Đề bài - bài 7 trang 173 sgk vật lí 11

+ Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách [2] và [3]: \[sin{i_{gh}} = \displaystyle{{{n_3}} \over {{n_2}}} = {{\sqrt 2 } \over 2} \Rightarrow {i_{gh}} = {45^0}\]

Đề bài

Có ba môi trường trong suốt. Với cùng góc tới:

- Nếu tia sáng truyền từ [1] vào [2] thì góc khúc xạ là 30o.

- Nếu tia sáng truyền từ [1] vào [3] thì góc khúc xạ là 45o.

Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách [2] và [3] có giá trị như thế nào [tính tròn số]?

A. 30o.

B. 42o.

C. 45o.

D. Không tính được.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Công thức của định luật khúc xạ ánh sáng:n1sini = n2sinr

+ Điều kiện để có phản xạ toàn phần:

\[\left\{ \matrix{
{n_2} < {n_1} \hfill \cr
i \ge {i_{gh}} \hfill \cr} \right.;\left[ {\sin {i_{gh}} = {{{n_2}} \over {{n_1}}}} \right]\]

Lời giải chi tiết

+ Nếu tia sáng truyền từ [1] vào [2] thì góc khúc xạ là 30o

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có: n1sini = n2sin30o [1]

+ Nếu tia sáng truyền từ [1] vào [3] thì góc khúc xạ là 45o

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng,ta có: n1sini = n3sin 45o [2]

+ Từ [1] và [2] suy ra: \[ \Rightarrow {n_2}\sin 30 = \displaystyle{n_3}\sin 45 \Rightarrow {{{n_3}} \over {{n_2}}} = {{\sin 30} \over {\sin 45}} = {{\sqrt 2 } \over 2}\]

+ Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách [2] và [3]: \[sin{i_{gh}} = \displaystyle{{{n_3}} \over {{n_2}}} = {{\sqrt 2 } \over 2} \Rightarrow {i_{gh}} = {45^0}\]

Video liên quan

Chủ Đề