Dàn ý thuyết minh về cách làm món bún riêu cua

Bài làm

Tôi may mắn vì được sinh ra ở một vùng quê thanh bình,yên ả với những kỉ niệm của tuổi thơ cùng lũy tre làng,con trâu,bờ ruộng,cánh diều…Cứ sau những ngày mùa,lũ chúng tôi thường tụm năm,tụm bảy rủ nhau ra ruộng bắt những con cá,con cua,con tôm,con ốc….về làm những món thơm ngon bổ dưỡng như ốc luộc,cháo cá hay món bún riêu cua. Những thức quà chân quê ấy đối với tôi thực sự không có một thứ sơn hào hải vị nào sánh bằng. Và có lẽ,bún riêu cua sẽ mãi là món ăn thơm thảo nhất đối với tôi và mọi người. Bún riêu cua là món ăn đặc trưng của đồng quê Việt Nam,được làm từ những nguyên liệu dân dã,quen thuộc với các vùng nông thôn. Bạn có thể bắt gặp hương vị của bún riêu cua ở những xóm chợ thôn quê,ở các ngõ,vỉa hè con phố,hay trên những chiếc gánh nhấp nhô dưới nón lá của những người phụ nữ kiếm tiền mưu sinh. Ừ thì bún riêu cua mang cái bình dân,mang thương hiệu của vùng nông thôn,của những người tảo tần với đồng ruộng nhưng nó lại là món quà ẩm thực tuyệt vời cho tất cả mọi người. Bún riêu cua là một trong hàng trăm món ăn dân dã được người Việt Nam từ nông thôn tới thị thành ưa chuộng bởi nó vừa hội tụ ba yếu tố: Ngon-bổ-rẻ,vừa có hương vị đậm đà và hình thức vô cùng hấp dẫn. Cắn miệng đậu hũ rán vàng ruộm,óng mỡ hay miếng gạch cua bùi bùi,bạn sẽ không khỏi xuýt xoa trước vị chua ngọt và thơm cay từ miếng ăn. Bún có vị chua thanh,ăn mùa hè rất mát nên được nhiều người ưa thích,kể cả khách du lịch nước ngoài. Cua sinh sống ở ruộng lúa được người dân bắt về,rửa sạch,bóc mai,cho thân và chân vào cối giã nhuyễn,lọc lấy nước để nấu thành canh hay riêu. Gạch cua được khêu từ mai,đem chưng với mỡ,hành khô,thêm chút gia vị để đậm đà.

Nước dùng là thứ thiết yếu quyết định sự thành công của món ăn. Người nấu dùng nước cua để làm nước dùng,đôi khi còn có cả nước xương heo. Khi nước sôi,thịt cua màu nâu sẫm bắt đầu nổi lên,đóng váng thành từng lớp mỏng là dùng được.

Ngoài ra bún ăn kèm cũng phải được lựa chọn tỉ mỉ. Đó là loại bún rối hoặc bún lá,sợi to,mềm để khi chan nước dùng ăn dai và không bị nát. Người ta rán thêm vài miếng đậu hũ để ăn kèm với món này. Nhiều người còn cho thêm giấm bỗng,cà chua cắt múi cau cho vào nồi riêu để tăng hương vị. Những miếng cà chua nổi đỏ rực cả mặt nồi trông rất hấp dẫn. Thịt cua ăn ngon và bổ dưỡng,đạm nhiều mà không ngấy. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà,ăn kèm với rau ghém. Sợi bún óng mướt,chan riêu cua nóng lên trên,gạch cua màu vàng sậm,mỡ màng,sóng sánh trên bát bún. Thêm vào đó vài lát cà chua hồng tái nằm trên,thêm chút ớt tươi,lát chanh ăn với rau thơm các loại. Bún riêu cua phải ăn nóng mới ngon,vừa ăn vừa thổi,xuýt xoa bởi cái vị cay cay nơi đầu lưỡi của ớt,của vị ngọt béo của cua. Nếu phở ngon ở vị béo ngọt và ngậy thì bún riêu cua lại hấp dẫn ở sự tổng hòa đến tuyệt vời giữa vị ngọt đậm của thịt cua đồng,cái dôn dốt chua chua của nước dùng,cái thanh thanh của sợi bún và cái tươi mát của rau sống. Có ai ngờ món ăn thơm ngon đến như vậy lại được làm bằng nguyên liệu dân dã chốn đồng quê. Cũng bởi vậy,mà nhiều người nói rằng,cứ ăn bún riêu cua là lại nghĩ về quê nhà,thật chả sai chút nào!

>> Xem thêm:  Bài viết số 3 lớp 8

Thời gian trôi qua,giờ đây không phải lúc nào tôi cũng được ăn bún riêu cua do bà và mẹ nấu. Mỗi lần muốn thưởng thức hương vị một thời,tôi phải ra các hàng quán. Cũng giống nhiều món ăn dân dã khác,bún riêu cua không chỉ là một sản phẩm vật chất đầy sáng tạo của những người mẹ,người chị Việt Nam đảm đang khéo léo mà nó còn là niềm vui tinh thần gắn kết những mối dây tình cảm ruột thịt của gia đình cùng tình nghĩa xóm giềng và quê hương thân thiết,không thể nhạt phai.

Thuyết minh cách nấu món bún riêu cua.

Có thể nói, Việt nam là một đất nước có nền ẩm thực độc đáo và đậm đà. Con người Việt Nam từ xưa đã biết tận dụng tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên xung quanh. Trong ăn uống rất trọng tính âm dương, lấy thuận lẽ tự nhiên làm triết lí sống. Một trong những món ăn hấp dẫn không thể không nhắc đến trong kho tàng ẩm thực của người Việt đó chính là món bún riêu cua.

Với bún riêu cua đồng thì mỗi miền lại có cách nấu khác nhau mang rõ hương vị đặc trưng của nơi đó. Trong đó, món bún riêu của của người miền Nam là đặc sắc hơn cả. Do khẩu vị của người miền Nam thì bún riêu cua đồng ở đây có vị đậm đà hơn, cách trình bày cũng có phần cầu kì, bắt mắt hơn. Ngoài ra, một nguyên liệu không thể thiếu trong các món bún Nam bộ chính là huyết heo. Bạn sẽ không ngờ, chỉ với vài bước thao tác không quá cầu kỳ, bạn đã có ngay cho mình món bún hấp dẫn.

Để nấu món bún riêu cua đúng điệu, trước hết, cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cần có như sau:

  • Cua đồng: 500 gr. Cua sau khi mua về thì bạn rửa thật sạch, gỡ mai, bỏ phần yếm và miệng cua, tách phần gạch cua ra chén để riêng. Với phần cua còn lại thì bạn ướp với ít muối rồi xả dưới nước lần nữa, sau đó giã [hoặc xay] nhuyễn, chắt lấy nước cua.
  • Xương ống: 300 gr. Phần xương ống: bạn rửa với nước muối rồi xả nước nhiều lần cho thật sạch, trụng sơ qua với nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra. Sau đó, chắt hết nước ra hoặc cho xương vào nồi khác với lượng nước mới và hầm trong khoảng 45 phút.
  • Trứng vịt lạc: 2 quả, đập ra tô, đánh trứng tan đều. Tôm khô: 50 gr. Tôm khô: bạn ngâm nước cho đến khi nở mềm thì vớt ra, để ráo.
  • Thịt nạc dăm: 100 gr. Thịt nạc dăm rửa sạch, sau đó ngâm qua với nước muối cho khử mùi hôi rồi xả với nước sạch, thái mỏng rồi băm nhuyễn, bạn có thể ướp với chút hạt nêm và tiêu cho thịt đậm đà.
  • Huyết heo: 200 gr. Huyết heo: luộc với nước sôi cho huyết vừa chín tới, không luộc quá lâu sẽ làm huyết bị nát, vớt ra ngâm sơ trong nước lạnh [nếu bạn mua huyết chín sẵn thì có thể bỏ qua bước này], cắt thành những miếng vuông vừa ăn.
  • Cà chua chín: 4 quả [khoảng 300 – 400 gr]. Cà chua: rửa sạch, cắt cuốn và bổ múi cau.
  • Đậu hũ trắng: 2 miếng. Đậu hũ cắt thành những miếng vuông nhỏ [khoảng 2cm] rồi chiên sơ cho vàng thì vớt ra, để ráo dầu.
  • Dầu điều: 2 muỗng canh
  • Me chua: 30 gr
  • Hành tím băm, chanh, ớt
  • Mắm tôm: ½ chén. Mắm tôm: hòa 2 muỗng mắm tôm với ½ chén nước, chờ cho lắng gạn lấy phần nước trong.
  • Gia vị: Nước mắm, tiêu, muối, đường, dầu ăn
  • Bún sợi nhỏ: 1 kg
  • Rau xà lách, rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, rau thơm. Các loại rau: nhặt sạch, rửa qua với nước muối rồi xả lại nước sạch, thái nhỏ.

Cách nấu món bún riêu cua hết sức đơn giản. Chỉ cần bạn tuân thủ làm theo các bước sau là có thể có một bữa ngon.

+ Trước hét, bắc chảo, cho dầu điều và cà chua vào xào, bạn có thể nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Khi thấy cà chua bắt đầu chín nhuyễn thì cho tiếp phần gạch cua vào xào cùng, đến khi gạch tan hết là tắt bếp.

+ Bắc nồi nước cua lên đun với lửa vừa, khi bạn thấy gạch nổi lên thì bạn gạt phần sang thành nồi, nhẹ tay cho nước hầm xương vào nồi nước cua, tránh mạnh tay làm nát phần riêu cua, lúc này bạn cho phần mắm tôm nước trong vào cùng, khuấy nhẹ.

+ Cho tiếp phần hỗn hợp cà chua xào vào, nêm nếm nồi nước dùng sao cho hợp khẩu vị thì cho tiếp huyết + đậu hũ vào nồi, khuấy nhẹ tay. Lưu ý, sau bước này thì bạn chỉ để lửa liu riu để giữ nóng cho nồi, đến khi các nguyên liệu chín đều là có thể dùng được.

+ Bạn có thể cho miếng nước dùng riêu cua vào me để dằm làm nước chấm.

Sau khi chế biến xong, bạn có thể trình bày món ăn sao cho phù hợp và bắt mắt. Bạn cần trụng sơ trúng qua nước sôi rồi chan nước riêu vào tô ngập bún + miếng huyết + vài miếng đậu hũ + cà chua + gạch cua rồi rắc chút tiêu xa, hành lá ngò. Dọn bún lên cùng với dĩa rau + mắm tôm + nước cốt me. Vậy là đã có một món bún hấp dẫn, thơm ngon lại còn bổ dưỡng.

Bún riêu cua thơm mùi cua, có vị chua chua của me, vị giòn giòn của đậu phụ rán, vị nước ngọt ngọt thanh thanh xen lẫn hương vị của cà chua mang lại cho người dùng cảm giác rất ngon miệng và thoải mái. Món bún riêu cua sẽ ngon hơn khi kết hợp với rau và mắm tôm thêm chút chanh vài lát ớt thì còn gì bằng. Với cách nấu bún riêu cua đồng kiểu miền Nam, bạn không chỉ có một món bún đổi vị cho bữa ăn mà còn tiết kiệm chi phí cho bữa ăn nhà bạn.

Thuyết minh cách làm món canh chua cá lóc Nam Bộ.

Muốn ăn bún riêu cua, bạn không thể tìm thấy trong thực đơn của nhà hàng hay khách sạn, nó chỉ có ở chợ và quán vỉa hè của Hà Nội. Khác với phở có vị béo ngậy, cháo có vị thanh thanh, man mát, bún riêu có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, phảng phất mùi cua đồng.

Bún riêu cua làm không khó nhưng tỉ mẩn và công phu. Cua mua về  phải ngâm, dùng đũa khoắng xả nước bẩn, lột mai để riêng, bỏ vỏ yếm và miệng cua. Những bà bán bún riêu cua thường nói, gạch ở mai cua mới tạo nên mùi vị rất riêng của bún riêu. Gạch cua khều ra phải phi hành mỡ cho thật thơm, vàng đều, đảo gạch cua nhanh tay sao cho không nát, tạo màu vàng sẫm mới đạt yêu cầu. Phần thân cua trước khi cho vào cối giã nhuyễn, phải xóc qua muối, dội nước lã cho sạch và để ráo nước, giã nhuyễn sau đó mới đổ nước lã vào lọc kỹ, gạn lấy nước trong, bỏ bã. Cua được giã càng nhuyễn thì nước dùng càng có nhiều váng thịt cua.

Quả dọc đem nướng thật kỹ, bóc bỏ vỏ, cà chua rửa sạch, bỏ hạt và thái miếng như miếng cau ăn trầu, mẻ nghiền nát lọc lấy nước, hành rửa sạch, thái thật nhỏ là những gia vị không thể thiếu cho nồi riêu cua. Nồi nước cua đun lửa sao cho váng thịt cua nổi dần trên mặt nước, nêm vừa mắm muối, quả dọc, cà chua vào đun sôi lăn tăn. Rắc hành hoa và rưới gạch cua trưng lên trên là bạn đã có nồi nước dùng thật ngon.

Để làm bún riêu cua ngon, cua phải được giã bằng tay, váng thịt cua mới mềm, mịn và giữ được mùi vị đặc trưng. Nếu đem xay cua bằng máy xay, coi như nồi nước dùng bị giảm đến 50% vị ngon, váng thịt cua thường xốp, sạn. Bún rối được trần bằng nước sôi lăn tăn, chan riêu cua ngập bún, còn nóng át bột chưng mỡ và rau diếp.

Yêu cầu đặc trưng nhất của bún riêu cua là váng thịt cua phải đông đặc, nổi màu vàng sẫm của gạch cua, nước dùng mang vị ngọt đậm, hơi chua, hơi cay.

Mặc dù là món quà sáng bình dân, nhưng bún riêu cua cũng được xếp vào thứ "ẩm thực" của người dân Hà Nội.

Trích: loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề