Coông văn đề nghị không triển khai dịchvụ truyền hình năm 2024

Ngày 01/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung gồm 4 Điều, trong đó Điều 1 sửa đổi 14 Điều, bổ sung thêm 01 Điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP. Các quy định sửa đổi, bổ sung tập trung cụ thể hóa các quy định quản lý dịch vụ, đặc biệt đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet chỉ cung cấp gói dịch vụ theo yêu cầu [OTT TV VOD], không cung cấp kênh chương trình; quản lý nội dung cung cấp trên dịch vụ [gồm nội dung theo yêu cầu, chương trình, kênh chương trình]. Điều 2 Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận. Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 71/2022/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.

Nội dung căn bản nhất của Nghị định số 71/2022/NĐ-CP là khẳng định quan điểm quản lý dịch vụ OTT TV VOD, gồm cả doanh nghiệp [DN] nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tới người sử dụng tại Việt Nam. Theo đó, các DN nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT TV xuyên biên giới vào Việt Nam phải được cấp phép. Đối với loại hình dịch vụ OTT TV, DN có thể lựa chọn 2 mô hình cung cấp dịch vụ: [i] OTT TV cung cấp cả kênh trực tuyến và nội dung theo yêu cầu [VOD] và [ii] OTT TV chỉ cung cấp VOD [OTT TV VOD]. Đối với dịch vụ OTT TV VOD, DN chỉ cần thực hiện kê khai theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông, thay vì phải lập Đề án [Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 71/2022/NĐ-CP]. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong nước, có những điều kiện về kỹ thuật tương đương như doanh nghiệp nước ngoài, được tham gia cung cấp dịch vụ. DN nước ngoài có nhu cầu tham gia thị trường cũng phải thực hiện thủ tục như DN trong nước.

Điểm quan trong tiếp theo của Nghị định số 71/2022/NĐ-CP là bổ sung thêm một Điều 20a của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP [khoản 11 Điều 1 Nghị định số 71/2022/NĐ-CP] quy định về biên tập, phân loại, biên dịch nội dung VOD. Theo đó, nội dung VOD được phân thành 03 nhóm để thực hiện, gồm: [i] Đối với các chương trình tin tức, thời sự; các chương trình về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội: phải được cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình sản xuất, biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ; [ii] Đối với phim: DN được chủ động thực hiện hoạt động phân loại phim theo tiêu chí phân loại do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định khi đáp ứng các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định của Chính phủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả phân loại. Trong trường DN không có năng lực, điều kiện để thực hiện thì đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền thực hiện phân loại đối với phim chưa được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng; [iii] Đối với chương trình thể thao, giải trí: Các DN cung cấp dịch vụ được thực hiện hoạt động biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ và hiển thị cảnh báo trong khi cung cấp dịch vụ, căn cứ theo nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo quy định pháp luật Việt Nam.

Như vậy quy định này đã nới lỏng hơn so với Nghị định số 06/2016/NĐ-CP. DN được chủ động biên tập, phân loại đối với các loại nội dung VOD là phim, chương trình thể thao, giải trí khi đáp ứng các điều kiện, tiêu chí theo quy định của cơ quan có thẩm quyền [trước đây, theo quy định tại Nghị định số 06/2016/NĐ-CP, tất cả nội dung VOD đều phải được cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ].

Đối với hoạt động biên dịch các phim, chương trình nước ngoài: Không bắt buộc, trong trường hợp thực hiện biên dịch, phải bảo đảm tôn trọng, bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo đảm không vi phạm các điều cấm theo quy định pháp luật Việt Nam. Quy định này cũng áp dụng đối với việc biên dịch kênh chương trình nước ngoài.

Có thể nói, sự ra đời của Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sẽ tạo điều kiện cho DN trong nước và DN nước ngoài kinh doanh dịch vụ trên cùng mặt bằng pháp lý, bảo đảm sự công bằng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời không bổ sung thêm thủ tục hành chính.

Nghị định số 71/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi thành từ ngày 01/01/2023.

Để Nghị định số 71/2022/NĐ-CP sớm được triển khai hiệu quả trong thực tiễn, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức các hội nghị tập huấn để phổ biến các quy định mới tại Nghị định đến các tổ chức, DN có liên quan./.

Căn cứ Luật số 02/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2021;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26 tháng 3 năm 2020 của Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân;

Căn cứ Hướng dẫn liên ngành số 14/HDLN-BCA-VKSNDTC ngày 20/7/2022 về công tác phối hợp tiếp nhận giải quyết tố giác tội phạm về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

Bộ Công an hướng dẫn tổ chức, cá nhân quy trình tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

1. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Tố giác hoặc báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác, báo tin về tội phạm được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.

- Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Người tố giác tội phạm được yêu cầu biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì người tố giác tội phạm có quyền đề nghị được bảo vệ bởi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Khi xét thấy có căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

* Về nghĩa vụ: Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

2. Các bước tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

* Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

- Trong trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra hoặc hành vi phạm tội vừa kết thúc thì bị phát hiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin đến Công an xã, phường, thị trấn nơi diễn ra hành vi phạm tội hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất.

- Trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

- Đối với các trường hợp khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh hoặc Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm, nơi cư trú của người bị tố giác, báo tin.

- Cơ quan, tổ chức kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm, nơi cư trú của người bị kiến nghị khởi tố.

* Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:

- Bằng miệng [trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1].

- Bằng văn bản [gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính [bưu điện] tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1].

Ngoài ra, công dân có thể tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử Quốc gia VNeID [chi tiết hướng dẫn sử dụng xem video bên dưới và file đính kèm].

Your browser doesn't support video. Please download the file: video/mp4

Video hướng dẫn tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID.

Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

* Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

- Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

3. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo, tin báo về tội phạm và tiến hành khởi tố

Trong quá trình giải quyết hoặc sau khi có kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp không nhất trí với kết quả giải quyết hoặc cho rằng việc giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thỏa đáng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tố tụng hình sự thì có quyền khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự.

4. Danh sách các cơ quan Công an tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trên toàn quốc

- Danh sách cơ quan tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố trong Công an nhân dân: Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh; Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện.

Chủ Đề