Cốt dọc là gì

Cốt đai có tác dụng gì? Cách bố trí cốt đai trong dầm ra sao? Đối với ngành xây dựng, cốt đai có tác dụng như thế nào? Hãy cùng Tin Xây Dựng khám phá ngay phía dưới đây nhé

  • Cấp phối đá dăm loại 1 - Cấp phối đá dăm loại 2
  • Gỗ thông là gì? Ứng dụng gỗ thông trong trang trí gia đình
  • Cách tính khối lượng thép trong bản vẽ - Cách thống
  • Trang trí phòng khách bằng gỗ đang đến sự trang
  • Gầm cầu thang nên làm gì ? Cách trang trí gầm cầu thang

Khi tiến hành bất kỳ công trình xây dựng nào, chủ đầu tư sẽ luôn nỗ lực để mang đến cho mỗi công trình những giá trị bền vững, chắc chắn nhất có thể. Chính vì vậy, cốt đai là một trong những bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên toàn bộ chất lượng của cột.

Vậy đến thời điểm này, bạn đã hiểu được phần nào cốt đai có tác dụng gì chưa nhỷ? Nếu vẫn còn đang thắc mắc, chúng ta cùng chậm dãi tham khảo toàn bộ thông tin dưới đây nhé.

Cốt đai có tác dụng gì? Cách bố trí cốt đai trong dầm ra sao ?

Cốt đai có tác dụng gì?

Vẫn cứ là câu hỏi đang được thắc mắc. Cốt đai có tác dụng gì ????

Trong tất cả các công trình xây dựng, chúng ta đều biết đến cốt đai chính là một bộ phận không thể thiếu được, nó giúp cho quá trình thi công cột được diễn ra một cách suôn sẻ và mang lại sự chắc chắn, bền vững cho cột. Xét về mặt cấu tạo cơ bản, nếu như cốt đai không được làm nghiêm chỉnh, không đạt tiêu chuẩn thì toàn bộ công trình cũng sẽ bị ảnh hưởng vô cùng lớn.

Để trả lời cho câu hỏi cốt đai có tác dụng gì Cốt đai có tác dụng đảm bảo sự cố định về vị trí cốt thép theo hướng chiều dọc trước khi thực hiện đổ bê tông. Cốt đai sẽ phải chịu ứng lực do sự co ngót gây ra đồng thời nó cũng nâng cao khả năng chịu lực nén của bê tông và làm giảm thiểu tối đa tình trạng nở ngang khi chịu lực cắt tác động vào.

Cốt đai có tác dụng gì?

Bạn có quan tâm: Móng bè là gì? Những ưu nhược điểm khi sử dụng móng bè

Cấu tạo chi tiết của cốt đai ra sao? Cách bố trí cốt đai trong dầm thế nào

Cốt đai được biết đến là một bộ phận cấu tạo kết nối của cốt thép với cốt dọc chịu lực hay cốt dọc cấu tạo và cốt xiên. Bạn đã biết cấu tạo chi tiết của từng bộ phận ra sao chưa, bạn đã nắm được cách bố trí cốt đai trong dầm thế nào chưa? hãy để Tin Xây Dựng giới thiệu đến bạn tiếp nhé.

Cốt thép dọc chịu lực: sẽ được bố trí theo sự tính toán cụ thể, cốt thép dọc chịu lực có đường kính dao động trong khoảng từ 10 mm đến 32 mm. Trong dầm, đối với b>=150 mm thì đảm bảo tối thiểu phải có 2 thanh thép, ngược lại thì cũng có thể chỉ cần 1 thanh thép là đủ.

Cấu tạo chi tiết của cốt đai ra sao? Cách bố trí cốt đai trong dầm thế nào

Cốt thép dọc cấu tạo: có tác dụng dùng để làm giá đỡ. Nó đảm bảo sự cân bằng và tính ổn định cho cốt đai giữ nguyên vị trí. Nó gánh chịu mọi tác động từ sự co ngót của bê tông cũng như ảnh hưởng về nhiệt độ của môi trường. Đường kính cấu tạo của cốt thép dọc cấu tạo thường dao động từ 10mm đến 12mm và h > 700mm. Nó đòi hỏi phải đặt thêm cốt thép cấu tạo vào trong mặt bên.

Cốt đai: đây là bộ phận chịu lực cắt Q, cốt đai có đường kính dao động khoảng 6mm đến 8mm và được buộc vào cột dọc, nó nắm giữ vai trò dùng để cố định và đảm bảo vị trí cột được kiên cố khi tiến hành thi công.

Cốt thép xiên: bộ phận này thường được dùng để tăng cường khả năng chịu lực cắt tốt nhất của dầm khi lực có cường độ quá lớn.

Vì sao cốt đai lại có móc?

Vì sao cốt đai lại có móc?

Đây có lẽ là vấn đề rất mà nhiều người thắc mắc nhất. Sở dĩ cốt đai sở hữu những cái móc được cấu tạo theo nhiều kiểu khác nhau và nó tùy theo nhu cầu sử dụng trong từng công trình xây dựng bởi lý do :

Cốt đai giúp giữ vững, không bị xô lệch vị trí của các cột, mang đến hiệu quả khi thi công cao hơn.

Cốt đai tạo sự an toàn liên kết, đáp ứng tiêu chuẩn về độ rộng, chiều dài. Điều này giúp cho quá trình thiết kế không vượt quá điểm cần chịu ứng suất, nâng cao khả năng chịu lực.

Cốt đai có móc được thiết kế nhằm mục đích giúp tăng khả năng chống lại các chuyển động mạnh, làm giảm thiểu những tác động không tốt có thể diễn ra trong quá trình thi công.

Cốt đai giúp cho quá trình đổ bê tông đạt kết quả cao hơn, giữ vững vị trí được đổ, ngăn chặn bê tông tách ra bên ngoài, ảnh hưởng đến chất lượng cột.

Ngoài ra, cốt đai còn mang lại khả năng chống trượt cực tốt từ bê tông và cốt đai sẽ giữ chúng ở vị trí cố định vô cùng hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tin Xây Dựng về cốt đai, hi vọng bạn đã phần nào nắm được Cốt đai có tác dụng gì? Cách bố trí cốt đai trong dầm ra sao ? Cấu tạo chi tiết của cốt đai như thế nào. Hẹn gặp bạn ở những chia sẻ tiếp theo nhé

Video liên quan

Chủ Đề