Dạy học theo tiếp cận năng lực ở tiêu học

ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH TỪ MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI [VNEN]TS. Nguyễn Xuân Huy Khoa GDTH&MN, Trường ĐH Hùng Vương1. Mở đầuTheo quan điểm Phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấyviệc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạotri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đốivới các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủyếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trongviệc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực làđánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa [Leen pil, 2011].Giáo dục tiểu học những năm gần đây đã có nhiều thử nghiệm đáng chú ý, trongđó, Mô hình trường tiểu học mới [VNEN] được xem là một chương trình đã tiếpcận gần hơn với các năng lực của người học, tiệm cận với yêu cầu đổi mới căn bảnvà toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Bản chất của quan điểm dạy học Tiếp cận năng lực- Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giákiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so vớiđánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó,phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thựctiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhàtrường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trảinghiệm bên ngoài nhà trường [gia đình, cộng đồng và xã hội]. Như vậy, thông quaviệc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánhgiá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm củangười học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chươngtrình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa,kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… đượchình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội củamột con người.- Từ nhận thức về đánh giá năng lực và tổ chức định hướng dạy học theohướng này, chúng ta cần xem xét cơ sở để thực hiện tổ chức đánh giá mà cơ bản làthang nhận thức trong hệ thống cấp độ tư duy của Bloom. Theo đó, thang năng lựcngười học được thể hiện bằng một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá nănglực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:Tiêu chí sosánhĐánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng1. Mục đích chủ yếu nhấtĐánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức,kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễncủa cuộc sống.Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.Xác định việc đạt kiến thức, kỹnăng theo mục tiêu của chươngtrình GD.Đánh giá, xếp hạng giữa nhữngngười học với nhau.2. Ngữ cảnh đánh giáGắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộcsống của HS.Gắn với nội dung học tập [nhữngkiến thức, kỹ năng, thái độ] đượchọc trong nhà trường.3. Nội dungđánh giáNhững kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiềumôn học, nhiều hoạt động giáo dục và nhữngtrải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sốngxã hội [tập trung vào năng lực thực hiện].Quy chuẩn theo các mức độ phát triển nănglực của người học.Những kiến thức, kỹ năng, thái độở một môn học.Quy chuẩn theo việc người học cóđạt được hay không một nội dungđã được học.4. Công cụ đánh giáNhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnhthực.Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trongtình huống hàn lâm hoặc tìnhhuống thực.5. Thời điểm đánh giáĐánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học,chú trọng đến đánh giá trong khi học.Thường diễn ra ở những thờiđiểm nhất định trong quá trìnhdạy học, đặc biệt là trước và saukhi dạy.6. Kết quả đánh giáNăng lực người học phụ thuộc vào độ khó củanhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phứctạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.Năng lực người học phụ thuộcvào số lượng câu hỏi, nhiệm vụhay bài tập đã hoàn thành.Càng đạt được nhiều đơn vị kiếnthức, kỹ năng thì càng được coi làcó năng lực cao hơn.- Kiểm tra, đánh giá học sinh [HS] là những khâu rất quan trọng trong quátrình dạy học và giáo dục. Bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp nhằm cải tiến kiểmtra, đánh giá [KTĐG], bước đầu đã có chuyển biến tích cực, song kết quả đạt đượcvẫn còn hạn chế, chưa hướng đến đánh giá năng lực HS. Trong bài viết này, tôi xinđề cập đến đổi mới KTĐG của một số nước trên thế giới và Việt Nam, đồng thời đềxuất một số giải pháp nâng cao chất lượng KTĐG, góp phần nâng cao chất lượngcho dạy và học của trường ta hiện nay.+ Về KTĐG, các nước trên thế giới không chỉ đạt được những thành tựu mớivề lý luận mà đã thành công trong việc triển khai thực tiễn ở các trường học.+ Cách thức đánh giá năng lực và đánh giá môn học: Việc KTĐG kết quảhọc tập hoàn toàn giao cho GV và HS chủ động, PP đánh giá được sử dụng đadạng, sáng tạo và linh hoạt. Xu hướng đánh giá mới của thế giới là đánh giá dựatheo năng lực [Competence base assessment], tức là “đánh giá khả năng tiềm ẩncủa HS dựa trên kết quả đầu ra cuối một giai đoạn học tập, là quá trình tìm kiếmminh chứng về việc HS đã thực hiện thành công các sản phẩm đó”. ĐG năng lựcnhằm giúp GV có thông tin kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt động giảngdạy; giúp HS điều chỉnh hoạt động học tập; giúp GV và nhà trường xác nhận, xếphạng kết quả học tập. Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh ĐG quá trình bằng các hình thức, phương phápđánh giá không truyền thống như quan sát, phỏng vấn, hồ sơ, dự án, trình diễn thực,nhiều người cùng tham gia, HS tự đánh giá ĐG kết quả học tập thông qua dự ánhoặc nghiên cứu nhóm được chú trọng. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, để KTĐG mức độtiếp nhận và cảm thụ văn học của HS về một tác phẩm nào đó, GV yêu cầu HSthành lập nhóm để phân tích nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó và có thể lập dựán tham quan bảo tàng của nhà văn, nhà thơ. Qua phân tích tác phẩm và qua chuyếntham quan, HS viết thu hoạch, trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm trước lớp. Vớicách này, HS có quyền tự do làm bài theo hiểu biết của mình, trao đổi, tương tác vớinhau, tìm hiểu từ thực tế, vận dụng nhiều kiến thức của nhiều môn học khác nhau,hợp tác nghiên cứu có thể đưa ra nhiều nhận định sáng tạo. Đây là hình thức học tậpmang tính tích hợp cao, GV và HS cùng tham gia ĐG kết quả của từng nhóm. + Đánh giá về đạo đức và sự tiến bộ của học sinhViệc đánh giá về đạo đức và rèn luyện của HS cũng được coi trọng, nhàtrường đưa ra tiêu chí rõ ràng và GV nhận xét trên những tiêu chí đó. Điều nàykhông chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp đỡ HS tiến bộ mà sự phối hợp giữa GV và giađình trong việc GD HS tốt hơn. Ví dụ, cách nhận xét, đánh giá về HS của mộttrường phổ thông ở Canada như sau: Sau mỗi học kỳ, cha mẹ học sinh đều nhậnđược 1 bản nhận xét với 9 nội dung chủ yếu sau: [1] Kỹ năng làm việc độc lập; [2]Năng lực sáng tạo; [3] Mức độ hoàn thành các bài tập; [4] Năng lực sử dụng côngnghệ thông tin; [5] Khả năng hợp tác với những người xung quanh;[6] Khả nănggiải quyết những xung đột của cá nhân; [7] Mức độ tham gia các hoạt động tập thểcủa lớp; [8] Khả năng giải quyết vấn đề;[9] Khả năng biết đặt mục tiêu để hoànthiện trong tương lai. Tất cả các mục trên, giáo viên chủ nhiệm đều nhận xét điểmmạnh, điểm tốt của HS đã đạt được trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường, vàtrong từng nội dung nhận xét, nếu học sinh có hạn chế, GV có nhận xét đi kèm đểHS rút kinh nghiệm. + Sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong đánh giá học sinhSự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc ĐG HS được nhàtrường quan tâm. Chẳng hạn, một số trường tiểu học ở Hoa Kỳ, việc họp phụ huynhđầu năm thực sự có ý nghĩa. Trong cuộc họp GV chủ nhiệm giới thiệu rất kỹchương trình học tập trong năm, mục tiêu cuối năm, cách trao đổi giữa bố mẹ vàGV, cách chấm điểm bẳng nhận xét O-Outstanding, G-Good, S-Satisfied, N- NeedImprovement [xuất sắc, khá, đạt và cần cố gắng]. Từ lớp 3 trở đi, O và G rất hạnchế, vì sợ HS và bố mẹ đua nhau “chạy theo điểm”. Nhà trường khuyến khích HSphải biết tự lập ngay từ nhỏ. Trên tường phòng học là nội quy của lớp, do chính HSviết ra, chúng tự nghĩ ra luật lệ, cách phạt và ký tên ở dưới. Nội quy là Lời thề danhdự của lớp, được treo đến cuối năm học và lời thề mỗi lớp, mỗi khác.+ Đánh giá thông qua các kỳ thiNgoài đánh giá trên lớp, hầu hết các quốc gia đều đánh giá HS thông qua cáckỳ thi như: tuyển sinh đầu cấp học, thi tốt nghiệp các cấp và tuyển sinh đại học.Nhận thức về ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng như vậy, ngày 21 tháng 8năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số 5737/BGDĐT-GDTH vềviệc thí điểm đánh giá học sinh tiểu học theo Mô hình trường học mới Việt Nam.Từ năm học 2013-2014, học sinh học tại các trường dự án Mô hình trường học mớiViệt Nam sẽ được đánh giá theo công văn này. Sau đây là tóm lược nội dung cơbản của công văn và những điểm mới so với Thông tư 32 hiện hành.2.2. Phương pháp dạy học theo Mô hình trường tiểu học mới [VNEN]Đây là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động. Mô hình VNEN đòi hỏiphát huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Thực chất phương pháp nàyđòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học.Mô hình trường học mới mà nhà trường tiểu học đang áp dụng tạo điều kiệncho các phẩm chất của HS được hình thành và phát triển trong quá trình trảinghiệm, tham gia thường xuyên vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, vậndụng kiến thức trong cuộc sống hàng ngày; chia sẻ, hợp tác, giao tiếp, ứng xử vớibạn bè, thầy cô, người lớn. Điều này được thể hiện qua việc chăm học, chăm làm,tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trungthực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè, con người.GV sẽ quan sát các biểu hiện trong hoạt động của học sinh hàng ngày, hàngtuần để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất,từ đó động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tốchất riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ, ứng xử kịp thời để tiến bộ.Hàng tháng GV tổng hợp nhận xét của mình, ý kiến trao đổi của phụ huynh[nếu có] để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩmchất của từng HS, đặc biệt lưu ý những điểm hạn chế cần khắc phục của HS, ghi rõnội dung, biểu hiện cụ thể để có giải pháp, giúp đỡ kịp thời HS đó.Mô hình trường tiểu học mới đã thể hiện một số nội dung tăng cường nănglực rất tốt. Có thể kể đến là:2.2.1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinhNhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủđộng, thông qua các hành động có ý thức. Trí tuệ của trẻ được phát triển nhờ sự“đối thoại” giữa chủ thể với đối tượng và môi trường.Trong mô hình VNEN, học sinh – chủ thể của hoạt động học tập do giáoviên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa biếtchứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quansát, làm thí nghiệm, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ cá nhân, từ đóvừa nắm được kiến thức mới, kĩ năng mới vừa được bộc lộ và phát huy tiềm năngsáng tạo của mình.Dạy học theo mô hình VNEN xem việc rèn luyện phương pháp học tập chohọc sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mụctiêu dạy học.Trong xã hội đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học vàcông nghệ phát triển như vũ bão thì việc dạy phương pháp học phải được quan tâmngay từ đầu bậc tiểu học và càng lên bậc cao hơn càng được coi trọng.Đây là bước hữu hiệu để chuẩn bị cho lớp người kế tục thích ứng với xã hộihọc tập, trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục, suốt đời.2.2.2. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tácTrong phương pháp học tập hợp tác vẫn có giao tiếp thầy - trò nhưng nổi lênmối quan hệ trò - trò. Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranhluận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh khẳng địnhhay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụngđược vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp. Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thànhbằng những hoạt động thuần tuý cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò,trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới nhữngtri thức mới.Việc học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp nhưng được sử dụngphổ biến nhất trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên được bộc lộ suynghĩ, hiểu biết thái độ của mình, qua đó đựơc tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triểntình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tuơng trợ, ý thức cộng đồng.Hoạt động trong tập thể nhóm, tập thể lớp sẽ làm cho từng thành viên quendần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lênnhất là phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữacác cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ xác định.Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là chung của toàn nhóm nhưngmỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Trong nhóm nhỏ, mỗi cá nhânđều phải nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác, toàn nhóm phải phối hợp với nhauđể cuối cùng đạt mục tiêu chung.Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạomột không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bàihọc. Mô hình trường học mới Việt Nam đưa vào đời sống học đường có tác dụngchuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống vàlàm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.Trong xu hướng toàn cầu hoá, xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liênquốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành một mục tiêu đào tạo của giáo dụcnhà trường.2.2.3. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của tròTrong mô hình VNEN, việc rèn luyện phương pháp học để chuẩn bị cho họcsinh khả năng học tập liên tục, suốt đời được xem như một mục tiêu giáo dục thìgiáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnhcách học.Liên quan tới điều này, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tham giađánh giá lẫn nhau. Việc học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau sẽ có tác dụng tích cựcđể học sinh tự học và điều chỉnh bản thân.Theo hướng phát triển của mô hình VNEN là để đào tạo ra những con ngườinăng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và góp phần phát triểncộng đồng thì việc kiểm tra phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo, phát hiệnsự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề củađời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng; rèn luyện cho các em khả năng phát hiệnvà vận dụng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế. Việc đổimới kiểm tra đánh giá sẽ có tác dụng thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy học.Tóm lại, trong phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, người được giáodục trở thành người tự giáo dục, là nhân vật tự giác, chủ động có ý thức về sự giáodục bản thân mình.Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Phương pháp tựhọc là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu rèn luyện cho học sinh cóđược phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết vận dụng linh hoạt những điềuđã học vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết nhữngvấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềmnăng vốn có của các em. Vì những lẽ đó, mô hình VNEN nhấn mạnh dạy phươngpháp học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụđộng sang tự học chủ động.2.2.4. Đổi mới hình thức lớp học- Tự bầu lớp trưởng, bàn ghế linh hoạtVai trò của giáo viên là giúp đỡ HS nhận ra bài học, có khó khăn gì thìhướng dẫn giải quyết. Ngoài việc ưu tiên khả năng tự học, mô hình trường học mới,theo ông Hiển, cũng sẽ ưu tiên hơn việc sinh hoạt tập thể để phát huy năng lực củaHS.Ở mô hình này, tính dân chủ trong mỗi lớp học sẽ được thể hiện rõ hơn. HStự quản, tự đưa ra tiêu chí mà các em mong muốn cho lớp mình và đề ra nội dungthi đua. HS cũng tự bầu lớp trưởng, lớp phó… chứ không phải do áp đặt của giáoviên, giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn HS khi cần thiết.Ông Hiển cho hay, việc bố trí lớp học ở những trường áp dụng mô hình nàycũng sẽ phải khác hiện nay. Mỗi phòng học sẽ giống như phòng học bộ môn hoặcthư viện linh động, đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm được để ngay tại lớp học. HScần học cái gì là có thể ra góc tài liệu hoặc thiết bị để lấy. Bàn ghế cũng linh hoạtđể HS có thể học nhóm với nhau. Giáo viên có thể đến từng HS để giải quyết thắcmắc chứ không chỉ đứng trên bục giảng truyền thụ một chiều.Cách đánh giá cũng khác, giáo viên sẽ phải quan sát nhiều hơn để nắm đượctừng bước đi của HS, đánh giá các em trong quá trình tự học, tự áp dụng kiến thứcvào thực tiễn hoặc các buổi sinh hoạt tập thể giữa HS trong lớp.- Tự làm thí nghiệmCũng trong năm học mới, Bộ chính thức triển khai thí điểm phương pháp“bàn tay nặn bột” đối với các trường tiểu học và cả THCS tại cả 63 tỉnh, thành trêntoàn quốc. Đây là phương pháp dạy hình thành kiến thức cho HS bằng các thínghiệm. HS chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trảlời cho các vấn đề trong cuộc sống. Người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn.Bên cạnh đó, Bộ triển khai thí điểm dạy học mỹ thuật theo phương pháp mớitại 48 trường tiểu học ở 6 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng,Hải Dương và Ninh Bình.2.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học:Tháng 8 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 30/2014 về hướngdẫn việc triển khai thí điểm đổi mới đánh giá học sinh tiểu học VNEN. Cụ thể nhưsau:- Mục đích, yêu cầuHoạt động đánh giá học sinh nêu trong văn bản này được hiểu là những hoạtđộng quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để cónhững nhận định định tính và định lượng nhằm mục đích giúp:+ Giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạtđộng giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục; kịpthời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và nhữngkhó khăn không thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhậnđịnh đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phầnthực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.+ Học sinh có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tựđiều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn.+ Cha mẹ học sinh, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quá trìnhhọc tập, rèn luyện; quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con emmình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.+ Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục,phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dụccao nhất.- Một số điểm mới về đánh giá học sinh tiểu học+ Nguyên tắc đánh giá: đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh,giúp học sinh phát huy nội lực, tiềm năng của mình, không so sánh học sinh nàyvới học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh …+ Nội dung đánh giá: đánh giá toàn diện quá trình học tập, sự tiến bộ và kếtquả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt độnggiáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành vàphát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh.+ Cách đánh giá: Gồm đánh giá thường xuyên trong quá trình học [chỉ nhậnxét, không dùng điểm số] và đánh giá định kì cuối học kì I và cuối năm học [dùngcả điểm số và nhận xét].Coi trọng đánh giá ngay trong quá trình học tập của học sinh, biết được họcsinh đạt kết quả bằng cách nào, vận dụng kết quả đó như thế nào, giáo viên tư vấn,hướng dẫn giúp đỡ để học sinh hoàn thành nội dung học tập và có phương pháp họctốt hơn; hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá mình và nhận xét, góp ý bạn, khuyếnkhích cha mẹ tham gia đánh giá học sinh.- Về đánh giá thường xuyên bằng nhận xét+ Giáo viên được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng“lời nói” hoặc là “viết” phù hợp với học sinh và nhà trường. Giáo viên cần dựa vàomục tiêu nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của học sinhvới chuẩn kiến thức, kĩ năng; xem xét, cân nhắc các đặc điểm tâm sinh lí, hoàncảnh… của học sinh để có nhận xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được họcsinh, làm cho các em hứng thú học tập; đồng thời còn phải tư vấn, hướng dẫn giúpcác em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục.+ Giáo viên được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập,hoặc bài kiểm tra của học sinh sao cho thuận tiện trong việc phối hợp giáo viên,học sinh và cha mẹ học sinh cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến sự tiến bộcủa học sinh.+ Giáo viên được quyền chủ động viết vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục[thay thế sổ ghi điểm trước đây và cũng được coi như sổ nhật kí về đánh giá họcsinh, chỉ dành cho giáo viên ghi nhận xét, theo dõi giúp đỡ học sinh]. Không bắtbuộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng. Thông tư 30/3024 quy định, yêucầu giáo viên cần quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được “quên” em nàonhưng chỉ cần ghi những điểm nổi bật hoặc những điều cần thiết về học sinh đểgiáo viên theo dõi và có biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời [đối với họcsinh chưa hoàn thành, giáo viên giúp học sinh tự hoàn thành hoặc những học sinhhoàn thành tốt giáo viên giúp hứng thú học tập hơn].+ Việc sử dụng sổ theo dõi chất lượng giáo dục, giáo viên cũng được quyềnchủ động linh hoạt: Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục do Bộ hướng dẫn chỉ làgợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó; mặt khác, giáo viên cóthể dùng sổ điện tử thay cho sổ bằng giấy.2.2.6. Những vấn đề còn tồn tạiVề mặt lý thuyết, không ai có thể phủ nhận được những ưu điểm vượt trộicủa mô hình này. Có những lớp học đã đi đúng mục tiêu giáo dục của mô hình.Nhiều phụ huynh tỏ ra khá hài lòng với kết quả của con em mình khi theo học môhình VNEN. Chưa bàn đến kết quả học tập, điểm khác biệt đầu tiên chính là hầuhết học sinh thể hiện sự mạnh dạn, tự tin và chủ động tham gia các hoạt động giáodục. Tình trạng dạy học áp đặt một chiều của giáo viên và lối học thụ động của họcsinh được khắc phục đáng kể. Cách thức tổ chức lớp học theo các nhóm đã tạo điềukiện cho học sinh được trải nghiệm, khám phá, tự lĩnh hội kiến thức. Mối quan hệ,tương tác giữa học sinh với giáo viên, và quan hệ giữa học sinh với nhau được tăngcường.Tuy vậy, bên cạnh những lớp học đã đi được đúng mục tiêu, định hướng củaVNEN, vẫn còn khá nhiều ý kiến trái chiều. Trước tiên là việc bố trí, sắp xếp lớphọc. Rất nhiều trường tiểu học ở Hà Nội muốn thực hiện thí điểm mô hình nàynhưng điều kiện không cho phép bởi sĩ số các lớp quá đông. Trong khi đó, điềukiện tiên quyết của mô hình VNEN là sĩ số lớp không quá 30 em học sinh để có thểdễ dàng chia nhóm học. Với những thành phố lớn như Hà Nội, khó có thể áp dụngngay bởi việc chia lại lớp, mở thêm lớp sẽ gây áp lực lên đội ngũ giáo viên, cơ sởvật chất.Đội ngũ giáo viên cũng đóng vai trò quyết định sự thành - bại của mô hìnhnày. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, mô hình này bộc lộ nhiều hạn chếbởi giáo viên giảng dạy và tổ chức lớp học theo khuôn mẫu, tài liệu dạy học cũngđược hướng dẫn tỉ mỉ, giáo viên cứ thế mà làm theo. Phương pháp này tuy tránhquá tải nhưng không phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên. Giáo viên rậpkhuôn từ việc ghi bảng, trình bày đến tổ chức các hoạt động trong lớp. Như thế làkhông ổn.Vấn đề mấu chốt của mô hình chính là các em học sinh. Đến năm thứ 3 thíđiểm, ngoài lớp 2 và 3, mô hình này đã được áp dụng với cả học sinh lớp 1. Theomột phụ huynh có con học lớp 1 mô hình này, việc thí điểm với lớp 1 là không cầnthiết bởi nhu cầu của các em mới dừng lại ở việc nhận biết mặt chữ, đánh vần, tậpđọc tập viết. Mà những việc này rất cần giáo viên hướng dẫn trực tiếp, “cầm tay chỉlối”. Mặt khác học sinh lớp 1 đa phần có tư duy khá non nớt, lại là lần đầu tiếp xúcvới việc học hành nghiêm túc nên việc truyền thụ kiến thức, thảo luận với nhau sẽkhông hiệu quả nhiều như các em lớp lớn hơn.Ngoài ra, theo nhiều giáo viên, không phải em học sinh nào cũng phù hợp đểtham gia mô hình này. Với những em có lực học không tốt, tiếp thu chậm thì việcđể các em “tự bơi” mà thiếu vai trò chủ chốt của giáo viên sẽ khiến kết quả học tậpcủa các em ngày càng đi xuống. Thực tế đã cho thấy, khá nhiều học sinh đã tựnguyện xin ra khỏi lớp VNEN hoặc giáo viên đề nghị chuyển bởi kết quả học tậpkhông được như mong đợi.3. Kết luậnVNEN là mô hình hay với cách thức học và dạy tiên tiến. Nhưng để có thểphát huy được hết những ưu điểm của nó, không chỉ cần đầu tư về cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy - học mà còn cần phải chọn được đúng đối tượng học sinh, cấphọc phù hợp và một đội ngũ giáo viên tâm huyết, giàu năng lực. Có như vậy,VNEN mới có thể trở thành mô hình trường học tương lai ở nước ta sau giai đoạnthí điểm.

Video liên quan

Chủ Đề