Đánh giá rủi ro khi làm việc trên cao năm 2024

Làm việc trên cao là công việc cực kỳ nguy hiểm mà không phải ai cũng đủ sức khỏe để thực hiện. Để quá trình làm việc diễn ra an toàn nhất thì việc huấn luyện an toàn làm việc trên cao là khâu chuẩn bị cực kỳ quan trọng và cần được nắm rõ. Hãy cùng chúng tôi xem những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của việc huấn luyện an toàn làm việc trên cao

Do công việc này có tính chất đặc biệt hơn những công việc thông thường nên làm việc trên cao sẽ có khả năng gặp nhiều rủi ro hơn. Cụ thể, làm việc trên cao tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn lao động, ảnh hưởng đến người, của cải và uy tín của doanh nghiệp.

Trong đó, trường hợp xấu nhất là ảnh hưởng tới tính mạng của người lao động. Vì thế, để làm việc trên cao đòi hỏi người lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và biện pháp an toàn phù hợp.

Tóm lại, trước khi làm việc trên cao, người lao động nên biết và cần phải được học khóa huấn luyện an toàn làm việc trên cao.

Các hình thức trong huấn luyện an toàn làm việc trên cao

Quy trình huấn luyện làm việc trên cao có 3 hình thức huấn luyện cần phải thực hiện đầy đủ là :

  • Huấn luyện lần đầu: được áp dụng với những người mới được tuyển dụng với thời gian huấn luyện tối thiểu là 24 giờ, kể cả thời gian kiểm gia huấn luyện
  • Huấn luyện định kỳ - được thực hiện hai năm/lần
  • Huấn luyện lại trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc quá lâu từ 6 tháng trở lên.

Các nguyên tắc huấn luyện làm việc trên cao

Để việc huấn luyện an toàn đạt chuẩn, người lao động cần tuân thủ các nguyên tắc khắt khe, bao gồm:

  • Người lao động phải được cung cấp trang thiết bị bảo hộ
  • Nơi làm việc phải đảm bảo vệ sinh an toàn lao động
  • Hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo phải kịp thời và chính xác.
  • Nhận diện và phòng tránh các yếu tố nguy hiểm gây hại tới quá trình làm việc.
  • Trường hợp xảy ra tai nạn thì người bị nạn phải được sơ cứu y tế, nặng thì phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Cơ sở huấn luyện làm việc an toàn trên cao uy tín nhất tại Hà Nội

Để phòng tránh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình lao động bạn cần phải tham gia các khóa huấn luyện làm việc trên cao. Và nhằm để tiết kiệm thời gian tìm kiếm sau đây chúng tôi xin giới thiệu cơ sở huấn luyện làm việc an toàn trên cao uy tín nhất tại Hà Nội - Công ty cổ phần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp [ SIIE].

Với nhiều năm hoạt động trong nghề cùng đội ngũ huấn luyện viên có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực huấn luyện an toàn làm việc trên cao, SIIE đã nhận được sự không ít những đánh giá tích cực cùng sự tín nhiệm và hài lòng đến từ nhiều khách hàng.

Truy cập vào trang //kiemdinhantoan.com.vn/ để tìm hiểu kỹ hơn các bạn nhé!

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ về huấn luyện an toàn làm việc trên cao cũng như đơn vị huấn luyện uy tín tại Hà Nội.

Hãy liên hệ theo các thông tin bên dưới để được giải đáp những thắc mắc và tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Quy trình này nhằm đưa ra các yêu cầu an toàn bắt buộc đối người lao động khi thực hiện các công việc trên cao..

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên , nhà thầu khi làm việc trên cao tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty.

  1. ĐỊNH NGHĨA & THUẬT NGỮ

  2. Central HSE: Công Ty Tư Vấn & Đào Tạo Central HSE
  3. Công ty: bao gồm nhà máy và các dự án dưới sự kiểm soát của Central HSE
  4. Làm việc trên cao là làm việc tại những nơi mà rủi ro ngã cao trên 02m, làm việc trên giàn giáo, trên sàn treo, sàn nâng di động, trên mặt nghiên sàn làm việc quá 150 hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm;
  5. Dây an toàn là phương tiện nhằm giãm khoảng cách rơi tự do khi bị ngã trên cao. Dây đai toàn sử dụng tại công ty là loại dây đai toàn thân có 02 móc lớn, đi kèm với bộ giãm sốc;
  6. ## TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. Nghị Định Số 44/2016/NĐ-CP
  8. 1926.501 - Duty to have fall protection
  9. 1926.502 - Fall protection systems criteria and practices
  10. ## NỘI DUNG
  11. ### Quy Định Chung
  12. Người làm trên cao
  13. Chỉ những người được huấn luyện an toàn làm trên cao, được cấp thẻ an toàn và đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe theo quy định pháp luật thì mới được phép làm việc trên cao;
  14. Người làm việc trên cao phải tham gia huấn luyện an toàn làm việc trên cao định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người làm việc trên cao phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn làm việc trên cao trước khi được phép vận hành;
  15. Khi làm việc trên cao phải đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt, huyết áp bình thường và không có chất kích thích hay mem rượu. Phụ nữ có thai, những người có bệnh tim, huyết áp, điếc, mắt kém thì không được làm việc trên cao;
  16. Tất cả nhân viên khi làm việc trên cao đều phải sử dụng dây an toàn toàn thân 2 móc, áo phản quang, nón an toàn, giày an toàn và các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đang làm. Ống quần phải được bó lại tránh vướng, móc vào vật và gây trượt ngã;
  17. Người làm việc trên cao có quyền từ chối làm việc và báo cáo lại người quản lý biết khi phát hiện điều kiện làm việc không an toàn hoặc cảm thấy tình trạng sức khỏe không đảm bảo;
  18. Khu vực làm việc
  19. Khu vực làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ, luôn giữ mặt sàn khô ráo, vật tư phải được sắp xếp gọn gàng;
  20. Khu vực uống nước, nghỉ ngơi phải được bố trí không cách xa khu vực làm việc quá 500m;
  21. Chiếu sáng toàn bộ khu vực làm việc. Cường độ chiếu sáng tại khu vực chung lớn hơn 200 lux, cầu thang phải lớn hơn 300 lux;
  22. Lắp đặt các biển báo nguy hiểm ‘COI CHỪNG VẬT RƠI” ngay phía bên dưới khu vực thi công;
  23. Lắp đặt lan can, rào chắn nhằm ngăn ngừa người bên dưới đi vào khu vực có vật rơi trên cao. Nếu có thể nên bố trí thời gian thi công hợp lý nhằm hạn chế người đi vào khu vực nguy hiểm;
  24. Khu vực làm việc phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến đường điện theo bảng bên dưới:
  25. Quy định làm trên cao
  26. Phải hoàn tất đánh giá rủi ro, giấy phép làm việc trên cao và họp [RSA] an toàn trước khi tiến hành làm công việc trên cao;
  27. Không được làm việc trên khi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên [8m -10m/s, các cây nhỏ có lá bắt đầu lay động].
  28. Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng, trừ trường hợp có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.
  29. Khi làm việc trên cao phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề. Không được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề trên cao xuống;
  30. Sử dụng thang, cầu thang làm lối lên xuống. Khi lên xuống cầu thang phải vịn tay vào tay vịn cầu thang và tuân thủ quy tắc 3 điểm tiếp xúc khi lên xuống. Không cầm dụng cụ, vật tư…khi lên xuống cầu thang, thang;
  31. Không sử dụng điện thoại, hút thuốc lá, đùa nghịch khi đang làm việc;
  32. Các lỗ mở trên sàn phải được che kín bằng tấm ván. Các lỗ mở có đường kính lớn 40cm phải được che kín bằng tấm ván có độ dày hơn 5cm hoặc các tấm thép có độ dày hơn 3mm, lắp đặt hệ xà gồ nếu cần thiết. Các tấm che này phải được sơn đỏ và có dấu hiệu “CẤM THÁO”;
  33. Lắp đặt lan can bảo vệ cho các khu vực có nguy cơ ngã cao, lối cầu thang lên xuống. Lắp đặt ván chắn chân tại các mép sàn nhằm ngăn ngừa vật rơi. Lắp đặt lưới chống rơi cho người và vật tư khi thi công một lúc nhiều tầng theo phương thẳng đứng hoặc ở những nơi có nguy cơ vật tư rơi xuống bên dưới;
  34. Sử Dụng Dây An Toàn.
  35. Không sử dụng dây an toàn đã hết hạn sử dụng, không có tem an toàn [“ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG”];
  36. Người sử dụng dây an toàn phải đảm bảo dây không bị cắt đứt, bị cháy, móc không ăn khớp…
  37. Bộ phận HSE có trách nhiệm kiểm tra dây an tòan định kỳ hằng tháng và dán nhãn “ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG” cho các dây an toàn đạt yêu cầu theo checklist kiểm tra và lập biên bản bản loại bỏ các dây không đạt yêu cầu;
  38. Sử dụng dây an toàn có giãm sốc khi thực hiện công việc ở độ cao trên 5m và sử dụng dây an toàn không giãm sốc khi thực hiện công việc ở độ cao thấp hơn 5m;
  39. Người sử dụng dây an toàn phải móc dây an toàn vào các kết cấu chịu được tải tỉnh trên 2500kg và vị trí móc dây phải cao quá vai người sử dụng;
  40. Không móc dây an toàn vào các cấu kiện không chắc chắn [đường ống, mái che.. ], không móc qua các dầm có cạnh bén; không thắt ngắn dây đai, không móc vòng các dây đai lại với nhau;
  41. Không để dây an toàn trên sàn nhà, trên các vật có cạnh bén nhọn hoặc bị phương tiện cơ giới chạy lên trên;
  42. Dây an toàn phải được treo lên khi lưu trữ, không lưu trữ chung trong kho hóa chất, gần nguồn nhiệt máy hàn;
  43. Lắp Dựng Dây Cứu Sinh
  44. Dây đứng
    • Dây cứu sinh đứng chỉ được phép sử dụng cho 01 người tại một thời điểm;
    • Dây cứu sinh sử dụng phải là loại cáp thép không rỉ hoặc được bọc bảo vệ;
    • Dây cứu sinh đứng phải chịu được tải trọng lớn hơn 13.3kN xét trong trường hợp khoảng rơi tự do nhỏ hơn 0.6m. Trường hợp rơi tự do lớn hơn 0,6m thì dây cứu sinh phải chịu tải trọng lớn hơn 22.2kN;
    • Phải sử dụng vòng cáp để bảo vệ dây cứu sinh. Trong trường hợp này thì tải của dây cứu sinh phải tăng thêm 25%
    • Dây cứu sinh cần được làm mẫu và thử tải với khối lượng thử là 100kg và khoảng rơi tự do lớn hơn 0,5m;
  45. Dây ngang
    • Không được phép quá 3 người sử dụng dây cứu sinh tại một thời điểm;
    • Dây cứu sinh sử dụng phải là loại cáp thép không rỉ hoặc được bọc bảo vệ;
    • Dây cứu sinh phải được lắp đặt cao hơn mặt sàn 1m [trừ trường hợp làm tên mái tôn]. Nhịp dây cứu sinh là 6m và độ chừng dây cứu sinh không vượt quá 1/60;
    • Đường kính dây cứu sinh phải lớn hơn 12mm và phải chịu tải phá vở [Breaking stength] lớn hơn 90kN;
    • Phải sử dụng vòng cáp để bảo vệ dây cứu sinh. Trong trường hợp này thì tải của dây cứu sinh phải tăng thêm 25%
    • Dây cứu sinh cần được làm mẫu và thử tải trước khi triễn khai. Khối lượng thử là 100kg và khoảng rơi tự do như sau:
    • Nếu dây cứu sinh cao hơn 5m thì khoảng rơi tự do bằng 5m
    • Nếu độ cao của dây cứu sinh thấp hơn 5m thì khoảng rơi tự do bằng độ cao của dây.
    • Hệ dây cứu sinh cần được kiểm tra hằng ngày hoặc trước khi sử dụng;
  46. Thiết bị hỗ trợ
    • Mani, tăng đơ cáp, trụ móc cứu sinh [anchor] phải có tải phá vở [breaking strength] lớn hơn 71kN.
  47. Lắp dựng Điểm Neo
  48. Điểm neo phải chịu được tải trọng như sau:
  49. 12kN cho 01 người
  50. 24kN cho 02 người
  51. 26kN cho 03 người
  52. 28kN cho 04 người
  53. Sử Dụng Lan Can
  54. Khu vực làm việc có độ cao hơn 2m phải được lắp lan can. Lan can phải cách lỗ mở một khoảng ít nhất là 600mm;
  55. Lan can trên phải được lắp đặt cao hơn mặt sàn ít nhất là 900mm và không cao quá 1150mm;
  56. Lan can dưới phải được lắp đặt cao hơn mặt sàn ít nhất là 450mm và không cao quá 600mm;
  57. Lan can sau khi lắp đặt sẽ không bị võng quá 5cm khi treo tải có khối lượng 90kg tại điểm giũa lan can;
  58. Lắp đặt chắn chân cho các khu vực có độ cao hơn 1m và chiều cao của chắn chân phải lớn hơn 90mm.
  59. Quy Định Đào Tạo

  60. Tất cả những người làm việc trên cao phải được huấn luyện an toàn làm việc trên cao định kỳ hàng năm.
  61. Tất cả những người liên quan đến làm việc trên cao phải thường xuyên diễn tập tình huống cứu hộ khi bị treo trên cao
  62. ### Quy Định Bảo Hộ Lao Động
  63. Người giám sát phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ, dụng cụ cần thiết cho người làm việc trên cao.
  64. Người làm việc trên cao có trách nhiệm kiểm tra, bảo quản và sử dụng đầy đủ các loại bảo hộ đã được cấp phát;
  65. ## PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
  66. ### Bộ Phận HSE
    • Trưởng bộ phận HSE [HSE manager] có trách nhiệm huấn luyện mọi người liên quan đến làm việc trên cao hiểu rõ về quy định và giám sát việc tuân thủ quy định này;
    • Giám sát HSE công trường có trách nhiệm kiểm tra an toàn làm việc trên cao tại công trường. Giám sát HSE nhà máy, An toàn viên có trách nhiệm kiểm tra an toàn làm việc trên cao tại nhà máy. Khi phát hiện vi phạm quy định có quyền ngừng công việc và đề xuất xử lý kỷ luật các trường hợp vị phạm;
    • Bộ phận HSE có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra và nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn. Trong trường hợp vi phạm các quy định an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn.
  67. Phụ Trách Khu Vực

    • Giám đốc dự án, giám sát kỹ thuật, Đội trưởng tổ đội, Quản đốc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc mọi người tuân thủ quy định và xử lý nghiêm các trường họp vi phạm qjuy định này;
  68. Người Giám Sát.

    • Tiến hành đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp an toàn cho những người làm việc trên cao;
    • Đề nghị cấp giấy phép khi thực hiện công việc trên cao. Tổ chức họp ngắn về các mối nguy liên quan công việc được thực hiện trên cao;
  69. Người Cấp Phép

    • Giám sát việc thực hiện quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến làm việc trên cao.
    • Kiểm tra thực tế hiện trường về các biện pháp an toàn đang được áp dụng. Đối chiếu với các quy định an toàn, quy trình an toàn, tiêu chuẩn liên quan để cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến làm việc trên cao;
  70. Người Làm Trên Cao

    • Tham gia các khóa huấn luyện an toàn làm trên cao.
    • Thực hiện checklist an toàn làm việc trên cao trước khi thực hiện công việc
    • Ngừng công việc và báo cáo cấp quản lý khi phát hiện điều kiện mất an toàn
    • Người làm trên cao Tuân thủ nghiêm quy định này và các quy định liên quan công việc;

Người Liên Quan

  1. Các bộ phận liên quan có trách nhiêm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến hàn hơi. Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này.

Làm thế nào để đánh giá rủi ro?

6 bước trong quy trình kiểm soát rủi ro.

Xác định bối cảnh..

Nhận diện mối nguy..

Đánh giá các mức độ rủi ro của mối nguy đã được nhận diện..

Kiểm soát rủi ro bằng cách đưa ra phương án xử lý và ứng phó giảm tác hại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro..

Tái đánh giá mức độ rủi ro của từng mối nguy..

Giám sát rủi ro..

Làm việc trên cao được hiểu như thế nào?

Làm việc trên cao là các công việc được thực hiện bên ngoài hệ thống lan can bảo vệ có độ cao so với mặt sàn, hay mặt đất từ 02m trở lên. Những vị trí làm việc này có thể xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.

Người lao động làm việc ở độ cao bao nhiêu thì phải trang bị dây an toàn hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được săn thao tác có lan can?

Tại Khoản 1.14, Mục 1 về Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, quy định: “Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn”.

Lan can an toàn bảo vệ chống Nga cáo phải đảm bảo tối thiểu cao bao nhiêu?

Trong đó, lan can tại ban công, lô gia công trình cao tầng phải bảo đảm chiều cao tối thiểu là 1,4m; có cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua [không bố trí các thanh ngang để trẻ tì chân trèo qua lan can].

Chủ Đề