Công ty thức ăn thủy sản cần bao nhiêu vốn năm 2024

Nhà máy thức ăn thủy sản De Heus Cần Thơ có tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, công suất thiết kế 240.000 tấn/năm, toạ lạc tại KCN Trà Nóc II, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

De Heus cho biết đây là nhà máy thứ 6 trong mảng thức ăn thuỷ sản, là nhà máy chuyên sản xuất, cung ứng sản phẩm thức ăn dành cho cá tra, basa.

Nhà máy thức ăn thuỷ sản De Heus Cần Thơ là nhà máy thứ 6 trong mảng thuỷ sản của Tập đoàn De Heus tại Việt Nam. Ảnh: Thiên Hương

Nhà máy áp dụng hệ thống điều khiển tự động hóa 100% [kiểm soát hệ thống sản xuất từ đầu vào đến đầu ra: Barcode nguyên liệu,…]. Nhà máy ứng dụng công nghệ hiện đại với hệ thống dây chuyền tự động hoá được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu và Mỹ. Cùng với công nghệ tiên tiến, các loại nguyên liệu thức ăn được phối trộn theo công thức chuyên biệt cùng các chế phẩm sinh học [Probiotic, enzymes,…] giúp hỗ trợ về mặt dinh dưỡng cho cá.

Chia sẻ tại Lễ khánh thành, ông Koen De Heus - Tổng Giám đốc cấp cao Tập đoàn De Heus Hà Lan cho biết: "Với tiềm năng to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế năng động và sự hỗ trợ thuận lợi từ Chính phủ, Việt Nam luôn là quốc gia chiến lược trong dấu ấn toàn cầu của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi quyết định bắt đầu hoạt động thuỷ sản đầu tiên trên toàn cầu ngay tại ĐBSCL với nhà máy thức ăn thuỷ sản đầu tiên ở Vĩnh Long. Từ nền tảng vững chắc đó, chúng tôi mở rộng hoạt động ra các khu vực khác ở châu Á, châu Phi".

Ông Koen De Heus cho biết, việc mua lại 2 thương hiệu Proconco và Anco vào năm 2021 giúp De Heus có bước tiến vượt trội trong việc phát triển kiến thức và năng lực ngành thuỷ sản, đặc biệt là thông qua vị thế vững chắc của Proconco trong ngành cá tra.

Được biết, Nhà máy thức ăn thuỷ sản De Heus Cần Thơ được mua lại từ Công ty TNHH thuỷ sản Biển Đông, nằm ngay cạnh bờ sông Hậu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác trao đổi với ông Koen De Heus - CEO Cấp cao của Tập đoàn De Heus Hà Lan.

Ông Johan Van Den Ban - Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam cho biết, tại thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam lâu nay, nhắc đến Proconco là người ta nghĩ đến cá tra, mà nói đến thức ăn cho cá tra là gắn liền với Proconco. Chính vì thế, việc mua lại nhà máy Proconco là một quyết định quan trọng, mang tầm chiến lược của De Heus.

Sau khi mua lại Proconco, De Heus đã liên tục rót tiền vào đầu tư nâng cấp dây chuyền, nghiên cứu và nâng cấp sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn châu Âu, nhằm mục tiêu cung cấp thức ăn chất lượng cao, chuyên biệt cho người nuôi cá tra.

"De Heus không chỉ cung cấp thức ăn mà luôn luôn suy nghĩ ở vị trí người nuôi xem bà con cần gì, theo đó De Heus cung cấp các giải pháp về kỹ thuật nuôi, giải pháp về con giống, tài chính, đồng thời nỗ lực kết nối với thị trường, kết nối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ, châu Âu để tiêu thụ sản phẩm cho bà con" - ông Johan cho biết.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự đầu tư của De Heus Hà Lan tại Việt Nam trong nhiều năm qua ở các mảng chăn nuôi, thuỷ sản...

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá cao các dự án đầu tư của Tập đoàn De Heus Hà Lan tại Việt Nam trong nhiều năm qua ở các mảng chăn nuôi, thuỷ sản, xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi từ đầu vào đến đầu ra... Để góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu Đảng, Nhà nước, Chính phủ đề ra, nhất là các mục tiêu về phát triển nông nghiệp thời gian qua có đóng góp rất lớn của lực lượng doanh nghiệp, trong đó có De Heus.

Ông Tiến đánh giá dư địa của sản xuất thức ăn thuỷ sản rất lớn, nhưng sản lượng sản xuất còn hạn chế. Cả nước có 119 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp, tổng thiết kế 11,7 triệu tấn. Tuy nhiên, hàng năm mới sản xuất được khoảng 5,4 - 5,6 triệu tấn, trong đó có khoảng 3,5 triệu tấn dành cho nuôi trồng thuỷ sản trong nước.

"Sáng nay tôi đi thăm nhà máy thấy De Heus đầu tư rất hiện đại, tất cả các công đoạn đều được tự động hoá, quy trình kiểm soát đầu vào vô cùng nghiêm ngặt. Tôi cho rằng đây là khâu quyết định tới việc kiểm soát thức ăn cho cá tra, basa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu" - Thứ trưởng Tiến chia sẻ.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng đại diện De Heus, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam chụp ảnh lưu niệm tại Nhà máy thức ăn thuỷ sản De Heus Cần Thơ.

Theo ông Tiến, năm nay, xuất khẩu thuỷ sản đặt mục tiêu đạt kim ngạch hơn 10 tỷ USD, trong đó mảng cá tra chiếm một vị trí quan trọng [xuất khẩu cá tra đạt 2,47 tỷ USD năm 2022], năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao; xuất khẩu tôm và các sản phẩm từ nuôi biển cũng còn rất nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản cũng như các mảng khác đang gặp khó khăn do lạm phát tăng cao, do vậy các doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao chất lượng, uy tín, giữ vững thị trường truyền thống và khai mở thị trường mới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư theo chuỗi khép kín từ con giống, thức ăn, quy trình nuôi, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu, phải đầu tư công nghệ cao để hướng ra thị trường xuất khẩu.

De Heus và các doanh nghiệp liên kết như Hùng Nhơn cần thực hiện đúng cam kết đầu tư vào Việt Nam, xây dựng các mối liên kết chăn nuôi bền vững, hiệu quả và ngày càng phát triển. Ông Tiến đề nghị De Heus cần áp dụng nghiêm các khâu kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp sử dụng nguyên liệu trong nước để giảm dần nguyên liệu nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đang rất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu thức ăn và cũng đã giao cho De Heus xây dựng vùng nguyên liệu cây ngô, sắn tại Tây Nguyên, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu thức ăn chăn nuôi.

Tiếp tục nghiên cứu, triển khai các mô hình đồng hành cùng người nuôi thuỷ sản, tiến tới hình thành chuỗi sản xuất kinh doanh sản phẩm thuỷ sản hiệu quả, phục vụ tốt thị trường trong nước và xuất khẩu. Phối hợp với các đối tác trong mảng con giống, chế biến và tiêu thụ để hình thành hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị TP.Cần Thơ và các địa phương tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo mối liên kết bền vững với nông dân và người nuôi trồng thuỷ sản tại ĐBSCL.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM cùng các vị lãnh đạo thực hiện nghi thức khánh thành Nhà máy thức ăn thuỷ sản De Heus Cần Thơ.

Nhà máy thức ăn thuỷ sản De Heus Cần Thơ được xây dựng đạt tiêu chuẩn ISO: 22000.

Lãnh đạo De Heus cho biết, nhà máy này có vị trí đặc biệt thuận lợi nằm gần cảng sông, nhờ đó khâu vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm đến người nuôi thủy sản nhanh chóng. Từ đó, De Heus đã cùng với các đối tác áp dụng mô hình silo, giao hàng xá nhằm tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu trữ thức ăn, giảm thiểu lãng phí và tác động xấu đến môi trường.

Ngay từ khi đi vào hoạt động, De Heus Việt Nam quy định bắt buộc và giám sát chặt chẽ tại nhà máy quy trình thực hành sản xuất, đảm bảo an toàn sinh học, giúp ngăn chặn hoàn toàn các mối nguy do vi sinh vật và virus sinh ra từ nguồn nguyên liệu đầu vào, dây chuyền, phương tiện sản xuất và con người. Nhà máy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO: 22000 và tiêu chuẩn GlobalGAP về sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, tất cả các xe nhập nguyên liệu và xe lấy thành phẩm khi vào nhà máy đều phải qua hệ thống khử trùng 100% trước khi lên bàn cân; 100% cán bộ công nhân viên và khách hàng khi vào nhà máy đều phải qua hệ thống khử trung nghiêm ngặt theo quy định. Hệ thống robot đóng bao công nghệ mới, hiện đại..., nhờ đó hỗ trợ giảm bớt sức lao động chân tay cho người lao động.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái cụ thể sau khi đưa vào vận hành, với công suất dự kiến 458 kWp, hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà máy thủy sản Cần Thơ giúp cắt giảm 470 tấn CO2, bù trừ lượng phát thải của 72 xe hơi, cung cấp điện sạch cho 54 hộ gia đình mỗi/hằng năm.

Chủ Đề