Đề cương Vẽ kỹ thuật Đại học Công nghiệp Hà Nội

169
17 MB
0
14

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 169 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Chủ biên: Lê Thị Hoa Đồng tác giả: Nguyễn Xuân An-Nguyễn Thị Hải Yến Nguyễn Ngọc Anh – Vũ Công Thái GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT [Lưu hành nội bộ] Hà Nội – 2012 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập cho học sinh - sinh viên và tài liệu cho giáo viên khi giảng dạy. Tổ Lý thuyết cơ sở thuộc khoa Cơ khí Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội đã biên soạn bộ giáo trình “VẼ KỸ THUẬT”. Đây là môn học kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo nghề Cơ khí - Trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề. Nhóm biên soạn đã tham khảo các tài liệu : “ Vẽ kỹ thuật “ dùng cho sinh viên các trường cao đẳng, Đại học kỹ thuật của tác giả Trần Hữu Quế và Nguyễn Văn Tuấn năm 2006, Tài liệu “Vẽ kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế” biên dịch của Trần Hữu Quế và Nguyễn Văn Tuấn năm 2005 và nhiều tài liệu khác. Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và độc giả góp ý kiến để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2012 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Thị Hoa 2. Các Giáo viên khoa Cơ Khí 2 MỤC LỤC Trang Mục lục 3 Chương I : Trình bày bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn 4 1.1.Dụng cụ và cách sử dụng 5 1.2.Vật liệu vẽ 8 1.3.Các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ 8 1.4.Trình tự lập bản vẽ 23 Chương 2: Vẽ hình học 25 2.1.Chia đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau 25 2.2.Vẽ góc 25 2.3.Chia đều đường tròn và dung đa giác đều 26 2.4.Vẽ nối tiếp 29 Chương 3: Hình chiếu vuông góc 42 3.1.Khái niệm về phép chiếu 42 3.2.Hình chiếu của điểm, đường thẳng, mặt phẳng 44 3.3.Hình chiếu của các khối hình học 45 Chương 4: Biểu diễn của vật thể 58 4.1.Hình chiếu 58 4.2.Hình cắt 72 4.3.Mặt cắt 80 4.4.Hình trích 82 Chương 5: Hình chiếu trục đo 89 5.1.Khái niệm về hình chiếu trục đo 89 5.2.Phân loại hình chiếu trục đo 91 5.3.Cách dựng hình chiếu trục đo 95 Chương 6: Vẽ quy ước mối ghép cơ khí 100 6.1.Ren và các mối ghép ren 100 6.2.Mối ghép bằng then, then hoa , chốt 114 3 6.5.Mối ghép bằng đinh tán 119 6.6.Mối ghép hàn 120 Chương 7: Bánh răng và lò xo 132 7.1.Các thông số của bánh răng 132 7.2.Quy ước vẽ bánh răng trụ 134 7.3.Quy ước vẽ bánh răng thanh răng 135 7.4.Quy ước vẽ bánh răng côn 135 7.5.Quy ước vẽ bánh vít trục vít 136 7.6.Quy ước vẽ lò xo 137 Chương 8 : Bản vẽ chi tiết – Bản vẽ lắp 142 8.1.Bản vẽ chi tiết 142 8.2.Bản vẽ lắp 150 Trả lời câu hỏi 161 Tài liệu tham khảo 176 4 MÔN HỌC VẼ KỸ THUẬT Mã môn học: MH07 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Vẽ kỹ thuật là môn học được bố trí trước các môn học, mô đun đào tạo nghề. - Tính chất: Là môn học lý thuyết cơ sở thuộc các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở nghề. Mục tiêu môn học: - Phân tích được bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. - Vẽ được các chi tiết cơ khí và tách được chi tiết từ bản vẽ lắp. - Vẽ được bản vẽ lắp đơn giản. - Vận dụng được những kiến thức của môn học để tiếp thu tốt các môn học, Mô đun chuyên môn nghề. - Có ý thức trách nhiệm, cẩn thận, chủ động sáng tạo trong học tập. Nội dung môn học: Số TT I II III Thời gian Bài Tên chương mục Tổng Lý tập số thuyết thực hành Trình bày bản vẽ kỹ thuật theo 6 5 1 tiêu chuẩn Việt Nam [TCVN] - Vật liệu, dụng cụ vẽ và cách sử 2 2 0 dụng. - Tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ. 2 2 0 - Ghi kích thước. 1 1 0 - Trình tự lập bản vẽ. 1 0 1 Vẽ hình học. 6 3 3 - Dựng đường thẳng song song, 1 0.5 0.5 đường thẳng vuông góc, dựng và chia góc. 1 0.5 0.5 - Chia đều đoạn thẳng, chia đều đường tròn. - Vẽ nối tiếp. 2 1 1 - Vẽ một số đường cong hình học. 1 0 1 Hình chiếu vuông góc. 6 3.5 1.5 - Khái niệm về các phép chiếu. 0.5 0 0.5 - Hình chiếu của điểm. 0.5 0.5 0 5 Kiểm tra* [LT hoặc TH] 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 - Hình chiếu của đường thẳng. - Hình chiếu của mặt phẳng. - Hình chiếu của các khối hình học. - Hình chiếu của vật thể đơn giản. IV Biểu diễn của vật thể - Hình chiếu - Hình cắt - Mặt cắt, hình trích V Hình chiếu trục đo - Khái niệm về hình chiếu trục đo - Các loại hình chiếu trục đo - Cách dựng hình chiếu trục đo VI Vẽ quy ước các mối ghép cơ khí - Mối ghép ren - Mối ghép then, then hoa và chốt - Mối ghép hàn, đinh tán VII Bánh răng – lò xo -Khái niệm chung về bánh răng, lò xo -Một số yếu tố của bánh răng trụ -Cách vẽ qui ước bánh răng -Vẽ qui ước các bộ truyền bánh răng[trụ, côn, bánh vít và trục vít VIII Bản vẽ chi tiết - Bản vẽ lắp - Bản vẽ chi tiết - Bản vẽ lắp Cộng 6 0.5 0.5 1.5 2.5 10 4 4 2 9 1 3 5 8 2 3 3 10 1 0.5 0.5 1 1 5.5 2 2.5 1 4 1 2 1 6 1 2.5 2.5 6 1 0 0 0.5 0.5 2.5 1 1.5 0 2 0 1 1 2 1 0.5 0.5 2 0 0 0 0 1 2 1 0 1 3 0 0 3 0 0 0 0 2 0 1 4 4 1 2 2 0 1 1 0 1 1 20 10 10 7 4 3 11 5 6 2 1 1 75 40 25 10 CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM Mã chương: 07.01 Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ, các loại dụng cụ vẽ, phương pháp lựa chọn, sử dụng các dụng cụ và vật liệu vẽ. - Lựa chọn, sử dụng được các dụng cụ và vật liệu vẽ. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và sáng tạo trong học tập. Nội dung chính: 1. DỤNG CỤ VẼ VÀ CÁCH SỬ DỤNG Mục tiêu: - Trình bày được các loại dụng cụ vẽ, phương pháp lựa chọn và cách sử dụng các dụng cụ vẽ. - Sử dụng được các dụng cụ vẽ. - Cẩn thận, tự giác, nghiêm túc trong học tập. 1.1. Ván vẽ : - Ván vẽ làm bằng gỗ mềm, mặt ván phẳng và nhẵn, hai mép trái và phải nẹp bằng gỗ cứng để mặt ván không bị vênh [ Hình 1 - 1 ]. - Mép trái của ván dùng để trượt thước chữ T. - Ván vẽ được đặt lên bàn vẽ có thể điều chỉnh được độ dốc. 1.2. Thước T : - Thước T làm bằng gỗ hay bằng chất dẻo. Thước T gồm có thân ngang dài và đầu T [ Hình 1 - 2 ]. - Mép trượt của đầu T vuông góc với mép trên của thân ngang. Thước chữ T dùng để kẻ các đường nằm ngang. - Để kẻ các đường song song nằm ngang, ta trượt thước T dọc 7 theo mép trái của ván vẽ. - Khi đặt giấy vẽ lên ván vẽ, phải đặt sao cho mép trên của tờ giấy song song với mép trên của thân ngang thước T [ Hình 1 - 3 ]. Hình 1 - 3 1.3. Ê ke: - Ê ke dùng để vẽ thường là 1 bộ hai chiếc, một chiếc có hình tam giác vuông cân gọi là Ê ke 450 và chiếc kia có hình 1 nửa tam giác đều gọi là ê ke 600 [ Hình 1- 4 ]. Ê ke làm bằng gỗ hay chất dẻo. - Ê ke phối hợp với thước chữ T hay thước dẹt để vạch các đường thẳng đứng hay đường xiên [ Hình 1 - 5 ]. Hình 1 - .4 - Dùng ê ke có thể vẽ được các góc nhọn 300; 450; 600; ... và các góc bù của chúng [ Hình 1 - 6 ]. 8 1.4. Com pa : 1.4.1. Com pa vẽ : Dùng để vẽ các đường tròn. Com pa loại thường dùng để vẽ các đường tròn có đường kính từ 12mm trở lên. Khi vẽ các đường tròn có đường kính lớn hơn 150mm thì chắp thêm cần nối. Để vẽ đường tròn có đường kính nhỏ hơn 12mm dùng loại com pa đặc biệt. Khi vẽ đường tròn cần giữ cho đầu kim nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt giấy, dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm đầu núm com pa và quay đều liên tục theo một chiều nhất định [ Hình 1 - 7 ]. Hình 1 - 7 Hình 1 - 8 1.4.2. Com pa đo : Dùng để lấy độ dài đoạn thẳng đặt lên bản vẽ. Khi đo ta so hai đầu kim của com pa đúng với hai mút của đoạn thẳng cần lấy, rồi đặt đoạn thẳng đó lên bản vẽ bằng cách ấn nhẹ hai đầu kim xuống giấy vẽ[ Hình 1 - 8 ]. 1.5. Thước cong : Dùng để vẽ các đường cong như đường elíp, đường sin .... Khi vẽ, trước hết phải xác định một số điểm thuộc đường cong, sau đó chọn một cung trên thước sao cho cung đó một số điểm [không ít hơn 9 3 điểm] của đường cong phải vẽ [Hình 1 - 9 ], lần lượt nối các điểm ta được đường cong. 2. VẬT LIỆU VẼ Mục tiêu: - Trình bày được các loại vật liệu vẽ, phương pháp lựa chọn và cách sử dụng các vật liệu vẽ. - Cẩn thận, tự giác, nghiêm túc trong học tập. Khi vẽ thường dùng một số vật liệu như giấy vẽ, bút chì, tẩy, đinh mũ.... Bút chì đen dùng để vẽ có 3 loại : - Loại cứng ký hiệu là H. Loại cứng gồm : H, 2H, 3H, 4H,.... - Loại mềm ký hiệu là B. Loại mềm gồm có : B, 2B, 3B, 4B,..... - Loại vừa có ký hiệu HB. Con số càng lớn thì độ cứng hay độ mềm của bút chì càng lớn. Trong vẽ kỹ thuật thường dùng bút chì cứng để vẽ các nét mảnh, dùng bút chì mềm hay bút chì vừa để tô đậm hoặc viết chữ. 3. CÁC TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về trình bày bản vẽ. - Sử dụng được các kiến thức đó vào bản vẽ kỹ thuật. - Cẩn thận, tự giác, nghiêm túc trong học tập. 3.1 - Khổ giấy TCVN 7285: 2003 [ ISO 5475 : 1999 ] [1] Tài liệu kĩ thuật của sản phẩmKhổ giấy và cách trình bày tờ giấy vẽ , thay thế TCVN 2 -74 . Tiêu chuẩn này quy định khổ giấy và cách trình bày các tờ giấy trước khi in của các bản vẽ kĩ thuật , bao gồm cả các bản vẽ kỹ thuật được lập bằng máy tính điện tử. Khổ giấy đuợc xác định bằng kích thước mép ngoài của bản vẽ [ Hình 1 – 10 a ]. Khổ giấy có 2 loại : 10

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề