Cyan là màu cơ bản trong hệ màu nào năm 2024

Khi sử dụng các phần mềm đồ họa để làm file thiết kế sau đó đem đi in ấn thì hay xảy ra tình trạng sai lệch màu. Lý do là sự nhầm lẫn giữa 2 hệ màu cơ bản CMYK và RGB. Hãy để cẩm nang in ấn AZ giúp bạn phân biệt các hệ màu CMYK, RGB, LAB COLOR để sử dụng đúng màu trong thiết kế và in ấn.

Hệ màu CMYK

CMYK là gì? CMYK là từ viết tắt của 4 màu cơ bản [C, M, Y, K]: màu cyan [xanh], màu magenta [hồng], màu yellow [vàng] và màu black [đen]. Đây là hệ màu dùng trong in ấn tại các máy in công nghiệp.

.png]

Hệ màu CMYK có nguyên lý hấp thụ ánh sáng. Màu sắc mà con người nhìn thấy là từ màu của ánh sáng không bị hấp phụ. Đây là màu có trên những vật không tự mình phát sáng mà chỉ phản xạ lại ánh sáng từ nguồn khác chiếu vào.

Chỉ với 4 màu cơ bản và thông qua quy tắc cộng màu CMYK tạo ra rất nhiều màu sắc in ấn. Màu xanh [Cyan] trộn với hồng [Magenta] tạo ra màu xanh dương, màu xanh [Cyan] với vàng [Yellow] sẽ cho ra màu xanh lá, màu hồng [Magenta] với vàng [Yellow] sẽ cho ra màu đỏ. Ba màu Yellow, Cyan, Magenta kết hợp cho ra màu đen. Ngoài ra, việc cộng 3 màu xanh, vàng, hồng với màu đen tỉ lệ khác nhau sẽ cho ra màu sắc đậm hay nhạt.

Màu CMYK gọi là màu in ấn vì các máy in ngày nay đều sử dụng hệ màu này. Vì vậy, nếu bạn thiết kế file in ấn thì phải chọn hệ màu CMYK để màu sắc in ra đúng chuẩn.

Hệ màu RGB

RGB là từ viết tiếng anh của 3 màu cơ bản Red [đỏ], Green [xanh lá], Blue [xanh dương]. Đây là hệ màu cộng, 3 màu cơ bản cộng vào nhau thành màu trắng. Hệ màu này dùng để hiển thị màu trên các màn hình điện thoại, TV, màn hình máy tính và những thiết bị điện tử khác.

.png]

Hệ màu RGB làm phát xạ ánh sáng với mô hình ánh sáng bổ sung. Hệ màu này hoạt động dựa trên hiệu ứng cộng thêm màu trắng vào màu gốc để phát ra ánh sáng và hình ảnh rực rỡ.

​Màu RGB có khoảng màu sắc rộng hơn nhiều so với màu CMYK, đặc biệt nằm trong màu huỳnh quang sáng. Chính vì vậy, nếu bạn đang muốn thiết kế file hiển thị trên các màn hình hay chạy video hiển thị thì chọn chế độ màu RGB để cho chất lượng màu rõ nét.

Hệ màu LAB

Màu LAB được biểu diễn bằng 3 kênh kết hợp:

  1. Kênh L [Lightness-Luminance] có trục thẳng đứng, biểu diễn độ sáng của màu từ 0 [Đen] đến 100 [Trắng]. Kênh này chỉ chứa thông tin về độ sáng của màu chứ không chứa giá trị màu.
  2. Kênh “a”: Có các giá trị màu từ Green [xanh lá] [-] cho tới Red [Đỏ] [+]
  3. Kênh “b”: Có các giá trị màu từ Blue [xanh dương] [-] tới Yellow [Vàng] [+]

Màu Lab Color có ưu điểm là sự phân tách riêng về giá trị màu và độ sáng màu, nên trong quá trình chỉnh sửa ảnh người thiết kế có thể chỉnh sửa nhiều thao tác trên kênh độ sáng mà không làm ảnh hưởng đến màu gốc của ảnh. Các thao tác cơ bản như Levels, Sharpen,… và các filter dùng trong Photoshop cho kết quả màu tốt hơn khi sử dụng hệ màu LAB.

Khi làm các file hiển thị trên các màn hình thì ta dùng hệ màu RGB. Nhưng khi đem ảnh đi in thì máy in lại in theo hệ màu CMYK dẫn đến ảnh in ra khác màu so với file thiết kế. Bởi vì thế nên muốn ảnh in ra đẹp thì người thiết kế phải chỉnh màu trên hệ RGB trước, rồi khi in thì lại chuyển sang hệ màu CMYK để chỉnh sửa. Chúng ta chỉ còn cách tự chỉnh vì khi chuyển màu từ RGB sang CMYK, kiểu gì cũng bị sai lệch màu. Thêm nữa, hệ màu CMYK trong Photoshop sẽ bị giới hạn nên không thể thiết kế bằng chế độ màu này.

Vì vậy, khi biết về hệ LAB thì bạn có thể chuyển ảnh sang chế độ LAB để căn chỉnh màu chuẩn rồi chuyển sang CMYK để mang đi in ấn. Ở chế độ LAB các bộ lọc vẫn sử dụng bình thường, khi chỉnh Levels ảnh ta cũng không làm ảnh hưởng đến màu gốc của tấm ảnh.

Trong lĩnh vực thiết kế, kiến thức về hệ màu CMYK và hệ màu RGB là một trong những kiến thức cơ bản nhất. Nếu bạn là người ngoại đạo "Design" thì có bao giờ bạn gặp tình trạng màu hiển thị trên máy tính 1 đằng đến lúc đem in ra giấy thì màu in 1 nẻo chưa?

Đó là một trong những đặc tính khác nhau giữa CMYK và RGB mà các bạn mới bước vào con đường design cần nắm rõ.

Cùng điểm nhanh qua các khác biệt cơ bản giữa 2 hệ màu RGB và CMYK nhé:

CMYK là hệ màu được tạo ra từ 4 màu cơ bản: C-Cyan, M-Magenta, Y-Yellow, K-Key/Black. Lý do sử dụng chữ K thay vì chữ B trong Black là vì B đã dùng trong hệ màu RGB là Blue.

Hệ màu CMYK hoạt động theo nguyên lý hấp thụ ánh sáng.

Hệ màu RGB là gì?

RGB là hệ màu được tạo ra từ 3 màu cơ bản: R-Red, G-Green và B-Blue.

Hệ màu RGB hoạt động theo nguyên lý phát xạ ánh sáng.

Sau đây là các đặc điểm khác biệt giữa 2 hệ màu:

1. Cơ chế màu

Hệ màu CMYK hoạt động dựa theo nguyên tắc trừ màu [màu hoá chất]. Các màu sẽ được trộn với nhau cùng với màu nền là màu của chất liệu được in lên. [giấy, nhựa, kim loại,...]

Hệ màu RGB hoạt động theo nguyên tắc cộng màu [ánh sáng]. Ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức để tạo thành các màu.

2. Tính chất màu sắc

Màu sắc của hệ màu CMYK khá hạn chế. Độ tươi, rực phụ thuộc vào chất liệu, độ sáng của mặt nền dùng để in. Cần tính toán đong đếm nhiều để có được màu mong muốn.

RGB thì đa dạng về màu sắc. Màu tươi rực rỡ, sáng do được trình chiếu qua màn hình các thiết bị điện tử. Linh hoạt trong việc thay đổi, lựa chọn màu sắc.

3. Định dạng tệp

Các định dạng tệp phù hợp cho hệ màu CMYK: AI, EPS, PDF ...

Các định tệp phù hợp cho hệ màu RGB: JPEG, PSD, PNG, GIF ... [Ngoài ra các định dạng file Video cũng mặc định sử dụng hệ màu RGB]

4. Tính ứng dụng

Sử dụng hệ màu CMYK cho thiết kế nếu bạn dùng cho in ấn: poster, brochure, catalogue, tạp chí, billboard ...

Chủ Đề