Công việc đầu tiên Sọ Dừa giúp mẹ là gì

1. Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường ? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội ?

2. Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật ?

3. Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa ? Em có nhận xét gì về nhân vật cô út ?

4. Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước điều gì ?

5. Hãy nêu những ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa.

A. Bố cục :

- Đoạn 1 : Từ đầu đến đặt tên cho nó là Sọ Dừa : Sự ra đời của Sọ Dừa.

- Đoạn 2 : Tiếp đến phòng khi dùng đến : Sọ Dừa cưới cô út, trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.

- Đoạn 3 : Còn lại : Biến cố bị hãm hại và sự đoàn tụ vợ chồng.

B. Tóm tắt :

Có đôi vợ chồng nghèo phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa.

Sọ Dừa xin đi chăn bò cho nhà phú ông để lấy tiền nuôi cha mẹ. Phú ông đồng ý vì thấy Sọ Dừa nuôi bò giỏi. Phú ông lại sai ở trên núi để chăn, cơm nước đã có ba cô con gái đem lên cho. Hai cô chị hắt hủi, còn cô em út thùy mị phát hiện Sọ Dừa không phải người thường nên đem lòng yêu thương và săn sóc.

Cuối mùa đi ở, Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông. Sọ Dừa đã đáp ứng vật thách cưới, phú ông hỏi ý ba cô. Cô út ưng chịu.

Sau khi cưới Sọ Dừa hiện thành chàng trai tuấn tú, học hành thông minh và đậu Trạng Nguyên.

Khi từ giã vợ đi sứ, quan trạng đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà dặn phải dắt trong người. 

Hai cô chị lập mưu đẩy em xuống biển bị cá kình nuốt. Nhờ con dao mà cô giết cá rồi dạt vào đảo hoang. Cô đã dùng đá lửa để nướng cá ăn qua ngày. Hai quả trứng nở ra hai con gà.

Khi quan trạng trở về, nghe tiếng gà gáy, ghé vào đảo rước vợ về nhà mở tiệc ăn mừng. Tiệc tan quan dẫn vợ ra, hai người chị xấu hổ trốn đi mất.

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 : Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường ? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý đến những con người như thế nào trong xã hội ?

- Sự ra đời khác thường của Sọ Dừa :

+ Sự mang thai khác thường của bà mẹ : uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to.

+ Hình dạng khi ra đời khác thường : không chân không tay, tròn như một quả dừa.

+ Tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên "vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".

- Kể về sự ra đời của Sọ Dừa, nhân dân thể hiện sự cảm thông với nhân vật có số phận thấp hèn trong xã hội xưa - đó là nhân vật mang lốt xấu xí. Chính sự ra đời khác thường ấy bao hàm khả năng mở ra những tình huống khác thường để phát triển cốt truyện.

Câu 2 : Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết nào ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật ?

- Sự tài giỏi của Sọ Dừa thể hiện qua những chi tiết :

+ Đầu tiên là chăn bò, con nào cũng no căng, Sọ Dừa biến đổi lốt người mắc võng đào thổi sáo để điều khiển lũ bò gặm cỏ.

+ Thứ hai là hỏi con gái phú ông làm vợ. Chàng nhẹ nhàng vượt qua bởi đáp ứng được đồ thách cưới và bởi cô út đã yêu chàng từ trước.

+ Thứ ba là có tài học, thi đỗ Trạng Nguyên.

+ Thứ tư là lường trước được những bất ngờ đã đưa vợ những vật phòng thân để đối phó với hai người chị tàn ác. 

- Hình thức bên ngoài dị dạng [tròn như một quả dừa] của nhân vật đối lập với phẩm chất bên trong [thông minh, tài giỏi]. Sự đối lập này khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.

Câu 3 : Tại sao cô út lại bằng lòng lấy Sọ Dừa ? Em có nhận xét gì về nhân vật cô út ?

- Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì :

+ Cô nhận biết được thực chất, vẻ đẹp bên trong của Sọ Dừa "không phải người phàm trần".

+ Cô út yêu Sọ Dừa chân thành "có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng".

- Nhận xét về cô út: 

+ Cô "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ; khác với hai cô chị "ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa".

+ Cô út thông minh, biết xử trí kịp thời để thoát nạn "đâm chết cá khoét bụng cá chui ra, cọ đá vào nhau bật lửa, nướng cá sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu".

+ Đây là con người bằng tình thương, tình yêu con người để đi đến hạnh phúc, nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với nhân vật Sọ Dừa, nhân vật cô út cũng thể hiện được ước nguyện của nhân dân.

Câu 4 : Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị thì phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, em thấy người lao động mơ ước điều gì ?

- Mơ ước về sự đổi đời : Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, hình dạng xấu xí, ... trở thành người đẹp đẽ thông minh, tài giỏi, và được hưởng hạnh phúc.

- Mơ ước về sự công bằng : người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị thích đáng.

Câu 5 : Hãy nêu những ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa.

- Truyện đề cao giá trị thực chất, ca ngợi vẻ đẹp  bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người : phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bên ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lí truyền thống của nhân dân.

- Truyện đề cao lòng nhân ái : "Thương người như thể thương thân". Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.

- Truyện khẳng định niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng đối với bất công, của tình yêu chân chính đối với sự tham lam, độc ác.

II. Luyện tập 

Câu 1 : Trong truyện cổ tích Việt Nam và nước ngoài có nhiều truyện kể về các nhân vật giống Sọ Dừa [người ban đầu mang hình dạng xấu xí, có nhiều tài năng, cuối cùng trút bỏ lốt thành người đẹp và được hưởng hạnh phúc]. Em hãy đọc phần Đọc thêm và tìm đọc một số truyện giống truyện Sọ Dừa để biết rõ hơn điều này.

Trả lời : Các em có thể tham khảo 1 số truyện đọc sau :

- Chàng Chuối

- Người lấy Cóc

- Chàng Bầu [của dân tộc Mường]

- Nàng tiên khỉ [của dân tộc H'mông]

Câu 2 : Kể diễn cảm truyện Sọ Dừa

Để có thể kể diễn cảm truyện Sọ Dừa, cần lưu ý thể hiện đúng giọng kể và giọng đối thoại của các nhân vật :

- Giọng van nài của nhân vật Sọ Dừa : "Mẹ ơi, con là người đấy ... tội nghiệp".

- Giọng than phiền của người mẹ : "Con nhà người ta .... chẳng được tích sự gì".

- Giọng thuyết phục của Sọ Dừa : "Gì chứ chăn bò .... đến ở chăn bò".

- Giọng mỉa mai, kẻ cả của phú ông : "Ừ, được ... sang đây".

- Giọng chống chế và kinh miệt của phú ông : "Để ta hỏi ... không đã".

Ngoài việc thể hiện chất giọng, việc ngắn lời, ngừng nghỉ để chuyển đoạn và tình huống truyện cũng là yếu tố giúp cho việc kể được diễn cảm hơn.

76 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Sọ Dừa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Truyện cổ tích thiên về phản ánh nội dung nào?

  • A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
  • B. Đấu tranh chống xâm lược
  • C. Đấu tranh giai cấp
  • D. Đấu tranh bảo tồn văn hóa

Câu 2: Trong truyện Sọ Dừa, con gái út của nhà phú ông là người như thế nào?

  • A. Xấu xí và rất độc ác.
  • B. Xinh đẹp nhưng rất độc ác.
  • C. Xấu xí, cục mịch nhưng tốt bụng.
  • D. Xinh đẹp, hiền lành, có tính hay thương người.

Câu 3: Trong truyện Sọ Dừa, Sọ Dừa có biệt tài gì?

  • A. Thổi sáo rất hay, tiếng sáo véo von khiến người nghe rất dễ chịu.
  • B. Vẽ tranh rất đẹp, nhất là những lúc chăn bò.
  • C. Có tài ăn nói và kể chuyện.
  • D. Biến hóa khôn lường, thường xuyên giúp dân diệt trừ yêu quái.

Câu 4: Tên gọi khái quát nhất cho cuộc đấu tranh xã hội trong truyện cổ tích là gì?

  • A. Đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu
  • B. Đấu tranh giữa địa chủ và nông dân
  • C. Đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa
  • D. Đấu tranh giữa cái thiện và cái ác .

Câu 5: Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho những người như thế nào trong xã hội ?

  • A. Bị bóc lột
  • B. Bị hắt hủi, coi thường
  • C. Chịu nhiều oan ức
  • D. Gặp nhiều may mắn

Câu 6: Người mẹ mang thai Sọ Dừa trong hoàn cảnh nào?

  • A. Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử, sau đó bà mang thai.
  • B. Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai.
  • C. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái sọ dừa, từ đó bà mang thai.
  • D. Người mẹ nằm mộng thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.

Câu 7: Khi giới thiệu nhân vật Sọ Dừa lúc mới ra đời, tác giả dân gian sử dụng phương thức biểu đạt gì ?

  • A. Miêu tả
  • B. Tự sự
  • C. Tự sự và miêu tả
  • D. Không dùng cả miêu tả lẫn tự sự

Câu 8: Lúc mới sinh ra, Sọ Dừa là người có đặc điểm như thế nào?

  • A. Khôi ngô, tuấn tú và rất thông minh.
  • B. Không biết nói, không biết cười, suốt ngày chỉ biết khóc.
  • c. Có tay nhưng không có chân, suốt ngày lăn lóc khắp nhà.
  • D. Không có chân và tay, thân hình tròn như một quả dừa nhưng biết nói và rất thông minh.

Câu 9: Công việc có ích đầu tiên mà Sọ Dừa làm cho mẹ khi lớn lên là gì?

  • A. Ra đồng gặt lúa giúp mẹ.
  • B. Đi ở cho nhà phú ông, làm công việc chăn bò.
  • C. Đàn hát cho mẹ nghe khi mẹ mệt nhọc.
  • D. Ở nhà chăn bò giúp mẹ.

Câu 10: Thái độ của hai cô chị như thế nào khi thấy em gái lấy được người chồng khôi ngô, tuấn tú, lại giàu có?

  • A. Mừng cho cô em vì lấy được người chồng xứng đáng.
  • B. Có chút chen tị với cô em nhưng vẫn vui lòng.
  • C. Vừa tiếc, vừa ghen tức và nuôi lòng thù hận cô em.
  • D. Xâu hổ vì mình không được như em.

Câu 11: Trước khi đi sứ, Sọ Dừa đã trao lại cho vợ những vật dụng gì?

  • A. Một gói bạc và một con dao.
  • B. Một hòn đá lửa, hai quả trứng gà và một con dao.
  • C. Một cái trâm cài và một con dao.
  • D. Một hòn đá lửa, hai quả trứng gà và một gói bạc.

Câu 12: Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyện cổ tích?

  • A. Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật như nhân vật bất hạnh, có tài năng lạ thường...
  • B. Truyện thường chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì.
  • C. Truyện do những tác giả tên tuổi sáng tác.
  • D. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.

Câu 13: Ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa?

  • A. Đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người.
  • B. Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác
  • C. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Tác giả dân gian đưa yếu tố kì ảo vào trong truyện cổ tích nhằm mục đích gì?

  • A. Vì không giải thích được các hiện tượng xảy ra trong xã hội
  • B. Nhằm trừng trị những cái xấu, cái ác trong xã hội.
  • C. Nhằm lí giải các mối quan hệ xã hội
  • D. Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, góp phần tạo nên chất lãng mạn cho câu chuyện

Cập nhật: 07/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề