Dải Ngân Hà rộng bao nhiêu?

Vũ trụ của chúng ta vốn bao la rộng lớn và chứa đựng vô vàn những điều kỳ bí mà con người chưa thể khám phá hết. Trái đất rộng lớn là thế, nhưng lại chỉ là 1 phần rất nhỏ nhoi trong dải ngân hà! Vậy dải ngân hà là gì? Trong đó chứa đựng bao nhiêu ngôi sao? Những điều lý thú này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Coolmate, mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Ngân hà với tên tiếng anh Milky Way – là 1 thiên hà chứa cả hệ Mặt trời trong đó và Trái đất thì lại là 1 phần của hệ Mặt trời. Có cả 1 truyền thuyết liên quan đến tên gọi Milky Way bạn nhé! Từ thời xa xưa, rất rất xưa, thần Zeus đã bế con trai của mình là Hercules đến bú trộm sữa của nữ thần Hera để giúp cậu bé trở nên bất tử. Thế nhưng, mọi chuyện không suôn sẻ, nữ thần choàng tỉnh làm dòng sữa văng tung tóe lên bầu trời. Và từ đó, cái tên Milky Way hình thành. 

Dải ngân hà là gì?

Dải ngân hà xuất hiện trên bầu trời với dải sáng mờ dài bắt đầu từ chòm sao Tiên Hậu cho đến sao Nam Thập Tự ở khu vực phía Nam. Độ sáng của dải ngân hà sẽ càng rõ nét hơn khi nhìn về phía chòm sao Nhân Mã. 

Những điều thú vị về dải ngân hà

1. Tuổi của ngân hà

Thật khó để xác định tuổi tác của 1 thứ rộng lớn như dải ngân hà. Các nhà khoa học đã tìm ra 1 trong những cách để tính tuổi của các vật thể thiên văn, đó là so sánh về hàm lượng phóng xạ nặng như Thorium-232 hoặc Uranium-238 với hàm lượng phỏng đoán từ ban đầu. 

Năm 2004, 5 nhà thiên văn học bao gồm Sofia Randich, Luca Pasquini, Daniele Galli, Piercarlo Bonifacio, Raffaele G.Gratton đã tiến hành tính toán xem dải ngân hà “già” cỡ nào. Họ dùng quang phổ siêu tím của kính viễn vọng loại cực lớn để đo lượng berili trong 2 ngôi sao thuộc tinh vân NGC 6397. Từ đó, nhóm 5 nhà thiên văn này sẽ suy ra thời gian đã trôi qua giữa ngôi sao đầu tiên trong dải ngân hà và ngôi sao đầu tiên trong tinh vân NGC 6397 là khoảng từ 200-300 triệu năm. Sau đó, họ tiến hành cộng khoảng thời gian này cùng tuổi biểu kiến của các ngôi sao thuộc tinh vân là 13.400 ± 800 triệu năm. Cuối cùng, suy ra được tuổi dự kiến của ngân hà là 13.600 ± 800 triệu năm.

Khó xác định chính xác tuổi của dải ngân hà

Một cách tính tuổi khác cũng được các nhà thiên văn áp dụng để tính tuổi của dải ngân hà là dựa trên sự tiến hóa của sao. Qua nghiên cứu, sao lùn trắng là ngôi sao già nua nhất và càng mờ thì tuổi của nó càng lớn. Khi sao lùn trắng nguội dần thường tỏa nhiệt và ánh sáng. Vì thế, có thể tính toán độ nguội của chúng để so sánh với nhiệt độ phỏng đoán ban đầu để ước tính tuổi của nó và vũ trụ.

2. Kích thước, khối lượng

Các nhà khoa học Canada ước tính rằng, dải ngân hà có khối lượng khoảng 400 – 580 tỷ lần khối lượng của Mặt trời. Và đây cũng chỉ là con số ước tính mà thôi. Bởi để đo được khối lượng của dải ngân hà thì cần đo được khối lượng của hàng trăm tỷ hành tinh, ngôi sao, mặt trăng, bụi, khí. Những vật chất hữu hình sẽ dễ tính toán khối lượng hơn so với vật chất tối – thứ mà thiên văn học không nhìn thấy hay chưa phát hiện trực tiếp trong không gian.

Về kích thước, ước tính rằng đường kính của dải ngân hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng, bề dày rơi vào khoảng 1.000 năm ánh sáng. Hãy thử tưởng tượng, nếu xem hệ Mặt trời có kích thước bằng đồng xu thì dải ngân hà của chúng ta sẽ là cả một lục địa lớn. Những tua nhỏ bao quanh cũng được xem là một phần của dải ngân hà nên đường kính tổng tăng lên thành 150.000 – 180.000 năm ánh sáng.

3. Sự hình thành

Từ thuở sơ khai, khi vũ trụ bao trùm bởi những đám khí ga Hydro và Heli. Một số đám khí đó bắt đầu kết hợp với nhau từ các phản ứng hợp hạch và tạo nên những vùng cô đặc hơn, kể từ đó các ngôi sao được hình thành. Các ngôi sao ban đầu tương tác hấp dẫn qua lại tạo nên cấu trúc cổ xưa nhất trong vũ trụ - quầng thể tinh cầu. Sau vài tỷ năm, khối lượng của những ngôi sao đầu tiên đã đủ lớn nên tự quay khá nhanh.

Dải ngân hà gồm các ngôi sao hình thành từ đám khí Hydro và Heli

Trong quá trình phát triển các ngôi sao mới, những ngôi sao “đời đầu” bắt đầu già đi và giải phóng lượng vật chất có trong nó bằng các vụ nổ siêu tân tinh, nhằm góp phần hình thành nên những ngôi sao trẻ. Trái đất và các hành tinh ngay nay được hình thành nhờ vào quá trình già hóa và giải phóng năng lượng đó.

Các ngôi sao mới liên tục được tạo ra do khối lượng của chúng cũng tiếp tục tăng lên cùng với việc tự quay quanh trục khá nhanh khiến hình dạng khối cầu bắt đầu phình ra, bẹp dần và cuối cùng có dạng đĩa như ngày nay. Các ngôi sao mới đều hình thành trên bề mặt đĩa nên tạo thành dải ngân hà.

4. Cấu trúc dải ngân hà

Nhìn theo hướng vuông góc với mặt đĩa thì chúng ta sẽ thấy dải ngân hà là 1 thiên hà dạng xoắn ốc. Phần trung tâm của dải ngân hà phình rộng ra, đồng thời có 4 cánh tay xoắn ốc xuanh quanh, ước tính đường kính khoảng 100.000 – 180.000 năm ánh sáng. Ngoài ra, dải ngân hà là 1 thiên hà xoắn ốc dạng thanh có 1 vùng dạng thanh chắn ngang qua trung tâm và có 2 cánh tay xoắn ốc chính. 1 trong 2 cánh tay nhỏ đó chính là cánh tay dạng xoắn ốc Orion chứa hệ Mặt trời. Và hệ Mặt trời của chúng ta lại nằm giữa 2 cánh tay lớn là Sagittarius và Perseus.

Dải ngân hà là 1 thiên hà dạng xoắn ốc

Hệ mặt trời chứa các ngôi sao trong phạm vi khoảng 10.000 năm ánh sáng nên tạo những phần bồi nhô cao. Điều này được giải thích bằng sự tồn tại của hố đen siêu nặng trong trung tâm của dải ngân hà với ước tính khối lượng gấp 4,1 - 4,5 triệu lần mặt trời.

5. Dải ngân hà có bao nhiêu hành tinh

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Pennsylvania của Mỹ đã sử dụng dữ liệu của kính viễn vọng Kepler thuộc NASA để tính toán số lượng hành tinh trong dải ngân hà. Theo đó, họ đi đến kết luận rằng dải ngân hà chứa khoảng 100 – 400 tỷ ngôi sao giống Trái đất và có đến 100 tỷ hành tinh khác nhau.

6. Thời gian hoàn thành xoay quanh ngân hà

Tốc độ di chuyển của hệ Mặt trời quanh trung tâm ngân hà là khoảng 828.000km/h [khoảng 230km/giây] hoặc 514.000 dặm/giờ [khoảng 143 dặm/giây]. Do đó, ước tính 1 năm ngân hà [năm vũ trụ] – thời gian để Mặt trời xoay đủ 1 vòng trên quỹ đạo quanh dải ngân hà - kéo dài khoảng 225 – 250 triệu năm Trái đất. 

Các ngôi sao xoay quanh dải ngân hà

Các ngôi sao xung quanh dải ngân hà được phân chia theo vùng, tuổi tác và tính chất khác nhau. Các ngôi sao đều có thể hình thành trong vùng khí và bụi, tuy nhiên, ngôi sao lớn hơn sẽ hình thành ở vùng khí và bụi cao hơn. Những ngôi sao lớn được gọi là siêu sao vì có khối lượng, tuổi thọ và độ sáng hơn gấp trăm lần khi so với Mặt trời. Trong khi đó, ngôi sao lùn lại dùng để chỉ những ngôi sao nhỏ vì chúng có độ sáng, tuổi thọ và khối lượng thấp hơn.

Các ngôi sao xoay quanh dải ngân hà chia theo vùng, tuổi và tính chất

Những cặp sao xoay quanh và liên kết nhờ lực hấp dẫn tạp nên hiện tượng sao phát xạ, sao phun trào. Có thể kể tên các ngôi sao trong dải ngân hà bao gồm:

+ Hệ mặt trời: nằm ở gần mép bản đồ thiên hà và thuộc vùng trung tâm vòng cánh tay chòm sao Orion

+ Polaris: là ngôi sao chỉ đường hay còn gọi là ngôi sao Bắc phương

+ Antares: là ngôi sao sáng và lớn nhất của chòm sao Orion

+ Sao nhiều màu, sao thần thoại, sao biến sáng, sao Neutron và nhiều hệ thống sao khác.

Những điểm “săn” dải ngân hà lý tưởng tại Việt Nam

Chứa đựng trong mình nhiều ngôi sao, dải ngân hà luôn là cái tên được nhắc nhiều với những ai yêu thích thiên văn và đam mê chinh phục. Để có thể ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của dải ngân hà, bạn cần chọn những địa điểm có độ nhiễu sáng thấp. Tại Việt Nam, những điểm lý tưởng để “săn” dải ngân hà bao gồm:

Việt Nam có nhiều địa điểm lý tưởng để ngắm dải ngân hà

1. Lào Cai

  1. Y Tý: khi đặt chân đến Y Tý, bạn có thể săn sao tại bản Choản Thèn với tên gọi khác là Công viên Choản Thèn và đỉnh núi Lảo Thần. Bầu trời những đêm cuối tháng âm lịch vào mùa hè chính là thời điểm trời trong giúp bạn ngắm trọn Milky Way bằng mắt thường
  2. Bạch Mộc Lương Tử: 1 tỏng 4 đỉnh núi cao nhất Việt Nam nằm giữa Lào Cai và Lai Châu với độ cao 3.046m. Để săn sao tại đây, bạn cần vượt qua quãng đường 30km để lên tới đỉnh núi. Sẽ khá vất vả những thành quả nhận lại sẽ thực sự mãn nhãn đó.
  1. Fansipan: nóc nhà Đông Dương với độ cao 3.143m cũng là 1 trong những địa điểm lý tưởng để săn những ngôi sao lấp lánh.

2. Lạng Sơn

Đỉnh Mẫu Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn có độ cao 1.541m so với mực nước biển thường được nhiều người lựa chọn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp vô tận của dải ngân hà. Lý do là bởi nơi đây có không gian thoáng đãng và hoang sơ, rất lý tưởng để ngắm trọn bầu trời sao vào những đêm mùa hè.

Thời điểm ngắm dải ngân hà là vào ban đêm khi trời trong

  1. Hồ Tuyền Lâm: tại khu du lịch Suối Tía thuộc Hồ Tuyền Lâm có khúc ngã 3 sông hướng Nam cực lý tưởng để ngắm dải ngân hà, bởi hướng Nam chính là hướng mọc của dải ngân hà. 
  2. Hồ Suối Vàng: hãy tìm đến bãi Cây Độc Mộc để chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên vào ban ngày và cùng bạn bè ngắm dải ngân hà vào ban đêm.

4. Bình Thuận

Những phiến đá hình đầu gà vươn mình ra biển ở Bình Thuận là không gian lý tưởng để săn ảnh Milky Way. Bạn có thể ghé thăm địa điểm này khoảng tháng 3 đến hết mùa hè để chụp ảnh dải ngân hà tại đây.

5. Phú Yên

Hàng loạt địa điểm là nơi lý tưởng săn dải ngân hà như Hòn Yến, hải đăng Mũi Điện, Gành Đá Đĩa… đã được kiểm chứng của rất nhiều người yêu thiên văn. Thời gian ngắm nhìn Milky Way thuận tiện vào khoảng tháng 1 – tháng 8, nhưng có lẽ thời điểm lý tưởng lại là tháng 3 – tháng 7.

Thời tiết mùa hè là lý tưởng để săn Milky Way

Lời kết

Càng tìm hiểu, chúng ta lại càng thấy rằng vũ trụ này thực sự bao la và xung quanh ta thì có biết bao nhiêu kiến thức hay để “nạp” vào mỗi ngày. Những thông tin được chia sẻ trong bài viết về dải ngân hà chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi. Vậy thì nhớ ghé Coolblog để cùng chúng tôi học hỏi kiến thức, nắm bắt xu hướng mỗi ngày nhé!

Chủ Đề