Đánh giá tỉ giá quý 1 2023

Quý vị phải trình bày số tiền quý vị khai báo trên tờ khai thuế Hoa Kỳ của mình bằng đô la Mỹ. Do đó, nếu quý vị nhận được thu nhập hoặc thanh toán chi phí bằng ngoại tệ thì quý vị phải chuyển đổi ngoại tệ sang đô la Mỹ. Nói chung, hãy sử dụng tỷ giá hối đoái hiện hành [ví dụ như tỷ giá giao ngay] khi quý vị nhận, thanh toán hoặc tích lũy khoản tiền.

Ngoại lệ duy nhất liên quan đến một số đơn vị kinh doanh đủ điều kiện [QBU] [tiếng Anh] mà thường được phép sử dụng tiền tệ của nước ngoài. Nếu quý vị có QBU với đơn vị tiền tệ chức năng không phải là đô la Mỹ thì hãy thực hiện tất cả các quyết định về thu nhập bằng đơn vị tiền tệ chức năng của QBU và, nếu thích hợp, hãy chuyển đổi thu nhập hoặc khoản lỗ đó theo tỷ giá hối đoái thích hợp.

Người đóng thuế cũng có thể phải xác nhận lãi hoặc lỗ ngoại tệ đối với một số giao dịch ngoại tệ nhất định. Xin xem đoạn 988 của Bộ Luật Thuế Vụ và các quy định dưới đây.

Ghi chú: Các khoản thanh toán thuế Hoa Kỳ phải được chuyển cho Sở Thuế Vụ [IRS] Hoa Kỳ bằng đô la Mỹ.

Tỷ giá hối đoái tiền tệ

Sở Thuế Vụ không có tỷ giá hối đoái chính thức nào. Nói chung, cơ quan này chấp nhận bất kỳ tỷ giá hối đoái niêm yết nào mà được sử dụng nhất quán.

Khi định giá tiền tệ của một quốc gia nước ngoài mà sử dụng nhiều tỷ giá hối đoái, hãy sử dụng tỷ giá áp dụng cho các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của quý vị.

Ghi chú: Tỷ giá hối đoái được tham chiếu trên trang này không áp dụng khi thanh toán các khoản thuế của Hoa Kỳ cho IRS. Nếu IRS nhận các khoản thanh toán thuế của Hoa Kỳ bằng ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái mà IRS sử dụng để chuyển đổi ngoại tệ sang đô la Mỹ là dựa trên ngày ngoại tệ được chuyển đổi sang đô la Mỹ bởi ngân hàng xử lý khoản thanh toán, không phải ngày IRS nhận được khoản thanh toán bằng ngoại tệ.

Tỷ giá hối đoái tiền tệ trung bình hàng năm

Đối với các tỷ giá hối đoái bổ sung không được liệt kê bên dưới, hãy tham khảo các nguồn của chính phủ và bên ngoài được liệt kê trên trang Ngoại Tệ và Tỷ Giá Hối Đoái Tiền Tệ [tiếng Anh] hoặc bất kỳ tỷ giá hối đoái nào khác được niêm yết [được sử dụng nhất quán].

Để chuyển đổi từ ngoại tệ sang đô la Mỹ, hãy chia số tiền ngoại tệ cho tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm áp dụng trong bảng bên dưới. Để chuyển đổi từ đô la Mỹ sang ngoại tệ, hãy nhân số tiền đô la Mỹ với tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm áp dụng trong bảng bên dưới.

Ngành Da giày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua đầu tư FDI. Cùng với đó là sự dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam. Xuất khẩu của ngành tăng trưởng cao, giai đoạn 1993-1995 đạt hơn 20%/năm. Năm 1995, Việt Nam và EU ký kết Hiệp định khung về hợp tác, tạo đà cho kim ngạch mặt hàng này sang EU tăng nhanh trong giai đoạn sau. Năm 1995 đạt trên 480 triệu USD, đến 1999 đã tăng hơn gấp đôi, đạt trên 1,3 tỷ USD.

VOV.VN - Triển vọng trung và dài hạn của USD vẫn trong xu hướng giảm, đà tăng lãi suất liên tục từ năm 2022 đang dần đạt tới đỉnh và sau đó có thể đi ngang hoặc giảm.

Tỷ giá USD/VND tại hầu hết các ngân hàng đồng loạt vượt mốc 24.500 đồng trong những ngày gần đây. Sức ép lên tỷ giá vẫn chưa hạ nhiệt, dù NHNN đã phát tín hiệu giảm bớt sự dư thừa thanh khoản đồng Việt Nam trên thị trường liên ngân hàng, thông qua kênh chào bán tín phiếu. Vậy kịch bản nào cho tỷ giá giữa VND và USD những tháng cuối năm 2023. Liệu tỷ giá có tăng mạnh như thời điểm cuối năm 2022?

Sau giai đoạn tương đối ổn định trong nửa đầu năm, tỷ giá USD/VND đã có những biến động khá mạnh trong quý III này. Theo đó, trong vòng 3 tháng qua, giá USD ngân hàng đã tăng khoảng 800 đồng, tương đương 3,3%. Sự trái ngược trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Việt Nam được coi là nguyên nhân chính tạo áp lực lên tỷ giá những tháng gần đây.

Theo đó, kể từ đầu năm đến nay, NHNN Việt Nam hạ lãi suất 4 lần, tổng cộng từ 1,25 điểm % đến 1,5 điểm %; cùng thời gian đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed cũng đã thắt chặt thêm 4 lần, nâng lãi suất thêm 1 điểm %. Trong bối cảnh Fed thể hiện quan điểm "diều hâu" hơn sau cuộc họp tháng 9 vừa qua, NHNN mới đây cũng đã mở lại kênh hút tiền qua kênh tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm ngưng.

Tỷ giá USD/VND tại hầu hết các ngân hàng đồng loạt vượt mốc 24.500 đồng trong những ngày gần đây

Đáng chú ý, trong 2 phiên giao dịch 21/9 và 22/9, NHNN đã hút ròng gần 20.000 tỷ ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu. Việc NHNN phát hành tín phiếu, hút tiền về được giới tài chính đánh giá là tín hiệu rất rõ ràng về việc NHNN sẵn sàng sử dụng các công cụ để điều tiết vĩ mô, đặc biệt là tỷ giá.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, các ngân hàng Trung ương trên thế giới thời gian qua đều đồng loạt tăng lãi suất điều hành để chống lạm phát, vì vậy các đồng tiền trên thế giới thời gian vừa qua lên giá tương đối lớn. Mỹ có tỷ lệ lãi suất cao nhất trong 22 năm, đây là việc khó trong điều hành lãi suất vì chúng ta đang giảm lãi suất ngân hàng, từ đó làm sức ép tỷ giá hối đoái tăng lên.

Năm 2022, tỷ giá "nổi sóng" trong quý III khi giá USD ngân hàng lập đỉnh, lên sát 24.900 đồng/USD. Tỷ giá ngân hàng có lúc tăng lên gần 8,5% so với đầu năm, trước khi hạ nhiệt vào tháng cuối năm. Đợt tăng nóng của tỷ giá năm 2022 diễn ra sau khi NHNN cho phép nới biên độ tỷ giá giao ngay thêm 2%, trước diễn biến quốc tế khó lường khi xu hướng của các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

Còn với diễn biến tăng gần đây của đồng USD, các tổ chức tài chính đánh giá, do tình hình lạm phát tăng trong ngắn hạn. Dù vậy, triển vọng trung và dài hạn của USD vẫn trong xu hướng giảm, đà tăng lãi suất liên tục từ năm 2022 đang dần đạt tới đỉnh và sau đó có thể đi ngang hoặc giảm. Chính sách tiền tệ có thể nới lỏng trở lại khi tình hình lạm phát dần hạ nhiệt.

Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam phân tích, chúng ta đang cố gắng giảm lãi suất, trong khi Cục dự trữ liên bang Mỹ lại đang tăng lãi suất cơ bản, như vậy áp lực đối với tiền đồng Việt Nam rất lớn. Một mặt Mỹ giữ lãi suất cao, chúng ta cũng không thể đưa lãi suất xuống quá thấp, bởi vì sẽ có một áp lực rất lớn đối với tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.

“Trong những tuần vừa qua, áp lực tiền đồng bắt đầu gia tăng, áp lực tỷ giá hối đoái cũng gia tăng. Với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, tỷ giá hối đoái tác động rất nhiều đến bài toán kinh doanh của các DN xuất nhập khẩu, của nhà đầu tư khi ta nhận vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, tỷ trọng ngoại thương trong nền kinh tế cũng rất lớn. Vì vậy, chúng ta cần tính toán để tỷ giá cũng cần ổn định”, ông Bình nhận định.

Đại diện NHNN cho biết, với cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm của Việt Nam, tỷ giá trung tâm diễn biến trên cơ sở tham chiếu diễn biến của giỏ đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với Việt Nam, trong đó bao gồm Trung Quốc. Theo đó, tỷ giá trung tâm phản ánh được diễn biến thị trường quốc tế nói chung, bao gồm diễn biến căng thẳng thương mại quốc tế, diễn biến CNY và các đồng tiền khác.

Tỷ giá hối đoái tác động rất nhiều đến bài toán kinh doanh của các DN xuất nhập khẩu, của nhà đầu tư

Việc điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp, can thiệp ngoại tệ linh hoạt, chủ động cùng với các biện pháp khác của NHNN góp phần ổn định tâm lý thị trường, hạn chế áp lực biến động bất thường, quá mức đối với tỷ giá thị trường, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú nhận định, chúng ta đang duy trì tỷ giá tích cực hơn cả các nước xung quanh. Mong muốn của NHNN sẽ cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá, đảm bảo hài hòa cho chính sách xuất khẩu cũng như nhập khẩu, đặc biệt thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam.

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, thời gian tới, NHNN sẽ làm đồng thời cả 2 nhiệm vụ, một mặt hút bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá của các NHTM trong ngắn hạn, lượng hút là vừa đủ để cân bằng tỷ giá bước đầu và không gây ra căng thẳng thanh khoản trên liên ngân hàng. Song song với đó là tiếp tục ban hành các chính sách giúp lãi suất thị trường 1 giảm và tín dụng khơi thông. Hành động này của NHNN có thể kéo dài đến cuối năm, trước khi có những dấu hiệu mới đối với nền kinh tế.

Chủ Đề