Đánh giá môi trường chiến lược phát thanh truyền hình năm 2024

Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào đầu tháng 7/2023 tại Thừa Thiên Huế - Ảnh: VGP/PD

Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024, với sự đồng hành xuyên suốt của Công ty Vinamilk, nhằm mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới.

Đầu tháng 5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 6/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược "Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Theo đó, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2025, sẽ có: 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số [ưu tiên các nền tảng số trong nước]; 50% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.

Để đạt mục tiêu này, ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử [Bộ Thông tin và Truyền thông] cho rằng, các đơn vị phát thanh – truyền hình cả nước cần có các giải pháp căn cơ như: Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các nền tảng số, sản phẩm báo chí số; tăng cường hợp tác quốc tế…

Các phóng viên, biên tập viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại sự kiện - Ảnh: VGP/PD

Tại sự kiện, các báo cáo viên trình bày về chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, các chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông; kinh nghiệm sản xuất các chương trình truyền hình và quản trị nội dung trên môi trường số; kỹ năng kinh doanh số trong quá trình chuyển đổi số ở các cơ quan phát thanh, truyền hình như: Phát triển độc giả và khán thính giả - tăng phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác từ khán thính giả; cách thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu để phát triển kinh doanh số; kỹ năng phát triển doanh thu, phát triển kinh doanh bền vững...

Hội thảo cũng là cầu nối để phóng viên, biên tập viên các đài phát thanh, truyền hình trên cả nước có dịp trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, trong công tác sản xuất, biên tập các chương trình truyền hình, từ đó góp phần nâng cao bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí.

Sau 3 năm [2020-2022], Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024 đã tổ chức thành công hơn 20 hoạt động, bao gồm tổ chức các khóa tập huấn, các diễn đàn, hội thảo về công nghệ, báo chí, xuất bản 6 cuốn sách về nghiệp vụ báo chí… tiếp cận được đến với gần 10.000 lượt nhà quản lý báo chí, cán bộ quản lý truyền thông, phóng viên, báo chí trên cả nước. Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình tổ chức tại Thừa Thiên Huế là hoạt động thứ 3 của Dự án Phát triển báo chí Việt Nam năm 2023.

Thứ sáu, 19/09/2014 22:27 [GMT+7]

[ĐCSVN] - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường [TN&MT] tổ chức Hội nghị quốc gia về “Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường”.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến phát biểu tại Hội nghị.

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng trở nên đáng lo ngại. Vì vậy, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tại Kỳ họp thứ 7, sẽ có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2015. Để Luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, Bộ TN&MT đang gấp rút xây dựng dự thảo Nghị định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường để trình Chính phủ trong tháng 10 năm nay. Đồng thời, Bộ khẩn trương xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định.

Đây là một bước hoàn thiện cơ bản các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường pháp chế trong phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đối với các hoạt động đầu tư phát triển.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, đánh giá môi trường chiến lược [ĐMC], đánh giá tác động môi trường [ĐTM] là những công cụ quan trọng mang tính chất phòng ngừa để quản lý môi trường đối với các hoạt động phát triển; công tác ĐMC, ĐTM và công tác bảo vệ môi trường [KBM] đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, góp phần tích cực cho sự nghiệp bảo vệ môi trường trong các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Bộ TN&MT thẩm định, trung bình mỗi năm có khoảng 125 đến 150 báo cáo ĐTM; từ năm 2011 đến nay, là 470 báo cáo ĐTM. Ở địa phương, trong số 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phản hồi, tổng số có 5.623 báo cáo ĐTM, 1.960 đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt kể từ ngày Nghị định 29/2011 của Chính phủ có hiệu lực cho đến nay.

Góp ý về việc xây dựng ĐMC, ĐTM và KBM, TS. Mai Thế Toản, Phó Cục trưởng Cục Thẩm định [Tổng cục Môi trường] cho rằng: Các dự án đánh giá môi trường chiến lược thí điểm với sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các nhà tài trợ quốc tế, sự tham gia của các cơ quan tư vấn, chuyên gia trong nước đều có chất lượng tốt, đã chứng minh được hiệu quả của đánh giá môi trường chiến lược đối với quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Cụ thể là, đánh giá môi trường chiến lược thí điểm cho Quy hoạch phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ; Quy hoạch phát triển lưu vực thủy điện sông Vu Gia - Thu Bồn; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng... đã cho thấy, đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện có hiệu quả và đóng góp tích cực trong việc phát hiện, dự báo các tác động môi trường của quy trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất cho rằng, hiện nay, mặc dù công tác ĐTM và ĐMC có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, việc xây dựng báo cáo này còn nhiều bất cập do chất lượng cán bộ tư vấn, nhận thức của đơn vị chủ quản chưa thực sự coi trọng; chất lượng báo cáo ĐTM của nhiều dự án còn thấp; biện pháp bảo vệ môi trường thiếu tính khả thi...

Bởi vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục xây dựng các ấn phẩm và phổ biến hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành về công tác này; hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường; lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong quá trình lập chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và đánh giá môi trường chiến lược…

Chủ Đề