Đánh giá bồi dưỡng thường xuyên mầm non năm 2024

Do có sự điều chỉnh Khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 vì dịch bệnh Covid-19, để phù hợp với tình hình thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai công tác đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Chuẩn hiệu trưởng [sau đây gọi là Chuẩn] năm học 2019-2020 và công tác bồi dưỡng thường xuyên [BDTX] giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông [sau đây gọi là cơ sở giáo dục] năm học 2020-2021 như sau:

1. Công tác đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo Chuẩn năm học 2019-2020

Các Sở GDĐT sẽ lùi thời gian đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá theo Chuẩn. Hạn báo cáo kết quả tổng hợp đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo Chuẩn gửi về Bộ GDĐT chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm học [theo thời gian thực tế].

Các Sở GDĐT cần hướng dẫn các cơ sở giáo dục bổ sung những minh chứng của quá trình quản lý, tổ chức dạy học qua Internet và dạy học trên truyền hình để làm căn cứ đánh giá kết quả đạt được của các tiêu chí theo Chuẩn.

2. Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục năm học 2020-2021

  1. Về xây dựng và triển khai kế hoạch BDTX

Căn cứ các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn do Bộ GDĐT ban hành, các Sở GDĐT chủ động điều chỉnh kế hoạch BDTX năm học 2019-2020 cùng với việc xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2020-2021 đối với giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo đúng quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm GDTX [Thông tư số 19] và các chương trình BDTX tương ứng với các cấp học do Bộ GDĐT đã ban hành đảm bảo phù hợp với đối tượng và yêu cầu thực tiễn của địa phương.

  1. Về nội dung BDTX

- Nội dung bồi dưỡng gồm: nội dung theo hướng dẫn của Bộ GDĐT [các vụ, cục, dự án, đề án, chương trình]; nội dung của địa phương; các mô-đun tự chọn của giáo viên trong các chương trình BDTX đã ban hành của các cấp học.

- Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông cần lưu ý:

+ Nội dung bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1201/BGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2020 của Bộ GDĐT về việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [Công văn số 1201] là một phần trong thời lượng 120 tiết được quy định theo Quy chế BDTX ban hành kèm theo Thông tư số 19. Thời lượng còn lại, các Sở GDĐT xây dựng các nội dung phù hợp với địa phương; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục lựa chọn những mô-đun thiết thực [trong số các mô-đun tự chọn của các chương trình BDTX] phục vụ cho việc nâng cao năng lực thực hiện Chương trình giáo dục phố thông 2018.

+ Năm học 2020-2021, những giáo viên dự kiến phân công dạy lớp 1 ưu tiên tập trung bồi dưỡng những nội dung đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo Công văn số 1201 và bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu dạy sách giáo khoa mới do các nhà xuất bản thực hiện. Thời lượng còn lại sẽ lựa chọn các mô-đun để bồi dưỡng trong các chương trình BDTX.

  1. Các vấn đề khác

Các Sở GDĐT cần chỉ đạo và triển khai việc BDTX theo đúng các quy định trong Quy chế BDTX, như: tổ chức BDTX; tài liệu BDTX; kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX; cấp chứng chỉ [thay thế cho việc cấp chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX trước đây]; cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan để tổ chức BDTX..., trong đó cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong tất cả các khâu của quá trình triển khai công tác BDTX. Chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng có sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán, đảm bảo hoàn thành chương trình BDTX hiệu quả, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc cần báo cáo về Bộ GDĐT [qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục] để kịp thời giải quyết./

Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.

Thay đổi trong đánh giá xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Cụ thể, đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh, học viên;

Thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kỳ bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch bảo đảm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với thực tiễn và các quy định tại Quy chế này.

- Các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10 và được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5 trở lên.

- Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên:

+ Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên:

Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học;

Hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT.

+ Không hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT

- Kết quả đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.

Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20.1.2023.

//laodong.vn/ban-doc/danh-gia-xep-loai-ket-qua-boi-duong-thuong-xuyen-cua-giao-vien-2023-1126993.ldo

Hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên mầm non gồm những gì?

- Hồ sơ gồm có: + Biểu tổng hợp kế hoạch BDTX của các cá nhân trong tổ có phê duyệt của lãnh đạo nhà trường. + Kế hoạch BDTX của cá nhân trong tổ có phê duyệt của lãnh đạo nhà trường. + Biên bản các buổi bồi dưỡng tập trung của tổ [nội dung họp, triển khai lý thuyết, thảo luận, rút kinh nghiệm giờ dạy].

Bồi dưỡng giáo viên mầm non là gì?

Bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên các trường mầm non đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp.

Mục tiêu của nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên là gì?

– Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên là phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên của các giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên đối với các giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, ...

Bồi dưỡng thường xuyên là gì?

Công tác bồi dưỡng được giáo viên quan tâm nhiều nhất chính là Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp được quy định trong Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT, đối với ngành Giáo dục gọi là bồi dưỡng thường xuyên.

Chủ Đề