.

+ Nếu một số N trong hệ số đếm cơ số b có biểu diễn là: N=dndn-1dn-2d1d0,d-1d-2 d-m

giá trị của nó là:

N = dnbn+dn-1bn-1++d0b0+

d­-1b-1+ + d-mb-m

vd: 52,3 = 5.101+2.100+ 3.10-1

* Các hệ đếm thường dùng trong tin học:

- Hệ nhị phân [cơ số 2]:Chỉ dung 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1.

- Hệ Hexa [cơ số 16]:Hệ dùng các số 0,,9, A, B, C, D, E, F để biểu diễn.

A=10, B=11, C=12, D=13, E=14, F=15.

+ Chuyển đổi hệ cơ số 10 sang hệ 2 và hệ 16


* Biểu diễn số nguyên:

-Phần nhỏ nhất của bộ nhớ [còn gọi là ô nhớ], chứa 1 trong 2 trạng thái [1 hoặc 0] gọi là bit, tượng trưng bằng 1 ô vuông.

- Xét việc biểu diễn số nguyên bằng 1 byte

- Bit 7 dùng để xác định số nguyên đó là dấu âm [1] hay dấu dương[0].

- 6 bit còn lại biểu diễn giá trị tuyệt đối của số viết dưới dạng nhị phân.

- 1 byte biểu diễn số nguyên trong phạm vi từ -127à127

* Biểu diễn số thực

- Trong Tin học dấu ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân được thay bằng dấu [.]

- Dạng dấu phẩy động: Mọi số thực đều có thể biểu diễn được dưới dạng

Trong đó:

M: được gọi là phần định trị.

K: Phần bậc [số nguyên không âm]

b. Thông tin loại phi số:

* Văn bản:

- Để biểu diễn một xâu kí tự, máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu diễn 1 kí tự theo thứ tự từ trái sang phải.

* Các dạng khác:hình ảnh, âm thanh,..

Video liên quan

Chủ Đề