Cụ rùa bao nhiêu tuổi rồi?

Rùa Hồ Gươm được coi là báu vật của Hà Nội bởi hình ảnh Rùa vàng như một minh chứng cho truyền thuyết trả gươm từ 700 năm trước của vua Lê Lợi. Vậy bạn có biết hiện nay cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của thehwp.org để được giải đáp nhé!

I. Lai lịch cụ Rùa Hồ Gươm

Rùa Hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus swinhoei
  • Hiện nay, tên khoa học của Rùa vàng Hồ Gươm vẫn chưa được xác định 100%, vì một số người cho rằng Rùa Hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus swinhoei, cùng loài với Rùa Đồng Mô và hai con ở Trung Quốc. Một số nhà khoa học ở nước ta cho rằng đó là một loài hoàn toàn mới Rafetus leloii, tức là rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ.
  • Theo Wikipedia, cụ Rùa Hồ Gươm thuộc loài rùa mai mềm khổng lồ sống ở vùng nước ngọt. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng cụ Rùa sống dưới Hồ Gươm cùng loại với rùa Thượng Hải. Thế nhưng, qua những nghiên cứu thì đây là một loài rùa hoàn toàn mới.
  • Qua các mẫu vật thu được cho thấy Rùa Hồ Gươm giống với một số con rùa được phát hiện ở Thanh Hóa, Hòa Bình. Đặc biệt, rùa Hồ Gươm đang có nguy cơ tuyệt chủng đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
  • Mặc dù nhiều tài liệu mô tả Rùa hồ Gươm là rafetus swinhoei đã được các nhà khoa học quốc tế công nhận. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng xảy ra khác nên vẫn chưa có câu trả lời hoàn toàn thuyết phục về nguồn gốc của Rùa vàng Hồ Gươm.

II. Cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi?

  • Theo truyền thuyết và một số người kể lại, rùa vàng ở hồ Gươm được vua Lê Lai thả vào hồ. Vậy, cụ rùa đã sống trong hồ 700 năm?
  • Không có sự đồng thuận giữa các nhà khoa học về vấn đề này, vì dù được ghi nhận là một sinh vật sống lâu, có thể lên tới 300 năm tuổi. Nhưng ngay cả như vậy, 700 năm vẫn là một chặng đường dài.
  • Tuy nhiên, theo tiến sĩ Bùi Quang Tề, người đã tham gia chữa trị cho cụ rùa cuối cùng ở hồ Hoàn Kiếm cho biết: “Tôi ước tính cá thể này có thể hơn 200 tuổi, trong khi đó rùa sống lâu nhất thế giới là khoảng 200 tuổi”.
  • Như vậy, cụ rùa cuối cùng của Hồ Gươm khoảng 200 tuổi, mặc dù có kích thước khá tương đồng với cá thể đã chết năm 1967 nhưng không có nghiên cứu chứng minh cá thể nào có tuổi nhiều hơn.

III. Tiêu bản cụ Rùa trong đền Ngọc Sơn

Trong đền Ngọc Sơn có 2 tiêu bản rùa Hồ Gươm
  • Hiện nay, trong đền Ngọc Sơn có 2 tiêu bản rùa Hồ Gươm được đặt trong tủ kính trưng bày – cá thể chết năm 2016 được làm tiêu bản bằng phương pháp nhựa hóa được lựa chọn bởi nó giúp bảo quản nguyên mẫu vật từ hình thái, màu sắc đến cả những phần khó như mắt, diềm mai. Phương pháp này cũng giúp giữ nguyên vẹn mẫu vật sát thực với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền theo thời gian.
  • Sau khi hoàn thành, mẫu Rùa Hồ Gươm có kích thước dài hơn 2m và rộng 1.1m
  • Với cá thể chết năm 1967 có kích thước khổng lồ dài 2.1m, bề rộng của mai là 1.2m được các chuyên gia Đức hỗ trợ làm tiêu bản. Song nửa thế kỷ đã bị hư hại và trải qua đợt trùng tu năm 2010.

IV. Một số lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt hồ

Các lần cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên
  • 2010: Cụ Rùa nổi tới 124 lần. Trong đó có hai lần đúng dịp Quốc Khánh và khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
  • 2011: Cụ Rùa bất thường nổi lên nhiều lần với nhiều vết thương. Lúc đó, cụ có cân nặng 169kg, chiều dài của mai là 1,3m . Vào thời điểm đó, nhiều ban ngành cùng chung tay và đã hoàn thành chữa trị bệnh cho “Cụ” sau 3 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành việc lai dắt rùa và đã thành công.
  • 2012: Châu Âu muốn làm phim Cụ Rùa.
  • 2013: “Cụ” nổi đúng ngày tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình [13/10].
  • 2014: Cụ Rùa khỏe mạnh, mai nhẵn bóng.

Như vậy không chỉ là nhân chứng sống của lịch sử Hồ Gươm, cụ rùa còn rất linh thiêng, thân thuộc với người dân thủ đô trong các ngày đáng nhớ của dân tộc.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi cụ Rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi? Cụ Rùa Hồ Gươm chính là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đừng quên thường xuyên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất nhé!

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trưởng nhóm cứu chữa cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm năm 2011, cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm [người dân quen gọi là cụ rùa]  đã sống đến vài trăm tuổi, thuộc nhóm thọ nhất thế giới.

Tiền sĩ Tề cho biết, trong lần cứu chữa năm 2011, chưa xác định chính xác tuổi của cụ rùa. Tuy nhiên, ước tính cụ rùa vài trăm tuổi. Cụ rùa cũng đạt đến kích thước tối đa với chiều dài 2,08 m rộng 1,08 m, nặng 169kg. 

TS Tề cho biết thêm, cá thể rùa sống lâu nhất trên thế giới được ghi nhận là 180 năm. Vì thế, cụ rùa hồ Hoàn Kiếm thuộc loài sống lâu nhất thế giới.

Rùa hồ Gươm trong lần chữa trị vào năm 2011. Ảnh: Vnexpress

Trước đó, vào 16h, một người dân phát hiện thi thể cụ rùa nổi trên mặt hồ, phía đường Lê Thái Tổ, đối diện số nhà 34 Lê Thái Tổ. Thi thể  cụ rùa sau đó được đưa vào Đền Ngọc Sơn rồi chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. 

Theo PGS.TS Hà Đình Đức, người có nhiều năm nghiên cứu về Rùa Hoàn Kiếm, cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Gươm đã được đưa về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào đêm qua.

Ông Đức cho biết, xác cụ rùa đang được bảo quản tại phòng lạnh của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để chờ xử lý, có thể làm tiêu bản lưu giữ.

Rùa Hoàn Kiếm [còn có tên là giải Swinhoe, Rafetus swinhoei] được mô tả lần đầu tiên từ năm 1873, nhưng thực tế có rất ít nghiên cứu về loài rùa mai mềm khổng lồ này. Năm 2011, Quỹ bảo tồn rùa [TCF] xếp rùa Hoàn Kiếm là một trong 25 loài rùa bị đe dọa cao nhất thế giới. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN xếp loài này vào mức cực kỳ nguy cấp [CR] năm 2010.

Đứng đầu trong danh sách các loài rùa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, rùa Hoàn Kiếm còn bốn cá thể tồn tại được biết đến, hai cá thể được ghép đôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, một cá thể ở hồ Hoàn Kiếm và cá thể cuối cùng được phát hiện tại hồ Đồng Mô, Hà Nội./.

Cụ rùa Hồ Gươm sống được bao nhiêu tuổi?

Trong bài viết có tựa đề "“Giáo sư rùa” Hà Đình Đức" đăng trên tờ Người Lao Động có viết: "Theo nghiên cứu của PGS Hà Đình Đức, cụ rùa Hồ Gươm ước đã 700 tuổi, nặng chừng hai tạ".

Cụ rùa chết vào năm bao nhiêu?

Rùa Hồ Gươm là một nhóm cá thể rùa lớn đã từng sống tại Hồ Gươm. Con cuối cùng sống ở Hồ Gươm đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016.

Cụ rùa Hồ Gươm chết năm 1967 bao nhiêu tuổi?

Thương tâm nhất là “cụ rùa” khổng lồ, đồn là đã 900 tuổi, bị những người đánh cá sát hại vào ngày 2/6/1967. Hôm đó, vào lúc gần trưa, sát ven bờ, tại khu vực nhà Thủy Tạ bây giờ, có rất nhiều người xúm xít xem rùa nổi.

Cụ rùa tên thật là gì?

Theo PGS Hà Đình Đức, "cụ Rùa" hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus Swinhoei, đây là loài rùa được liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.

Chủ Đề