Nhiệt độ của người khỏe mạnh là bao nhiêu

Nhiệt độ trung tâm, nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người hay cách gọi phổ thông là "nhiệt độ cơ thể người" trung bình nằm trong khoảng từ 36,5°C - 37,1°C. Con số này lần đầu tiên được ghi nhận vào giữa thế kỷ 19 bởi một bác sĩ người Đức tên là Reinhold August Wunderlich.

Dựa trên một công trình nghiên cứu của Pháp, vị bác sĩ này sử dụng nhiệt kế đo thân nhiệt của hơn 25.000 bệnh nhân, thu hơn 1 triệu kết quả và xác định rằng nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37 độ C vào năm 1868.

Từ đó cho đến nay, mức nhiệt độ này được coi là một dấu mốc để các bác sĩ tiên đoán và xác định tình trạng sức khỏe của một người.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây lại đem đến những bất ngờ thú vị.

Nhiệt độ trung bình của cơ thể có giống nhau không?

Câu trả lời là không!

Theo các chuyên gia y tế, không có nhiệt độ cơ thể "bình thường" chung cho tất cả mọi người tại mọi thời điểm. Trong suốt cả ngày, nhiệt độ cơ thể của một người có thể thay đổi chênh nhau tới 1 độ. Thông thường nhiệt độ cơ thể thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất vào chiều muộn.

Mức nhiệt độ còn thay đổi khi bạn bị ốm, tăng lên trong và sau khi tập thể dục, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và khác nhau giữa giới tính và độ tuổi.

Nhiệt độ cơ thể cũng có xu hướng giảm dần theo tuổi tác.

Nói cách khác, nhiệt độ cơ thể là một chỉ báo về những gì đang diễn ra bên trong cơ thể một người tại một thời điểm nào đó. Đối với đội ngũ y tế, việc nắm bắt được thông tin về sự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo từng đối tượng là yếu tố quan trọng để chẩn đoán sức khỏe. Không phải người nào đo thân nhiệt cao hơn 37 độ C cũng bị sốt và không phải ai 37 độ C cũng là đang "bình thường".

Nhiệt độ cơ thể người đang giảm dần theo thời gian

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Stanford [Mỹ] hồi đầu năm nay phát hiện rằng nhiệt độ trung bình cơ thể người Mỹ đã giảm đều đặn 0,02 độ C trong một thập kỷ kể từ năm 1860.

Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2017 trên hơn 250.000 lượt đo nhiệt độ của 35.000 bệnh nhân người Anh cho thấy nhiệt độ trung bình là 36,6 độ C mà không phải là 37 độ C như niềm tin phổ biến.

Thậm chí, kết quả nghiên cứu đời sống và sức khỏe người Tsimane được thực hiện vào năm 2001 cũng cho thấy nhiệt độ trung bình của người dân bản địa sống trong khu vực rừng Amazon ở Bolivia đã giảm nhanh chóng, khoảng 0,05 độ C mỗi năm.

Trong công bố trên tạp chí khoa học eLife, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phân tích rất nhiều nghiên cứu thống kê khác nhau nhưng đều cho kết quả về sự suy giảm nhiệt độ cơ thể.

Việc nắm bắt được thông tin về sự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo từng đối tượng là yếu tố quan trọng để chẩn đoán sức khỏe - Ảnh: ROSSBRIDGEPEDS

Đi tìm nguyên nhân

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể lý giải lý do vì sao nhiệt độ cơ thể người lại có dấu hiệu giảm đi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do sự phát triển của kinh tế xã hội. Cơ thể con người ngày nay không phải tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong để thích nghi với môi trường vì đã có điều hòa vào mùa hè và lò sưởi vào mùa đông. Kể cả những người không được tiếp cận với công nghệ hiện đại để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thì vẫn có đủ quần áo và chăn màn theo thời tiết.

Ngoài ra, sự phát triển của dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và tỉ lệ viêm nhiễm nhẹ thấp hơn so với trước đây cũng là một yếu tố khả năng.

Mặc dù chưa xác định nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiệt độ cơ thể nhưng nhóm nghiên cứu hi vọng rằng phát hiện này sẽ thay đổi việc đo nhiệt độ trung bình cơ thể người cũng như truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu khác trên thế giới đi tìm câu trả lời vì sao.

Sự thay đổi mức nhiệt có thể được sử dụng như một chỉ số sức khỏe nói chung, giống như tuổi thọ, cung cấp khái niệm và cái nhìn mới về sức khỏe dân số.

Phát hiện cơ quan hoàn toàn mới trong cơ thể người: tuyến nước bọt thứ 4

TTO - Lần đầu tiên sau 300 năm, các nhà khoa học phát hiện ra tuyến nước bọt thứ 4 trong đầu người - một cơ quan hoàn toàn mới và chưa từng được biết đến.

Cơ thể con người có sự hoạt động giống như một cỗ máy, chỉ khác ở một điểm con người có trạng thái cảm xúc, có trái tim để cảm nhận yêu thương lẫn nhau. Mỗi giờ mỗi phút mỗi giây cơ thể chúng ta đều diễn ra hoạt động trao đổi chất, tạo ra năng lượng để cung cấp cho các tế bào. Để quá trình này diễn ra một cách trôi chảy, cơ thể chúng ta phải nhờ vào thân nhiệt để cân bằng môi trường bên trong đang vận động không ngừng nghỉ.

Tất cả những biến đổi thất thường ở môi trường bên trong đều được biểu ra bên ngoài qua sự tăng giảm của thân nhiệt. Vì thế kiểm tra nhiệt độ cơ thể là một cách để quan sát một người đang khỏe mạnh hay đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe.

Mục lục

Toggle

Cơ thể con người có nhiệt độ bao nhiêu?

Ở trạng thái cân bằng nhiệt độ cơ thể chúng ta sẽ ở mức 36 đến 37.5 độ C, đây là nhiệt độ ổn đinh giúp chúng ta duy trì các hoạt động sống hằng ngày. Tuy cơ thể chúng ta là một thể thống nhất nhưng ở từng bộ phận lại có nhiệt độ khác nhau. Theo cách thông thường khi cơ thể bị sốt chúng ta sẽ thường đưa nhiệt kế kẹp vào nách hoặc đo ở trán bằng các máy đo nhiệt độ. Ở trán và nách là những vị trí dễ dàng và nhiệt độ ở đây cũng được xem như nhiệt độ chung cho toàn thân.

Thân nhiệt của người khỏe mạnh là từ 36 đến 37 độ C

  • Trực tràng: trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng 36,3 – 37,1°C.
  • Miệng: thấp hơn ở trực tràng 0,2 – 0,6°C.
  • Nách: thấp hơn ở trực tràng 0,5 – 1°C, nơi đây là khu vực chúng ta thường xuyên đo thân nhiệt cho người lớn và cả trẻ em. Kết quả cho thấy là khá đúng với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thân nhiệt?

Thời tiết

Thời tiết thay đổi liên tục là một yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt cũng như sức khỏe của con người nhiều nhất. Khi tiết trời đang ấm đột nhiên trở lạnh, giai đoạn chuyển mùa là thời điểm tốt cho nhiều loại bệnh phát tán như cảm cúm, sốt, ho,…Tuy những loại bệnh này không nặng như lại tái đi tái lại nhiều lần, khiến cơ thể con người mệt mỏi, khó chịu. Với người lớn thì sự chống chịu tốt hơn trẻ em, vì thế khi chuyển mùa trẻ em thường bệnh hơn.

Nhất là ở Sài Gòn lúc nắng lúc mưa, trời đang nắng to cũng có thể mưa rào sau vài phút. Vì vậy mà chúng ta nên tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, nên đem theo dù hoặc áo mưa bên người phòng trừ tình huống cấp bách. Thời tiết trở lạnh phải mặc áo ấm, giữ ấm cơ thể để thân nhiệt ở mức cân bằng không bị biến đổi quá nhiều.

Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến thân nhiệt của chúng ta. Bạn ở phòng lạnh thì nhiệt cơ thể sẽ tăng cao để giữ ấm cho bản thân, khi bạn ở nơi có nhiệt độ nóng hơn thì cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt. Sự thay đổi đột ngột từ nhiệt độ của môi trường khiến cơ thể xảy ra hiện tượng sốc nhiệt. Lúc này bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi đôi khi còn cảm thấy khó thở, mệt lã người.

Đối mặt với những tình huống này bạn có thể mặc một chiếc áo khoác trước khi bước ra từ phòng lạnh, áo khoác sẽ có thể cân bằng nhiệt độ cơ thể khi ra ngoài môi trường bình thường. Nếu bạn không có áo khoác hãy tăng nhiệt độ máy lạnh dần dần bằng với môi trường bên ngoài trước khi tắt và bước ra ngoài, như vậy sẽ hạn chế được tình huống sốc nhiệt.

Áp lực

Áp lực từ công việc, cuộc sống, việc học là chúng ta căng thẳng thần kinh, nảy sinh nhiều âu lo muộn phiền. Tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý, sinh lý có vấn đề biến đổi đầu tiên nhất chúng ta có thể nhận ra là thân nhiệt. Khi lo lắng, mệt mỏi kéo dài và tăng lên đỉnh cao, cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái mất căn bằng, nhiệt độ tăng cao, những chức năng khác cũng vận động một cách chậm chạp hơn trước.

Tuổi tác

Người cao tuổi là đối tượng ít vận động vì thế mà các hoạt động trao đổi chất cũng ít hơn những độ tuổi khác, thân nhiệt của họ sẽ thấp hơn. Trẻ em chính là đối tượng có thân nhiệt cao nhất, vì quá trình tạo ra nặng lượng cung cấp cho tết bào nhiều hơn người trưởng thành. Ở những độ tuổi khác thì nhiệt độ luôn ở mức trung bình, nếu đột ngột thay đổi có nghĩa sức khỏe của bạn đang có vấn đề, bạn cần nghỉ ngơi và xem xét lại.

Trẻ em là đối tượng có thân nhiên cao nhất

Những rối loạn nào có thể xảy ra với thân nhiệt?

Tăng thân nhiệt

Hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể do bạn bị say nắng hoặc đang trong môi trường nhiệt độ thấp nên cơ chế tự tăng thân nhiệt để giữ ấm cho chính mình. Say nắng là một tình trạng phổ biến ở nước ta, bởi lẽ quanh năm suốt tháng ở Việt Nam mùa nắng vẫn chiếm đa số ngày mưa, thời gian một ngày nắng sẽ bắt đầu từ 7h sáng đến tầm 4h chiều mới tắt hẳn. Con người lại làm việc và hoạt động chính vào khoảng thời gian này việc bị say nắng là điều hiển nhiên.

Khi bị say nắng bạn sẽ gặp phải một tình huống như chóng mặt, mệt mỏi, nặng hơn là mê sảng, hoa mắt, ngất xỉu. Nhưng khi được đưa vào nơi thoáng mát, nghỉ ngơi khoảng 10 15 phút thì cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường. Đa số chúng ta bị say nắng một là nhiệt độ bên ngoài còn do sức khỏe của bản thân đang có vấn đề, mệt mỏi hoặc đang có một số bệnh lý nào đó đang phát triển nhưng bạn không nhận ra.

Còn một tình huống say nắng nữa mà chúng ta thường mắc phải là say nắng do tập luyện thể dục thể thao. Ở người thường xuyên vận động nhịp tim họ sẽ đập nhanh song song đó nhiệt độ cơ thể cũng cao hơn những người khác. Vì quá trình luyện tập là khi cơ thể đốt cháy năng lượng, các cơ quan phải hoạt động gấp đôi để bù lại lượng năng lượng bị tiêu hao dẫn đến thân nhiệt sẽ tăng cao. Cộng thêm sự tác động từ ánh nắng càng làm thân nhiệt cao hơn nữa.

 Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt cũng là một triệu chứng thường gặp ở một số đối tượng có thể trạng yếu ớt. Đối ngược với những người hay bị tăng nhiệt độ thì cũng có một số đông người bị hạ nhiệt đổi cũng do những tác động như thời tiết, nhiệt độ môi trường, bệnh lý, sức đề kháng của bản thân. Thông thường khi bị hạ nhiệt độ, cơ thể sẽ hoạt động rất chậm, tê bì chân tay, mắt mờ, run rẩy, khó thở,….

Sốc thuốc ma túy, thời tiết quá lạnh lẽo là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc cơ thể bị hạ nhiệt độ. Nghiêm trọng nhất khi nhiệt độ cơ thể dưới 33 độ C, sắp vượt ngưỡng chịu đựng sẽ xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như hoa mắt, mệt lã người, rơi dần vào trạng thái mê sảng, mất nhận thức,…Khi thấy cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu hạ nhiệt, bạn phải ngay lập tức đến bệnh viện hoặc thực hiện các bước sơ cấp cứu cơ bản để tránh những tình huống nghiêm trọng.

Sốt

Sốt là một hiện tượng thường thấy của con người khi mắc bệnh, có thể là cảm cúm hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Người bị sốt là khi thân nhiệt của họ ở mức trên 38 độ C, trạng thái tinh thần mệt mỏi cao độ, chảy nhiều nước nắt, đau đầu, chóng mặt…Sốt được liệt vào danh sách là triệu chứng hàng đầu của các bệnh lý, hầu hết các bệnh lý ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta đầu tiên là ở thân nhiệt, sau đó là những triệu chứng đặc trưng khác.

Tuy có thuốc và một số giải pháp để hạ nhiệt khi sốt nhưng bạn đừng xem thường bệnh sốt, nếu không chú ý hạ nhiệt kịp thời để sốt cao liên tục nhiều giờ thậm chí sốt không nguyên nhân nhiều ngày có thể đe dọa đến tính mạng. Cơ thể chúng ta chỉ có thể hoạt động tốt khi ở mức cân bằng hoặc gần mức cân bằng, ngoài những định mức đều có thể xảy ra những tình huống nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.

Cách đó thân nhiệt đúng cách

Sử dụng nhiệt kế hoặc máy đo nhiệt cầm tay, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy đô nhiệt độ khác nhau. Tùy vào mẫu mã, chức năng đi kèm mà máy có nhiều loại giá, từ vài trăm đến vài triệu. Những máy đo tiên tiến sẽ có thêm chức năng hiển thị nhiệt độ ở nhiều bộ phận, quy độ độ C thành độ F. Thông thường mọi người sẽ sử dụng nhiệt kế thủy kẹp ở nác từ 1 – 2 phút lấy ra sẽ cho chúng ta biết chính xác thân nhiệt là bao nhiêu.

Nhiệt kế cầm tay là loại nhiệt kế dễ dàng sử dụng nhất!

Trên thị trường ngoài các 2 loại nhiệt kế là thủy ngân và máy đo nhiệt độ cầm tay thì còn một số loại khác nhua:

  • Nhiệt kế hóa học: đây là loại sử dụng một lần, thường được dùng cho bệnh nhân bị cách và rất khó để đọc được kết quả chính xác vì phải quan sát sự đổi màu của chất hóa học, thường gian cho kết quả sẽ lâu hơn những loại khác.
  • Nhiệt kế hậu môn: địa phận này khá là nhạy nhưng nhiệt độ ở đây là chính xác nhất trên cả cơ thể. Nhiệt kế hậu môn không được dùng để đo những bệnh nhân có bệnh về đường tiêu hóa như: trĩ, tiêu chảy, táo báo,…Thời gian đo của loại này cũng khá lâu tầm 2 phút mới cho ra kết quả.
  • Nhiệt kế miệng:đây là loại được nhiều gia đình dùng để đo nhiệt độ cho trẻ nhỏ, thời gian cho ra kết quả là 3 phút, khá là lâu nhưng lại tiện lợi hơn nhiệt kế hậu môn.

Nhiệt độ là một trong những yếu tố dễ dàng quan sát và đo đạc nhất để phát hiện cơ thể đang có vấn đề thay đổi. Mỗi một vần đề xảy ra trên cơ thể con người đều được phản ảnh qua thân nhiệt, ngay cả khi bạn không mắc bệnh nhưng tâm lý bị chấn động cũng làm nhiệt độ cơ thể thay đổi. Vì thế nếu thân nhiệt đột ngột thay đổi hoặc bị tác động bởi môi trường bên ngoài hãy nhanh chóng kiểm tra nhiệt độ và tìm cách để cân bằng lại sự biến đổi này để không xảy ra những tình huống nguy hiểm.

Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh là bảo nhiêu?

Phạm vi bình thường cho nhiệt độ cơ thể là từ 36°C - 37,5°C trong thực hành lâm sàng. Nhiệt độ cơ thể thường được đo ở ba vị trí: Ở trực tràng: trong điều kiện bình thường dao động trong khoảng 36,3 - 37,1°C.

Nhiệt độ ở nách của bé bảo nhiêu là bình thường?

Nhiệt độ đo được ở mông thông thường vào khoảng 36,6-38ºC. Trong khi đó, nhiệt độ đo ở miệng vào khoảng 35,5-37,5ºC, nhiệt độ ở nách là 34,7-37,3ºC, và nhiệt độ đo ở tai trẻ khoảng 35,8 38ºC.

Sốt cao bảo nhiêu độ là nguy hiểm?

- Sốt nhẹ: Nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng 37 – 38°C. - Sốt mức trung bình: Thân nhiệt tầm 39°C. - Sốt cao: Nhiệt độ lên đến 39 – 40°C. Khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên được xem là sốt cao, khi đó người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức.

Nhiệt độ cơ thể bảo nhiêu là thấp?

Hạ thân nhiệt là tình trạng khi đo nhiệt độ ở hậu môn thấp hơn 35 độ C, từ 35 – 34 độ C là hạ thân nhiệt nhẹ; 34 – 32 độ C là hạ thân nhiệt trung bình; 32 – 25 độ C là hạ thân nhiệt nặng; dưới 25 độ C là hạ thân nhiệt nguy kịch. Khi nhiệt độ cơ thể giảm, tim, hệ thần kinh và các khác không thể hoạt động bình thường.

Chủ Đề