Công ty cp nhựa tân hóa phá sản chưa

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định của TAND TP HCM về việc mở thủ tục phá sản đối với CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn [Saplastic, HNX: SPP].

Quyết định này được TAND TP.HCM ban hành vào ngày 26/11/2019, sau khi xem xét Đơn sửa đổi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp của CTCP Sản xuất Thương mại Tân Việt Sinh đối với SPP [từ tháng 8/2019] và xem xét thấy SPP mất khả năng thanh toán. Đơn vị được chỉ định làm quản tài viên là Công ty Hợp danh quản lý và Thanh lý tài sản Sen Việt.

Saplastic phá sản khiến nhiều ngân hàng đau đầu với khoản tín dụng trăm tỷ

Lúc này “đau đầu” nhất có lẽ chính là những chủ nợ của SPP, trong đó hai chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV] - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với số nợ hơn 396,5 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Quốc Dân [NCB] Chi nhánh Sài Gòn với gần 129,9 tỷ đồng.

Ngoài các ngân hàng trên, SPP còn nợ số tiền “khủng” tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Phú Nhuận [46 tỷ đồng], Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM [35 tỷ đồng], PVcombank [69,9 tỷ đồng], Ngân hàng Indovia - Chi nhánh chợ Lớn [30 tỷ đồng]

Được biết, tài sản đảm bảo của CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn đối với khoản vay tại BIDV là máy móc thiết bị, nguyên liệu, quyền sử dụng đất của công ty và quyền sử dụng đất của bên thứ 3.

BIDV và NCB là hai "chủ nợ" lớn nhất của SPP

Cụ thể, tài sản đảm bảo gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của ông Dương Quốc Thái và bà Lưu Thị Minh Hằng; quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại số 105 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM của ông Dương Văn Xuyên và bà Phan Thị Ngào; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Khu công nghiệp Tân Bình của công ty.

SPP tiền thân là Công ty TNHH Bao Bì Nhựa Sài Gòn thành lập từ năm 2001. Công ty đã chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần từ giữa năm 2007. Tới tháng 9/2008, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu lên sàn HNX.

Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì màng ghép phức hợp, bao bì nhựa, bao bì giấy cao cấp và bao bì kim loại và kinh doanh nguyên liệu bao bì nhựa, bao bì giấy, kim loại và thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho ngành in, ngành sản xuất bao bì...

Đến hết năm 2019, vốn điều lệ của SPP là 251,2 tỷ đồng, bà Dương Thị Thu Hương làm Chủ tịch HĐQT và bà Trương Ngọc Khanh làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật [bổ nhiệm hồi tháng 7/2019].

Kể từ khi niêm yết lên sàn, SPP vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu liên tục và thu về lãi ròng. Tính đến năm 2018, Công ty đặt doanh thu thuần hơn 1,100 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hơn 20% kể từ khi lên HNX. Lãi ròng của Công ty lại không duy trì tăng trưởng mà dao động qua các năm. Lãi ròng năm 2018 của Công ty đạt hơn 12 tỷ đồng, giảm 42.5% so với năm trước.

Tuy vậy, cú sốc lớn nhất đối với SPP phải kể đến năm 2019 với việc báo lỗ hơn 720 tỷ đồng.

Lý giải về điều này, ban lãnh đạo công ty Bao Bì Nhựa Sài Gòn cho biết, lợi nhuận âm do doanh thu năm 2019 giảm [256 tỷ đồng năm 2019 so với con số 1.100 tỷ đồng năm 2018]. Bên cạnh đó, trong năm qua, SPP đã bán thanh lý hàng hóa hư hỏng và phân bổ một số khoản mục chi phí vào kết quả kinh doanh.

Tính đến ngày 31/12/2019, báo cáo tài chính đã kiểm toán của Saplastic cho thấy, SPP ghi nhận tổng nợ phải trả lên tới hơn 750 tỷ đồng. Trong đó, các khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm hơn 736.3 tỷ đồng. Chủ các khoản nợ ngắn hạn này là các ngân hàng thương mại.

Câu hỏi lớn nhất lúc này là với việc CTCP Bao bì nhựa Sài Gòn phá sản, các khoản nợ hàng trăm tỷ của SPP tại các ngân hàng như BIDV, NCB, Agribank… có thể được thu hồi?

Trong đó có PVX của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam [PVX bị hủy niêm yết và chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng cổ phiếu bị hủy bỏ niêm yết]. Cổ phiếu VSF của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – CTCP hiện đăng ký giao dịch 500 triệu cổ phiếu bị hạn chế giao dịch từ ngày 26/5.

Quý 2/2023, Nhựa Bình Minh báo lãi sau thuế tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 295 tỷ đồng. Kết quả này vượt qua mức lợi nhuận 281 tỷ đồng vừa thiết lập ở quý đầu năm, đồng thời đây là kỷ lục mới về lợi nhuận hàng quý từ khi doanh nghiệp này về tay người Thái.

Nhựa Bình Minh ra đời từ năm 1977, tiền thân là nhà máy công ty hợp doanh nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất các loại sản phẩm nhựa dân dụng và một số sản phẩm ống kèm phụ kiện ống nhựa.

Năm 2004, Nhựa Bình Minh cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới tên gọi Công ty CP Nhựa Bình Minh. Hai năm sau, công ty này niêm yết trên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu là BMP, sàn HoSE.

Tới tháng 4/2018, Tập đoàn SCG cho biết Công ty TNHH Nawaplastic Industries - công ty con của SCG, đã hoàn tất nâng sở hữu vốn tại Nhựa Bình Minh lên 50,9%, chính thức hoàn tất thương vụ thâu tóm doanh nghiệp nhựa này.

Nhựa Bình Minh liên tiếp phá kỷ lục về lợi nhuận hàng quý từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries

Mới đây, Nhựa Bình Minh đã có báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2/2023 với doanh thu giảm 14% về mức 1.336 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá vốn giảm mạnh hơn mức giảm của doanh thu thuần nên lãi gộp đạt 573 tỷ đồng, tăng 47%.

Trong kỳ, doanh thu tài chính, chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay gấp gần 3 lần cùng kỳ, giúp lợi nhuận sau thuế của Nhựa Bình Minh tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022, đạt 295 tỷ đồng.

Đây là kỷ lục mới về lợi nhuận hàng quý từ khi Nhựa Bình Minh trở thành công ty con của Nawaplastic Industries. Kết quả này vượt qua mức lợi nhuận 281 tỷ đồng vừa thiết lập ở quý đầu năm 2023, đồng thời nối dài mạch tăng trưởng dương 6 quý liên tiếp của Nhựa Bình Minh.

Lũy kế 6 tháng, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu 2.797 tỷ đồng, giảm 4% so với nửa đầu năm ngoái. Cũng nhờ giá vốn giảm, doanh nghiệp đầu ngành nhựa này báo lãi ròng 575,4 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ.

Năm nay, Nhựa Bình Minh đặt kế hoạch doanh thu 6.357 tỷ đồng, tăng 9% và lợi nhuận sau thuế 651 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2022. Sau 2 quý đầu năm, doanh nghiệp này lần lượt hoàn thành 44% mục tiêu doanh thu và 88% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đạt 3.526 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm. Đáng chú ý, lượng lớn tài sản nhà sản xuất ống nhựa này đang nằm ở khoản mục tiền gửi ngân hàng [không kỳ hạn lẫn có kỳ hạn] chiếm gần 2.000 tỷ đồng, tương đương gần 1/3 tài sản doanh nghiệp. Hàng tồn kho ở mức 449 tỷ đồng, giảm 22%.

Doanh nghiệp này cũng chỉ có vỏn vẹn 55 tỷ đồng nợ vay tài chính với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 2.756 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 818 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 733 tỷ đồng.

Nhựa Bình Minh sẽ tiếp tục phá kỷ lục lợi nhuận?

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho biết giá PVC tiếp tục điều chỉnh về mức thấp nhất nhiều năm là 780 USD/tấn. Mức giá này thấp hơn 32,8% so với giá trung bình trong năm 2022. Đáng chú ý, bất chấp việc giá hạt nhựa PVC điều chỉnh mạnh nhưng giá bán của nhà sản xuất ống nhựa này vẫn neo ở mức cao. Vì thế, BVSC cho rằng Nhựa Bình Minh còn nhiều dư địa để mở rộng biên lợi nhuận.

Hơn nữa, sự hậu thuẫn cho Nhựa Bình Minh giai đoạn sắp tới còn đến từ lợi thế lớn về nguồn cung nguyên liệu khi cổ đông lớn nhất là Tập đoàn SCG sở hữu tổ hợp hóa dầu Long Sơn, dự kiến đi vào hoạt động năm 2023 sẽ cung cấp nguyên liệu PVC cho doanh nghiệp này với giá ưu đãi và sản lượng ổn định.

“Nhựa Bình Minh hưởng lợi từ sự hợp nhất đang diễn ra ở ngành nhựa khi những “ông lớn” với lợi thế tài chính và vận hành đang chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp nhỏ và giành thêm nhiều thị phần hơn”, BVSC nhận định.

Theo BVSC, từ quý 3/2022 lợi nhuận ròng của Nhựa Bình Minh đã liên tục mở rộng nhanh nhờ hưởng lợi từ chi phí thấp, trong khi doanh nghiệp này vẫn có thể giữ giá bán ở mức cao và công tác quản lý tồn kho hợp lý.

Cho cả năm 2023, BVSC dự phóng lợi nhuận ròng của Nhựa Bình Minh đạt mức 1.022 tỷ đồng, qua đó sẽ có lần đầu tiên lãi ròng trên nghìn tỷ trong một năm. Yếu tố thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng của nhà sản xuất ống nhựa này có thể đến từ nhu cầu phục hồi trong môi trường lãi suất giảm và đầu tư công mạnh mẽ hơn.

Chủ Đề