Đánh giá spdd theo pp tính giá thành tỷ lệ năm 2024

Để đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, các kế toán viên cần xác định được số lượng hàng hóa chưa hoàn thành. Sau đó, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình chi phí sản xuất, tính chất sản xuất để áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bài viết dưới đây, Phần mềm kế toán Online EasyBooks sẽ “Hướng dẫn đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ”, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Sản phẩm dở dang, trong tiếng anh là Unfinished product, là những sản phẩm vẫn còn nằm trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến để tạo nên thành phẩm cuối cùng. Nguyên liệu, sản phẩm dở dang và các dự trữ thành phẩm tạo thành hàng tồn kho cho các doanh nghiệp. Như đã biết, giá thành sản phẩm được hoàn thành trong kỳ sẽ được tính bằng công thức:

Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán – giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Chính vì thế, trước khi tính giá thành sản phẩm thì bắt buộc các doanh nghiệp phải đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

  • Sản phẩm dở dang đầu kỳ: Là những sản phẩm dở dang ở cuối kỳ kế toán trước chuyển sang
  • Sản phẩm dở dang cuối kỳ: là những sản phẩm chưa được hoàn thành vẫn đang còn trong giai đoạn sản xuất, gia công, chế biến. Hoặc đó là những sản phẩm đã hoàn thành một vài quy trình sản xuất nhưng vẫn phải gia công tiếp mới tạo ra sản phẩm.

\>>>>>> Tìm hiểu thêm: Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Có Được Miễn Thuế TNDN?

2. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì?

– Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ [chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ]: Là tổng giá trị sản phẩm còn dở dang chưa hoàn thành, nằm trên dây chuyền sản xuất hoặc cần phải trải qua một hay một số công đoạn nữa mới hoàn thành sản phẩm. Đây là giá trị bắt buộc phải tính đúng để xác định đúng giá thành của sản phẩm.

  • Công thức tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ: Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ \= Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trong đó:

– Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: Tổng giá trị các sản phẩm dở dang của cuối kỳ trước chuyển sang.

– Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: Tổng toàn bộ các chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ từ lúc bắt đầu sản xuất đến khi kết thúc kỳ sản xuất sản phẩm.

Như vậy để tính được giá thành sản phẩm bắt buộc phải tính toán được 3 giá trị trên. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ được lấy từ số liệu kỳ trước mang sang và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tổng hợp từ giá trị vật tư xuất kho dùng cho sản xuất và toàn bộ các chi phí sản xuất khác phát sinh trong kỳ.

Tuy nhiên, với biến số giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ lại không dễ dàng tính toán ra ngay được mà phải thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

\>>>>> Xem thêm: 4 Giai Đoạn Phát Triển Của Doanh Nghiệp

3. Hướng dẫn đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức

Nội dung phương pháp: Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, quy đổi theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và định mức khoản mục chi phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm.

Đối tượng áp dụng: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức hoặc trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý.

3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

Được áp dụng trong trường hợp tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành là tương đương nhau Chi phí Sản phẩm dở dang cuối kỳ: gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp [TK 621], chi phí nhân công trực tiếp [TK 622] và chi phí sản xuất chung khác [TK 627], khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.

+ Đối với CPSX bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ [như­ chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp TK 621] thì tính đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như nhau

+ Đối với những chi phí khác bỏ dần vào quá trình sản xuất như sau­ : Chi phí nhân công trực tiếp [TK 622], chi phí sản xuất chung [TK 627] được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Công thức tính:

Giá trị NVL chính nằm trong SPDD = [Số lượng SPDD cuối kỳ * Toàn bộ giá trị NVL chính]/[Số lượng TP + Số lượng SP DD]

Giá trị NVL chính nằm trong SPDD = [Số lượng SPDD cuối Kỳ [không quy đổi] * Gía trị NVL chính]/[Số lượng TP + SPDD [không quy đổi ]]

Chi phí chế biến nằm trong SPDD [theo từng loại] \= [Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra TP * Tổng CP chế biến từng loại ]/[Số lượng TP + Số lượng SPDD quy đổi ra TP ]

\>>>>> Tham khảo: Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Làm Gì?

3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.

Công thức tính:

Giá trị SPDD cuối kỳ = [Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ * Số lượng SPDD cuối kỳ * % hoàn thành] / [Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ * % hoàn thành].

\>>>>> Quý Anh/ Chị quan tâm có thể đăng ký nhận tư vấn & trải nghiệm MIỄN PHÍ Phần mềm Kế toán EasyBooks ngay tại đây nhé: //dangkydemo.easybooks.vn/

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu “Mẫu Đăng Ký Phương Pháp Khấu Hao Tài Sản Cố Định“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán Online EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

———————————

Phần mềm kế toán EasyBooks – NÂNG TẦM DOANH NGHIỆP

  • EasyBooks đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính kế toán cho mọi doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC.
  • Đưa ra cảnh báo cho kế toán khi hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm – kho âm và không tuân thủ các nguyên tắc kế toán.
  • Tất cả tính năng và hệ thống báo cáo của phần mềm được xây dựng dựa trên quy chuẩn chung của Bộ Tài chính.
  • EasyBooks nâng cấp ứng dụng MIỄN PHÍ khi có thay đổi về chính sách kế toán, thuế, nghị định, thông tư. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chi tiết và tối giản thao tác, giảm thời gian nhập liệu chứng từ cho kế toán.

Chủ Đề