Công thức tính thuế chống bán phá giá

Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS. Phan Thị Thương Thương - Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh, Assistant Logistics Manager Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, giảng viên Khóa học Xuất nhập khẩu, Khóa học Khai báo Hải quan & Báo Cáo Quyết toán Hải quan Chuyên sâu tại Lê Ánh.

Tính thuế xuất nhập khẩu cho mỗi lô hàng luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng cho bất kì doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào. Tổng số thuế phải nộp cho một lô hàng bao gồm nhiều loại thuế khác nhau: thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo hộ/chống bán phá giá,….

Tùy vào đặc điểm của từng lô hàng mà bạn sẽ phải đóng các loại thuế xuất nhập khẩu khác nhau. Bài viết dưới đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách tính thuế, trình tự tính các loại thuế và đưa ra ví dụ trên một lô hàng cụ thể để tính thuế.

>>>>> Xem thêm: Packinglist là gì?

1. Để tính thuế xuất nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị những gì?

Mấu chốt của việc tính thuế xuất nhập khẩu cho một lô hàng đó là HS code của lô hàng.

Khi đã có mã HS code của lô hàng, bạn sẽ xác định được mức thuế suất hàng nhập khẩu, xác định được hàng hóa có phải chịu thuế Bảo vệ môi trường, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt hay không.

Bạn có thể xem thêm bài viết: Hs code là gì? Cách tra mã HS code chính xác nhất

Ngoài ra cần có những thông tin đầy đủ sau đây để có thể tính thuế xuất nhập khẩu:

- Điều kiện giao hàng: ví dụ FOB cảng đi BKK [Bangkok – Thái Lan] – cảng đến HPH [Hải Phòng – Việt Nam], với từng điều kiện giao hàng thì trị giá tính thuế của lô hàng sẽ khác nhau.

- Cước vận chuyển: chi phí vận chuyển có ảnh hưởng trực tiếp đến trị giá tính thuế.

- Mục hàng: trong một lô hàng của bạn, có thể có nhiều loại mặt hàng khác nhau, bạn cần có thông tin chi tiết về trị giá của hàng, hàng có C/O ưu đãi hay không,..Mỗi mặt hàng sẽ có mã HS code khác nhau và chịu các loại thuế khác nhau nên bạn cần tính thuế riêng cho mỗi loại hàng hóa, sau đó cộng lại để ra thuế phải nộp của cả 1 lô hàng.

- Bạn phải xác định được trị giá tính thuế [trị giá hải quan]: Với hàng Nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu nhập đầu tiên [thường gọi là giá CIF]; với hàng Xuất khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu xuất [thường gọi là giá FOB], bao gồm:

+ Tiền hàng

+ Cước vận chuyển quốc tế, các loại phụ phí [nếu có]

+ Các khoản phải cộng khác [bao bì, môi giới, bản quyền, đóng gói,…]

Các loại thuế xuất nhập khẩu của một lô hàng gồm:

2. Trình tự tính thuế xuất nhập khẩu

Trước khi tính thuế xuất nhập khẩu các loại, bạn cần tình được trị giá tính thuế

Sau đó tính các loại thuế theo trình tự như sau:

Bảng viết tắt các loại thuế:

+ Thuế Nhập khẩu: TNK

+ Thuế Xuất khẩu: TXK

+ Thuế suất: TS [tra trong biểu thuế để xác định mức thuế suất là bao nhiêu phần trăm]

+ Trị giá tính thuế: TGTT

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: TTTĐB

+ Thuế Bảo hộ: TBH

+ Thuế bảo vệ môi trường: TBVMT

+ Thuế Giá trị Gia tăng: VAT

3. Cách tính các loại thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

Đối với các loại thuế sẽ áp dụng các phương thức tính toán khác nhau như sau:

3.1. Tính thuế nhập khẩu/xuất khẩu

Trong đó:

TGTT = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng.

TS: tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có C/O.

3.2. Tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

Trong đó, TGTT.TTTĐB là trị giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt = [TNK + Trị giá tính thuế NK] x TS

3.3. Tính thuế bảo hộ/chống bán phá giá

Trong đó:

TGTTNK là trị giá tính thuế nhập khẩu 

TS.TBH là thuế suất thuế bảo hộ [tra trong biểu thuế XNK]

3.4. Tính thuế bảo vệ môi trường

TBVMT = TGTT x TBVMT = Số lượng hàng x thuế suất tuyệt đối

3.5. Tính thuế GTGT VAT hàng nhập khẩu

VAT = [TGTT.NK + TNK + TTTĐB + TBH + TBVMT] x TS.VAT

Trong đó, TS.VAT là thuế suất thuế GTGT [Tra trong biểu thuế xuất nhập khẩu]

Lưu ý:

+ Bắt buộc phải tính theo trình tự như trên mới có thể ra kết quả chính xác

+ Với mỗi mặt hàng, sẽ phải chịu các loại thuế khác nhau. Nếu tra trong Biểu thuế xuất nhập khẩu, bạn sẽ biết mặt hàng đó phải chịu những loại thuế nào.

+ Để xác định mức thuế suất của các mặt hàng, bạn cần tra trong quyển biểu thuế. Tham khảo thêm bài viết về biểu thuế và Download biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất tại bài viết dưới đây: Biểu thuế Xuất nhập khẩu

Mong rằng thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, chúng tôi sẽ phân tích cách tính thuế xuất nhập khẩu dựa trên ví dụ về một lô hàng cụ thể trong bài viết sau.

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế. học chứng chỉ kế toán trưởng

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

Thuế là thu nhập chính của nhà nước, vì vậy mỗi công dân cần thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ về thuế của mình đối với nhà nước. Nghĩa vụ thuế là một nghĩa vụ quan trọng và mang tính bắt buộc của công dân đối với nhà nước. Trong đó, thuế chống bán phá giá là một trong những loại thuế khá phổ biến hiện nay.

Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ Thuế chống bán phá giá là gì? cũng như những quy định của pháp luật về thuế chống bán phá giá. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ trả lời cho bạn đọc câu hỏi Thuế chống bán phá giá là gì? và các nội dung kiến thức khác liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bán phá giá là gì?

Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một hàng hóa của nước này được xuất khẩu vào nước khác với một mức giá thấp hơn mức giá trị thông thường của hàng hóa tương tự tại các nước xuất khẩu.

Trong khái niệm này, hai yếu tố mấu chốt để xác định BPG là Giá xuất khẩu và giá trị thông thường sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của các nước nhập khẩu xác định và tính toán theo những tiêu chí và những phương pháp nhất định.

Bán phá giá phải là hàng hóa bán trên thị trường và bán với giá thấp hơn giá thị trường của nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba nào đó. Ngoài ra, bán phá giá phải làm ảnh hưởng, thiệt hại đến nền sản xuất hàng hóa đó của quốc gia nhập khẩu, làm cho các ngành sản xuất hàng hóa đó tại nước nhập khẩu bị trì trệ, bán phá giá phải kéo theo việc giảm giá của một mặt hàng cùng chủng loại sản xuất trong nước hoặc vùng lãnh thổ đó giảm theo, giá bán của nước nhập khẩu phải không đúng với giá chi phí sản xuất thực của mặt hàng đó tại nước xuất khẩu hoặc một nước thứ ba nao đó. Việc bán phá giá này có làm phương hại đến các quy luật của nền kinh tế thị trường.

Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 5, điều 4, Luật thuế xuất nhập khẩu.

Từ khái niệm trên, có thể thấy, thuế chống bán phá giá là loại thuế đánh vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải hoạt động nhập khẩu nào cũng thuộc đối tượng phải nộp thuế mà nó chỉ áp dụng cho những hoạt động nhập khẩu vào Việt Nam gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với các hoạt động sản xuất trong nước.

Thuế chống bán phá giá tiếng Anh là gì?

Thuế chống bán phá giá tiếng Anh là Anti-dumping duties.

Ví dụ về thuế chống bán phá giá

Ví dụ: Đường mía được doanh nghiệp ABC xuất khẩu sang quốc gia XYZ với giá 125,54$/ tấn. Trong khi đó, ở quốc giá ABC, doanh nghiệp này bán đường mía và các sản phẩm tương tự với giá 1000 nhân dân tệ/ tấn tương đương 145,43 US $ [trong điều kiện thương mại thông thường]. Như vậy, doanh nghiệp nêu trên đã có hành vi bán phá giá.

Điều kiện, nguyên tắc, thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá

Ngoài việc giải đáp thuế chống bán phá giá là gì, chúng tôi còn gửi tới Quý độc giả các thông tin về điều kiện, nguyên tắc và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá.

Thứ nhất: Về điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 1, điều 12, Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016, gồm 2 điều kiện như sau:

“1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:

a] Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

b] Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước”.

Thứ hai: Về nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá.

Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá được quy định tại khoản 2, điều 12, Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016, bao gồm 4 nguyên tắc sau:

“a] Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

b] Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;

c] Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;

d] Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước”.

Thứ ba: Về thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá. Thời hạn áp dụng thuế bán phá giá quy định tại khoản 3 điều 12, Luật chống bán phá giá 2016 như sau:

“ Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn”.

Ở nội dung trên, chúng ta đã nắm được về định nghĩa thuế chống bán phá giá là gì?, trong nội dung này chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị về cách thức, điều kiện áp thuế chống bán phá giá.

Để một quốc gia nhập khẩu tiến hành áp thuế chống bán phá giá đối với pháp nhân thương mại có hành vi bán phá giá của quốc gia xuất khẩu thì quốc giá nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện sau:

Quốc gia nhập khẩu phải mở quy trình điều tra chống bán phá giá một cách kỹ lưỡng, phù hợp với những quy trình tố tụng cụ thể, đồng thời phải chứng minh được 3 yếu tố sau:

– Thứ nhất, phải có hành vi bán phá giá. Đây là hành vi thực tế, xảy ra trên thị trường của quốc gia nhập khẩu.

– Thứ hai, có thiệt hại vật chất đáng kể xảy ra.

– Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại vật chất.

Lưu ý: Các cuộc điều tra chống phá giá phải chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan có thẩm quyền xác định được rằng biên độ phá giá quá nhỏ dưới mức 2% giá xuất khẩu.

Các điều kiện khác cũng được nêu ra trong Hiệp định AD chẳng hạn như: Cơ quan có thẩm quyền cũng phải chấm dứt điều tra nếu hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá với số lượng không đáng kể, tức lượng hàng xuất khẩu bán phá giá của một nước thấp hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm đó. Tuy nhiên, các cuộc điều tra AD có thể được tiếp tục nếu tổng lượng hàng xuất khẩu bán phá giá của những nước thuộc diện này chiếm ít nhất 7% tổng giá trị nhập khẩu.

Công thức xác định hành vi bán phá giá

Để xác định có hành vi bán phá giá hay không phải dựa trên biên độ bán phá giá trung bình.

– Công thức xác định biên độ bán phá giá:

[[NV – EP]: EP]  x 100%

Trong đó:

+ NV là trị giá thông thường ở thị trường quốc gia xuất khẩu;

+ EP là giá xuất khẩu tại thị trường quốc gia nhập khẩu;

– Biên độ bán phá trung bình sẽ bằng trung bình cộng của các biên độ bán phá giá.

– Biên độ bán phá giá trung bình lớn hoặc bằng 2% thì kết luận là có hành vi bán phá giá.

+] Cách xác định EP. Trị giá EP có thể được xác định bằng các cách thức sau:

– EP = giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu;

– EP = giá bán cho người mua hàng độc lập đầu tiên tại nước thứ 3;

– EP = giá do cơ quan có thẩm quyền xác định.

+] Cách xác định NV. Trị giá NV có thể được xác định bằng các cách thức sau:

– NV = giá tại thị trường quốc gia xuất khẩu;

– NV = giá mà quốc gia xuất khẩu bán cho quốc gia thứ 3;

– NV = ước lượng chi phí sản xuất tại quốc gia xuất khẩu;

– NV = ước lượng chi phí của quốc gia thứ 3 có điều kiện sản xuất tương tự như quốc gia xuất khẩu.

Trên đây là những phân tích của Luật Hoàng Phi liên quan đến nội dung Thuế chống bán phá giá là gì và những nội dung kiến thức về pháp luật liên quan đến Thuế chông bán phá gi.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Thuế chống bán phá giá, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 6557 để được chúng tôi tư vấn chi tiết.

Video liên quan

Chủ Đề