Dân công hỏa tuyến là gì

Bổ sung đối tượng tham gia dân công hỏa tuyến

[ĐCSVN] - Các trường hợp dân công được huy động để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng, cho cuộc kháng chiến của dân tộc thì đều được xem xét, giải quyết chế độ, chính sách theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn tại Công văn số 114/ĐĐBQH-VP ngày 15/10/2019, nội dung như sau:

"Cử tri đề nghị xem xét, bổ sung các đối tượng tham gia dân công hỏa tuyến những năm 1950 - 1953 được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế”.

Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau: Theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, thời gian được tính từ tháng 9/1945 đến ngày 20/7/1954; địa bàn thực hiện nhiệm vụ được tính trong phạm vi cả nước và ở Lào, Campuchia.

Căn cứ quy định nêu trên, thời điểm năm 1950 - 1953, đất nước ta đang bị thực dân Pháp đô hộ; dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, toàn dân tộc tiến hành trường kỳ kháng chiến. Do vậy, các trường hợp dân công được huy động để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng, cho cuộc kháng chiến của dân tộc thì đều được xem xét, giải quyết chế độ, chính sách theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Quốc phòng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.

Minh Anh

Bước 1. Đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này hoặc thân nhân đối tượng [đối với đối tượng đã từ trần] lập bản khai và trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

Bước 2. Từng đợt, trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân cấp xã hoàn thành việc xét duyệt, lập 02 bộ hồ sơ cho từng đối tượng; lập Biên bản họp Hội đồng chính sách xã, làm công văn đề nghị, kèm theo danh sách đối tượng được hưởng chế độ, báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Những trường hợp chưa rõ đối tượng, thời gian tính hưởng chế độ hoặc có khiếu nại, tố cáo thì để lại xác minh, làm rõ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo sau;

Bước 3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định do Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo [theo từng đợt], hoàn thành việc rà soát, đối chiếu, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo cấp huyện cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, làm công văn đề nghị, gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh hoặc Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, kèm theo hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần [mỗi đối tượng 02 bộ] và danh sách đối tượng được hưởng chế độ;

Bước 4. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tiếp nhận hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo; trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định [theo từng đợt] hoàn thành việc xét duyệt, tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cho ý kiến; hoàn thiện hồ sơ, làm công văn đề nghị, gửi cấp có thẩm quyền theo quy định sau đây: - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh báo cáo, đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu [qua Phòng Chính sách] thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần, kèm theo mỗi đối tượng 01 bộ hồ sơ và danh sách đối tượng được hưởng chế độ; lưu trữ mỗi trường hợp 01 bộ hồ sơ và danh sách đối tượng được hưởng chế độ.

- Cục Chính trị/Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổng hợp, đề nghị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần.

Bước 5. Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định [theo từng đợt], Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoàn thành việc thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần, sau khi có ý kiến thẩm định của Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;

Bước 6. Sau khi được cấp kinh phí trợ cấp, trong thời gian 10 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng bảo đảm kịp thời, công khai, chặt chẽ, chính xác; trao Giấy chứng nhận tham gia dân công hỏa tuyến cùng với chi trả chế độ trợ cấp một lần; thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định.

Trong chiến tranh biên giới năm 1979 tôi có tham gia với vai trò là dân công hỏa tuyến. Vậy bây giờ tôi có thuộc trường hợp được nhận thẻ BHYT miễn phí hay không và mức hưởng của tôi là bao nhiêu?

Tư vấn bảo hiểm y tế

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài bảo hiểm. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Về cấp thẻ BHYT

Căn cứ theo Điểm đ Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:

đ] Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.”

đối chiếu theo quy định tại Điều 2 Quyết định 49/2015/QĐ-TTg:

“Điều 2. Đối tượng và điều kiện áp dụng

1. Đối tượng

Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

2. Điều kiện

b] Dân công hỏa tuyến tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, ở biên gii phía Bắc từ tháng 02 năm 1979 đến tháng 12 năm 1988, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31 tháng 12 năm 1988, ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31 tháng 8 năm 1989. Địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là các huyện biên giới, các huyện tiếp giáp với huyện biên giới có yêu cầu phục vụ, bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu.”

Như vậy, theo quy định trên nếu bạn là dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến trong chiến tranh biên giới 1979 mà địa bàn thực hiện là các huyện biên giới, các huyện tiếp giáp với huyện biên giới có yêu cầu phục vụ, bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu thì bạn sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí.

Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 19006172

Về mức hưởng BHYT

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

g] 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”

Như vậy, trường hợp của bạn mức hưởng BHYT là 80% chi phí khám chữa bệnh khi đi đúng tuyến.

Video liên quan

Chủ Đề