David Ricardo là nhà kinh tế học thuộc trường phái

Lý luận về giá trị lao động của David Ricardo là đỉnh cao của kinh tế chính trị của trường phái cổ điển Anh.David Ricardo [1772-1823] là nhà kinh tế học người Anh có ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển .Ông là người con thứ 3 trong số bảy người con trong một gia đình do thái nhập cư từ Hà Lan đến Vương Quốc Anh. Khi 14 tuổi Ricardo đã tham gia cùng với cha của ông ở ssowr giao dịch chứng khoán London nơi ông bắt đầu học về các công việc tài chính. Đây là nền tảng cho thành công sau đó của ông trên thị trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ricardo là Principles of Political Economy and Taxation [ Những nguyên lí của kinh tế chính trị và thuế khóa] .Lý luận giá trị lao động chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm của Ricardo. Ông định nghĩa giá trị hàng hóa như sau: giá trị của hàng hóa hay số lượng hàng hóa nào khác mà hàng hóa đó trao đổi là do số lượng lao đọng tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hoa đó quyết định ,chứ không phải là do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động quyết định. Cũng như Adam Smith ,David Ricardo đã phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dung và giá trị trao đổi .Ông chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi ngưng không phải là thước đo của nó trừ một số ít hàng hóa khan hiếm thì giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi còn đa số hàng hóa khác giá trị lao động quyết định. Ông bác bỏ lí luận giá trị sử dung quyết định giá trị của hàng hóa. Ông chứng minh rằng các nhân tố tự nhiên giúp con người tạo nên giá trị sử dụng nhưng không thêm một nhân tử gì vào giá trị hàng hóa cả.Ricardo cho rằng : tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi mặc dù hàng hóa rất cần giá trị này,gía trị khác xa với của cải ,giá trị không phụ thuộc vào có ít hay nhiều của cải mà phụ thuộc vào điều kiện sẩn xuất khó khăn hay thuận lợi .Theo ông sở dĩ có sự nhầm lẫn trong khoa học kinh tế chính trị là do người ta coi sự tăng của cải và tăng giá trị là một,là do người ta quên rằng thước đo giá trị chưa phải là thước đo của cải vì của cải không phụ thuộc vào giá trị .Theo ông giá trị trao đổi hàng hóa Theo ông giá trị trao đổi hàng hóa được qui định bởi lượng lao động chứa đựng hàng hóa ,lượng lao động tỷ lệ thuận với lao động hàng hóa tạo ra” tính hữu ích không tăng cùng nhịp độ với tăng giá trị ,tính hữu ích là cần thiết vì vật không có ích nó không có giá trị trao đổi “.David Ricardo cho rằng hàng hóa hữu ích sở dĩ có giá trị trao đổi là do hai nguyên nhân : tính chất khan hiếm và lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng .Như vậy ông đã nhận thức được giá trị trao đổi được quyết định bởi lượng lao đồng nhất của con người chưa không phải lượng lao động hao phí cá biệt.Về điểm này ông là người đầu tiên phân biệt được lao động xã hội và lao động cá biệt .Nhưng điểm nhầm lẫn của ông là giá trị hàng hóa được điều tiết bởi lượng lao động lớn nhất hao phí trong điều kiện xấu nhưng theo K.Marx xác định trong điều kiện trung bình .Ricardo phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường .Ông cho rằng không hàng hóa nào khong bị ảnh hưởng của những biến động ngẫu nhiên hay tạm thời .Nhưng nguyện vọng của các nhà tư bản muốn rút vốn kinh doanh khỏi những công việc kinh doanh lãi ít và đầu tư vào công việc kinh doanh có lãi hơn nguyện vọng đó không cho phép giá cả thị trương dừng lâu ở một mức nào đoa cao hơn nhiều hay thấp hơn nhiều giá cả tự nhiên của chúng.Ricardo kiên định với quan điểm lao đọng là nguồn gốc của giá trị đồng thời ông phê phán quan điểm của Adam Smith giá trị do nguồn gốc thu nhập hợp thành.Theo ông giá trị hàng hóa không phải do nguồn gốc thu nhập hợp thành mà ngược lại được phân tán thành các nguồn thu nhậpVề cơ cấu hàng hóa ông cũng có quan điểm khác với sai lầm giáo điều của Adam Smith bỏ C ra ngoài giá trị hàng hóa . Ông cho rằng cơ cấu giá trị hàng hóa phải bao gồm 3 bộ phận C+V+M.Tuy nhiên ông chưa phân tích được sự dịch chuyển của C vào sản phẩm mới như thế nào ,nói rằng lao động cần thiết quyết định đến giá trị hàng hóa song lại cho rằng lao động xã hội cần thiết do điề kiện sản xuất quyết định Phương pháp nghiên cứu giá trị hàng hóa của ông còn mang tính siêu hình .Ông coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn đó là thuộc tính của mọi vật ,chưa thấy được mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng vì chưa có được học thuyết về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa chụi ảnh hưởng của tính khan hiếm quyết định giá cả .Ông chưa phân biệt được giá trị hàng hóa và giá cả sản xuất mặc dù ông nhìn thấy xu hướng bình quân hóa tỉ suất lợi nhuậnTóm lại ,David Ricardo đã đứng vững trên cơ sở lí luận giá trị lao động .KMars đánh giá :Nếu Adam Smith đã đưa khoa học kinh tế chính trị vào hệ thống thì Ricardo đã kết cấu khoa học kinh tế chính trị bằng một nguyên lí thống nhất ,nguyên lí quyết định chủ yếu của ông là thời gian lao động quyết định giá trị .

Mục lục bài viết

  • 1. Bối cảnh ra đời của học thuyếtcủa David Ricardo
  • 2. Quan điểm chỉnh của học thuyếtcủa David Ricardo
  • 3. Ví dụ về lợi thế so sánhcủa David Ricardo
  • 4. Đánh giá học thuyếtcủa David Ricardo
  • 4.1 Ưu điểm học thuyếtcủa David Ricardo
  • 4.2 Nhược điểmhọc thuyếtcủa David Ricardo
  • 5. Nhận xét chung về các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế

1. Bối cảnh ra đời của học thuyếtcủa David Ricardo

Học thuyết của David Ricardo ra đời trong thời kì cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xác lập địa vị thống trị hoàn toàn với hai giai cấp tư sản và vô sản đối lập nhau; phân công lao động xã hội phát triển, mâu thuẫn giai cấp bộc lộ rõ ràng hơn. sống trong thời kì này, David Ricardo có thể nhìn nhận và phân tích các quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và nhìn rõ hơn mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa cũng như vạch ra cơ sở kinh tế của những mâu thuẫn đó. Ông đã nhận thấy những hạn chế trong học thuyết của Adam Smith và phát triển nó thành học thuyết lợi thế so sánh/lợi thế tương đối [comparative advantage].

Ý tưởng về lợi thế so sánh [lợi thế tương đối] được đề cập đến lần đầu tiên bởi Robert Torrens [1780 - 1864, người Anh] vào năm 1815 trong bài viết về thương mại mặt hàng ngô [An essay on the external com trade]. Robert kết luận rằng, nước Anh có lợi khi sản xuất các mặt hàng khác để đổi lấy ngô từ Ba Lan cho dù Anh có thể sản xuất ngô rẻ hơn Ba Lan. Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế so sánh chỉ thật sự gắn liền với tên tuổi của David Ricardo khi ông phát triển nó trong tác phẩm nổi tiếng năm 1817 “Những nguyên lý của kinh tế chính trị và thuế khóa”.

2. Quan điểm chỉnh của học thuyếtcủa David Ricardo

Neu thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith không giải thích được quan hệ thương mại diễn ra giữa hai nước mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một bên, thì theo David Ricardo:

- Thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra giữa hai quốc gia mà lợi thế tuyệt đối dồn hết về một phía. Một nước có hiệu quả sản xuất thấp hơn [chi phí cao hơn] trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi ngoại thương, thông qua chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh.

- Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác; Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hi sinh khi chúng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó. Lợi thế so sánh xác định thông qua tính toán chi phí cơ hội để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.

3. Ví dụ về lợi thế so sánhcủa David Ricardo

David Ricardo tiếp tục sử dụng mô hình thương mại giản đơn tương tự như Adam Smith để giải thích quan hệ thương mại giữa các quốc gia tham gia.

Trong mô hình của mình, ông vẫn giả thiết: Thế giới bao gồm 2 quốc gia [ví dụ là c và D], mỗi quốc gia sản xuất hai mặt hàng giống nhau [ví dụ: lúa mì, vải]; Chi phí vận chuyển bằng 0; Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, dịch chuyển tự do giữa các ngành trong cùng một nước, không dịch chuyển giữa các quốc gia; Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường.

Bảng về năng suất lao động của hai quốc gia c, D

Nước c

Nước D

Lúa mì [kg/lđvlđ]

12

3

Vải [m/lđvlđ]

8

4

Sự khác nhau giữa bảng 2.1 và bảng 2.2 thể hiện: Nếu ở bảng 2.1, cả hai nước A và B, mỗi nước đều có mặt hàng có lợi thế tuyệt đối cho riêng mình; Còn ở bảng 2.2, nước c có lợi thế tuyệt đối ở cả hai mặt hàng, trong khi nước D không có lợi thế tuyệt đối ở bất kì mặt hàng nào.

Chi phí cơ hội để sản xuất lúa mì là số mét vải phải từ bỏ để sản xuất thêm Ikg lúa mì: nước C: 8/12 [m], nước D: 4/3 [m]; Vậy nước c có chi phí cơ hội để sản xuất lúa mì thấp hơn, nên nước c có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa mì.

Chi phí cơ hội để sản xuất vải là số kg lúa mì phải từ bỏ để sản xuất thêm Im vải: nước C: 12/8 [kg], nước D: 3/4 [kg]; Vậy, nước D có chi phí cơ hội để sản xuất vải thấp hơn, nên nước D có lợi thế so sánh trong sản xuất vải.

Hoặc, một cách lý giải khác về lợi thế so sánh:

Tại nước D, nếu so sánh giữa lúa mì và vải, thì D có lợi thế so sánh về mặt hàng vải, vì năng suất lao động để sản xuất vải của D chỉ kém 2 lần [4 so với 8] so với năng suất lao động sản xuất vải của C; trong khi đó năng suất lao động đế sản xuất lúa mì của D lại kém những 4 lần [3 so với 12] so với năng suất lao động sản xuất lúa mi của c. Vậy, dù không có lợi thế tuyệt đối ở cả hai mặt hàng, nhưng D sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng vải, khi vải là mặt hàng ít bất lợi hơn so với mặt hàng lúa mì.

Tương tự, tại nước c, nếu so sánh giữa lúa mì và vải, thì c có lợi thế so sánh về mặt hàng lúa mì, vì năng suất lao động để sản xuất lúa mi của c hơn 4 lần [12 so với 3] so với năng suất lao động sản xuất lúa mi của D; trong khi đó năng suất lao động để sản xuất vải của D chỉ hơn 2 lần [8 so với 4] so với năng suất lao động sản xuất vải của c. Vậy, dù có lợi thế tuyệt đối ở cả hai mặt hàng, nhưng c sẽ có lợi thế so sánh ở mặt hàng lúa mì, khi lúa mì là mặt hàng có lợi lớn hơn so với mặt hàng vải.

Theo David Ricardo, nước c sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu lúa mì và đổi về mặt hàng vải; còn nước D sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng vải và đổi lấy mặt hàng lúa mì.

Giả sử tỉ lệ hao đổi quốc tế là 1:1. Nếu nước c lấy 12kg lúa mì đổi lấy 12m vải của nước D, thì nước c sẽ có lợi 4m vải, vì trong nội địa nước c chỉ có thể đổi 12kg lúa mì lấy 8m vải mà thôi. Tương tự như vậy, nếu nước D nhận từ nước c 12kg lúa mì, thì nước D đã không phải mất 4đvlđ để sản xuất lúa mì trong nước [do mỗi đvlđ nước D chỉ sản xuất được 3kg lúa mì], với thời gian đó, nước D chỉ tập trung cho sản xuất vải thì sẽ được 16m [4đvlđ X 4m]. Trong đó, 12m dùng để trao đổi với nước c, còn 4m là lợi ích thuộc về nước D. Lúc này, cả thế giới sẽ lợi thêm 4m + 4m = 8m vải so với không có trao đổi thương mại.

Như vậy, cả hai quốc gia đều có lợi khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh, cho dù lợi thế tuyệt đối dồn hết về một bên.

Công thức xác định lợi thế so sánh:

X = Chi phí sản xuất [CPSX] 1 đơn vị sản phẩm X ở nước C/CPSX 1 đơn vị sản phẩm X ở nước D

y = CPSX 1 đơn vị sản phẩm Y ở nước C/CPSX 1 đơn vị sản phẩm Y ở nước D

X < y: Nước c có lợi thế so sánh ở sản phẩm X, nước D có lợi thế so sánh ở sản phẩm Y; và ngược lại nếu X > y.

4. Đánh giá học thuyếtcủa David Ricardo

4.1 Ưu điểm học thuyếtcủa David Ricardo

Thuyết lợi thế so sánh [lợi thế tương đối] tiến bộ hơn rất nhiều so với thuyết lợi thế tuyệt đối [lợi thế tuyệt đối trở thành trường họp đặc biệt của lợi thế so sánh]. Do đó, thuyết này được ứng dụng rất rộng và phát triển cho đến ngày nay. Có thể nói thương mại quốc tế giữa các nước hiện nay chủ yếu dựa trên khai thác các mặt hàng có lợi thế so sánh.

Ngoài ứng dụng trong thương mại quốc tế, thuyết lợi thế so sánh còn được ứng dụng trong nghiên cứu phân công lao động giữa các vùng, địa phương, thậm chí các tổ đội, cá nhân trong doanh nghiệp, tổ chức.

4.2 Nhược điểmhọc thuyếtcủa David Ricardo

Học thuyết chưa tính đến các yếu tố ngoài lao động ảnh hưởng đến lợi thế của hàng hóa và trao đổi ngoại thương như: sự thay đổi công nghệ, chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa và hàng rào bảo hộ thương mại.

Những giả định của Ricardo khi phân tích mô hình thương mại giản đơn giữa hai quốc gia có nhiều điểm không thực tế [giống Adam Smith].

Như vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế song lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo là sự phát triển của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. Nó góp phần giải thích nguyên nhân của phần lớn thương mại quốc tế đang diễn ra hiện nay và là nền tảng để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa sản xuất cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho mình trên thị trường thế giới. Khái niệm lợi thế so sánh đã trở thành khái niệm trọng yếu của thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 1970 - Paul Samuelson đã viết: “Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình”.

5. Nhận xét chung về các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế

Các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế đều nhấn mạnh yếu tố cung, coi quá trình sản xuất trong mỗi nước là yếu tố quy định hoạt động thương mại quốc tế. Trong các học thuyết này, giá cả mặt hàng không được hiển thị bằng tiền, mà được tính bằng số lượng hàng hóa khác, và thương mại giữa các nước được thực hiện theo phương thức hàng đổi hàng. Những giả định này khiến cho việc phân tích trở nên đơn giản hơn, nhung vẫn giúp giải thích được nguồn gốc sâu xa của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, thực tế thương mại quốc tế hiện nay cho thấy, yếu tố từ phía cầu cũng tạo ra động lực rất lớn cho trao đổi thương mại giữa các nước.

Về mặt chính sách, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng sự can thiệp của Nhà nước sẽ dẫn đến làm giảm lợi ích tiềm năng từ thương mại. Do vậy, ngoại trừ học thuyết trọng thương chưa thấy được vai trò của tự do hóa thương mại, hai học thuyết còn lại đã khuyến khích các nước chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế, Nhà nước chỉ can thiệp vào nền kinh tế ở mức hạn chế. Đặc biệt, học thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo còn được coi là nền tảng cho sự vận hành của Tổ chức Thương mại thế giới [WTO].

Hạn chế lớn nhất của các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế, theo các nhà kinh tế, đó là chúng được xây dựng trên cơ sở học thuyết giá trị lao động, theo đó lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và đồng nhất trong tất cả các ngành sản xuất. Do tính chất phi thực tế này đòi hỏi tiếp tục có các học thuyết ra đời tiếp theo để giải thích chính xác hơn nữa bản chất của thương mại quốc tế.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & sưu tầm từ các nguồn trên internet]

Video liên quan

Chủ Đề