Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đồng Nai 2023

Báo Giao thông sẽ cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất đáp án đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2022.

>>> Đáp án Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2022:

[Đang cập nhật...]

>>> Đề thi môn Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2022:

[Đang cập nhật...]

Sáng nay [18/6], gần 107.000 học sinh Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2022-2023. Trong buổi sáng, các thí sinh tỉnh làm bài thi môn Ngữ văn trong thời gian 120 phút.

Trong kỳ thi vào lớp 10 năm nay, thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội cho thấy toàn thành phố có 106.586 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào các trường THPT không chuyên, 102.954 thí sinh đăng ký nguyện vọng 2. Đây là năm có số lượng học sinh đăng ký dự thi lớp 10 đông nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.

Với tổng chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 69.020, thì sẽ có khoảng 40% học sinh Hà Nội không có cơ hội vào lớp 10 THPT công lập.

"Tỷ lệ chọi" trung bình vào lớp 10 công lập Hà Nội năm nay là 1/1,54. Xét riêng theo từng trường, THPT Yên Hòa đứng đầu danh sách với tỉ lệ lên đến 1/3,03, theo sau là các trường THPT Chu Văn An [1/2,87], THPT Sơn Tây [1/2,73], THPT Nhân Chính [1/2,53], THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông [1/2,51]....

Một điểm mới của năm nay là thí sinh liên quan COVID-19 sẽ được xét tuyển bằng hồ sơ học bạ hoặc dự thi nếu gia đình có đơn đề nghị. Cụ thể, trước 14 giờ ngày 17/6, học sinh mắc COVID-19, gia đình nộp đơn xét tuyển hoặc đề nghị dự thi tại cơ sở giáo dục. Trường hợp phát hiện thí sinh là F0 sau 14 giờ ngày 17/6 đến trước 8 giờ ngày 19/6 [tức ngày thi], thí sinh vẫn được nộp đơn xin xét tuyển hoặc tự nguyện thi và hoàn thành các giấy tờ còn lại sau. Theo đó, học sinh không thi tuyển sẽ được xét lên THPT theo điểm học bạ. Trường hợp gia đình có đơn đăng ký dự thi, thí sinh sẽ được bố trí tại phòng thi riêng. Thí sinh chỉ được chọn một hình thức xét tuyển hoặc dự thi.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 – 2023 sở GD&ĐT Đồng Nai, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình thuận tiện hơn.

Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2022 – 2023 tỉnh Đồng Nai diễn ra vào ngày 17 và 18/6/2022 [lịch cũ là 4 và 5/6]. Môn Ngữ văn sẽ thi vào sáng 18/6, với thời gian làm bài là 120 phút. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tcspmgnthn.edu.vn:

  • Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Đồng Nai năm 2022 – 2023
  • Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 – 2022 Đồng Nai

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Đồng Nai năm 2022 – 2023

>> Cập nhật sau khi các thí sinh thi xong.

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 – 2022 Đồng Nai

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai năm 2021

Câu 1 [0.5 điểm]. Từ cơn bão trong đoạn trích được sử dụng theo nghĩa chuyển.

Câu 2 [05. điểm]. Theo tác giả, tiếng khóc chào đời của em mang lại niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây.

Câu 3 [1.0 điểm]. Biệt pháp điệp cấu trúc: “Đó là”.

Tác dụng: nhấn mạnh hơn về những gì mà các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch nơi đây vẫn đang kiên cường đấu tranh , những hy sinh thầm lặng.

Câu 4 [1.0 điểm]. Trình bày quan điểm của bản thân em, lý giải hợp ly.

II. Làm văn

Câu 1. Từ nội dung đoạn tích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chóng đại dịch Covid 19.

1. Mở đoạn

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: tình thương yêu giữa con người với con người trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

2. Thân đoạn

– Giải thích: Tình thương yêu giữa con người là gì? [là sự yêu thương, quan tâm, che chở, giúp đỡ, san sẻ… xuất phát từ tình thương yêu, đồng cảm giữa con người với nhau]

– Biểu hiện của tình thương yêu giữa con người với con người trong đại dịch Covid-19:

  • Người dân tình nguyện đến giúp sức tại các bệnh viện, khu cách li, vùng dịch…
  • Người dân quyên góp đồ ăn, nước uống, tiền bạc, máy móc… để hỗ trợ cho công cuộc chống dịch
  • Người dân san sẻ cho nhau trong cuộc sống thường ngày để không ai bị bỏ lại phía sau [giảm tiền nhà, tiền trọ cho công nhân, nhà trường giảm học phí, taxi không lấy tiền của y bác sĩ…]

– Hiện trạng: tình yêu thương giữa con người với con người đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, đi khắp nơi, mọi vùng miền, không phân biệt nghề nghiệp, lứa tuổi… trong đại dịch, kể cả giữa những người xa lạ

– Ý nghĩa, giá trị của tình thương yêu giữa con người với con người trong đại dịch Covid-19:

  • Giúp cho công cuộc chống dịch hiệu quả hơn, nhanh chóng chiến thắng hơn
  • Giúp cho những người tham gia chống dịch [y bác sĩ, bộ đội, tình nguyện viên…] giảm bớt gánh nặng, có thêm niềm tin và sức mạnh
  • Giúp cho người dân cả nước được giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất, có thể cùng nhau vượt qua đại dịch mà không ai bị bỏ lại phía sau…

→ Cả cộng đồng được sống trong bầu không khí bình yên, giàu tình thương và hạnh phúc

– Phản đề: tuy nhiên, trong cộng đồng vẫn tồn tại một bộ phận người sống thiếu đi tình thương, họ có những hành động trục lợi cho bản thân, bất chấp những người khác đang cố gắng chung tay chống dịch:

  • Dẫn người từ vùng dịch, nước ngoài về trốn khai báo, cách li
  • Tăng giá đồ ăn, vật dụng, nhà cửa khi nhiều người gặp khó khăn
  • Lan truyền tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận…

→ Cần phải thay đổi ngay

– Liên hệ bản thân:

  • Bản thân em đã sống có tình yêu thương, biết chia sẻ với người khác trong đại dịch này chưa? [biểu hiện]
  • Bản thân em đã được sống trong tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ của mọi người trong đại dịch này không? [dẫn chứng]

→ Cảm nhận của em?

3. Kết đoạn

Khẳng định lại vấn đề vừa bàn luận: Vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn, không thể thiếu của tình thương yêu giữa con người với con người trong cuộc chiến chống đại dịch Covid.

Câu 2.

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà
  • Giới thiệu nhân vật cần nêu cảm nhận: nhân vật bé Thu – ở hai phân đoạn là khi chưa nhận cha và khi đã nhận ra cha của mình.

2. Thân bài

a. Cảm nhận nhân vật bé Thu ở đoạn trích [1]: Khi bé Thu chưa nhận ra cha của mình vì vết sẹo trên mặt ông:

– Bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:

  • Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
  • Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm nhưng lại nói trống không

→ Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh, nhất quyết không gọi một người “xa lạ” là cha dù bị mẹ đánh – chứng minh được rằng người cha đối với em là một người vô cùng quan trọng, kính yêu, quyết không gọi tiêng “cha” thiêng liêng với người khác. Từ đó thấy được tình yêu cha sâu nặng của em.

b. Cảm nhận nhân vật bé Thu ở đoạn trích [2]: Khi bé Thu đã nhận ra cha của mình – cuộc đoàn tụ ngay trước phút chia li:

  • Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
  • Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
  • “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
  • Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi

→ Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ, thể hiện mãnh liệt và dồn dập qua lời nói, hành động của em

⇒ Sự tương phản trong thái độ, hành động của bé Thu ở hai đoạn trích [trước và sau khi nhận ra cha] đã làm bật lên được tình thương cha trong sáng nhưng mãnh liệt của bé Thu. Không có một thứ gì có thể ngăn cản, làm mở đi thứ tình cảm thiêng liêng đó trong em.

3. Kết bài

  • Tình cảm, cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình phụ tử mãnh liệt ấy
  • Đặc sắc nghệ thuật, nội dung của tác phẩm, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đồng Nai năm 2021

Sở GD&ĐT Đồng Nai

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề

I. Đọc hiểu [3 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm.Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang ngữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát “À ơi, con cò bay lả bay la…”

[…]Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người.

[Trích Thư gửi em bé có mẹ nhiễm Covid-19 giành giải nhất Viết thư UPU, VnExpress, 11/5/2021]

Câu 1 [0.5 điểm]. Từ cơn bão trong đoạn trích được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 2 [05. điểm]. Theo tác giả, tiếng khóc chào đời của em mang lại điều gì cho những chiến sĩ áo trắng?

Câu 3 [1.0 điểm]. Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong phần in đậm

Câu 4 [1.0 điểm]. Em có đồng tình với suy nghĩ”hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người?” Vì sao?

II. Làm văn [7.0 điểm]

Câu 1. [2.0 điểm]. Từ nội dung đoạn tích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người trong cuộc chiến chóng đại dịch Covid 19.

Câu 2 [5.0 điểm]. Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu qua hai đoạn trích sau:

[1]… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

– Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

– Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im,giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

– Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

– Con kêu rồi mà người ta không nghe.”

[2] – Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cá anh, đêu tướng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đển lúc ẩy, tinh cha con như bỗng nối dậy trong người nó, trong ¡UC không ai ngờ đến thi nó bỗng kêu thét lên:

– Ba…a…a… ba!

Tiếng kêu của nó như tiêng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lẩy cố ba nó. […]

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

– Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con

Ba nó bế nó lên. Nó hon ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả viết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

[Trích Chiếc lược ngà, Nguyên Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập 1]

Chủ Đề