Công nghệ xử lý cuối đường ống

  • #2

An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L

Anh em nào có biết tại sao vài chương trình tài trợ dự án sản xuất sạch hơn lại có luôn cả công trình xử lý nước thải và khí thải không.

Cài này là do tiêu chí của từng dự án, không liên quan gì đến tiếp cận SXSh vs Xử lý cuối đường ống cả

Người ta có câu: sản xuất sạch hơn là kẻ thù của xử lý cuối đường ống. Vậy thì sao nhỉ

Người ta là ai? tại sao SXSH lại là kẻ thù của xử lý cuối đường ống? mà không phải là vợ của xử lý cuối đường ống? Admin trả lời đi ;-]

  • #4

An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L

Người ta là ai? tại sao SXSH lại là kẻ thù của xử lý cuối đường ống? mà không phải là vợ của xử lý cuối đường ống? Admin trả lời đi ;-]

kẻ thù là do slogan để khuyến khích doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến giảm thiểu chất thải thui. Còn vợ hay là người yêu hay là kẻ thù thì cũng được. Slogan chủ yếu là tuyên truyền nhận thức các lợi ích của CP đến doanh nghiệp.
^_^

  • #5

An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L

He he, cậu đưa thù hận vào slogan là đại kỵ. Vì nếu chưa hiểu rõ SXSH là gì thì tớ sẽ nghĩ ngay là SXSH phá/ngăn cản hay làm hỏng xử lý cuối đường ống ;-] rồi sợ SXSH hoặc hiểu như magic6 rồi luôn ghét SXSH. Thế có phải là phản tác dụng không???

Nên cân nhắc câu chữ thấu đáo một chút! he he, tớ đi giảng bài mà phát biểu slogan này là chết ngay đấy.

  • #9

An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L

sự thực về mối liện hệ gữi sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống

:022::022:
thế nào là sản xuất sạch hơn ? sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục các chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường nhằm mục đích nang cao hiêu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường .
hay nói cách thực tế hơn : là việc làm mổ sẻ từng công đoạn của quá trình sản xuất để tìm ra dòng thải của từng công đoạn để xem có thể khắc phục hay tái chế sử dụng vào mục đích khác không ,tuy là chúng ta tìm ra được nguyên nhân gây thải cho từng khâu nhưng chắc chắn một điều là chung ta chỉ xử lý được một phần [như : biến nó thành nguồn nguyên liệu cho các khâu khác , khắc phục lỗi tại công đoạn tại khâu đó ........] phần còn lại vẫn bị thải bỏ . phần xử lý cuối dường ống là chúng ta xử lý các phần k tái xử dụng được để khi thải ra ngoài môi trường nó không gây ô nhiễm vươt mức cho phép .
cò về mối liên quan thì có sản xuất thì có chất thải tuy là chúng ta đã xữ lúy ở từng công đoạn rồi nhưng làm sau hiết tiệt để được . vì vậy có thể nói chúng là thù cũng có thể nói chúng là bạn tùy theo xử lý từng công đoạn của chúng ta đạt hiểu quả chưa .
nếu chưa đạt hiệu quả thì chúng là thù , còn nếu đạt hiệu quả rồi thì chúng là bạn [ vì xủ lúy như thế thì sẻ không gây ô nhiễm môi trường ] .

December 15, 2017/in Hỏi đáp về sản xuất sạch hơn/

Sản xuất sạch hơn [SXSH] và công nghệ sạch là những khái niệm đang dần trở nên phổ biến trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Song không phải ai cũng hiểu được sự khác nhau cơ bản giữa chúng.

Công nghệ sạch là thuật ngữ được tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [OECD] xây dựng: “Các công nghệ sạch được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau để giảm hoặc thậm chí loại bỏ tại nguồn, bất cứ sự phát sinh thiệt hại hay ô nhiễm chất thải nào và để tiết kiệm nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên và năng lượng”.

Công nghệ sạch có thể được áp dụng ngay ở giai đoạn thiết kế với những thay đổi căn bản trong quy trình sản xuất hoặc áp dụng vào trong dây truyền hiện có bằng việc phân riêng và tận dụng các sản phẩm thứ cấp mà có thể bị loại bỏ nếu không áp dụng loại công nghệ này”.

Khác với công nghệ sạch, SXSH là thực hiện một cách liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm để cải thiện từng bước công nghệ hiện tại, hướng tới công nghệ mới tốt hơn và sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhn của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

SXSH và xử lý cuối đường ống có gì khác nhau?

So sánh dưới đây thể hiện sự khác nhau về cách tiếp cận, biện pháp tiến hành, hiệu quả đầu tư của từng biện pháp:

Sản xuất sạch hơn

Cải tiến liên tục về nhận thức, cách quản lý và khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
Chủ động phòng ngừa và tránh ô nhiễm do chất thải
Mọi người trong doanh nghiệp đều có vai trò
Loại trừ tác động môi trường tại nguồn
Tiến tới sử dụng quy trình khép kín và liên tục
Mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở sản xuất, đồng thời giải quyết các vấn đề môi trường

Xử lý cuối đường ống

Giải pháp một lần cho vấn đề đơn lẻ
Bị động phản ứng với ô nhiễm và chất thải sau khi chúng đã phát sinh
Giải pháp do chuyên gia phát triển lên một cách độc lập
Chất ô nhiễm được kiểm soát bằng thiết bị và phương pháp xử lý chất thải
Dựa vào công nghệ hiện có

Tăng chi phí sản xuất do:

• Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải;
• Chi vận hành hệ thống [nhân công, hoá chất, bảo dưỡng …]

Có thể thấy rõ hơn kỹ thuật SXSH thông qua hình dưới đây:

Lưu ý: Một số hoạt động dưới đây không được xem là SXSH:

• Hoạt động làm loãng để giảm độc tố và tính nguy hại của chất thải.
• Xử lý chất thải.
• Xử lý hoá chất thải nguy hại sang dạng ít hoặc không nguy hại.
• Tạo sản phẩm khác bên ngoài nhà máy [Chất thải của nhà máy này là nguyên liệu cho nhà máy khác].
• Tái sinh bên ngoài nhà máy.

VNCPC

//vncpc.org/wp-content/uploads/2017/12/co-hoi-kinh-doanh-tu-co-che-phat-trien-sach.jpg 450 600 VNCPC Admin //vncpc.org/wp-content/uploads/2018/07/logoo-Transparent-300x96.png VNCPC Admin2017-12-15 11:55:232017-12-15 14:38:33Công nghệ sạch khác SXSH như thế nào?

Chủ Đề