Công nghệ điện tử truyền thông là gì

Kỉ nguyên số bùng nổ kéo theo công nghệ truyền thông phát triển đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương đáng mơ ước. Trong các xu hướng nghề nghiệp, ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông cũng vươn lên như một điều tất yếu. Đây được coi là một trong những ngành học được quan tâm trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử và truyền thông tại trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II cung cấp cho người học các kiến thức và kĩ năng cơ bản về kĩ thuật điện tử như kĩ thuật thông tin điện tử, điện tử số; hiểu và trình bày được nguyên lí cấu tạo các thiết bị Audio - Video, thiết bị phát thanh truyền hình [máy thu thanh, máy thu hình, máy phát thanh, máy phát hình, bàn trộn âm, bàn trộn hình, ….]; hiểu được quy trình sản xuất phát thanh - truyền hình.

Sinh viên ngành CN KT ĐTTT trường CĐ PTTH II được thực hành tại phim trường

Về kĩ năng, khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kĩ thuật điện tử và truyền thông, người học có khả năng khai thác, sử dụng và vận hành hệ thống thiết bị phát thanh - truyền hình trong công tác sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình; khai thác và sử dụng thành thạo các phần mềm biên tập âm thanh, biên tập hình ảnh động; …..

Buổi học về phần mềm biên tập âm thanh

Để sau khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận tốt vai trò của mình, trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II đã thiết kế chương trình đào tạo đặc biệt cho sinh viên theo học ngành này. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng tại VOV College dành cho sinh viên ngành kỹ thuật điện tử truyền thông như: Sản xuất chương trình phát thanh, sản xuất chương trình truyền hình, truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, nghệ thuật quay phim, nghệ thuật dựng phim, thiết kế hình hiệu,.... đã bám sát được nhu cầu của các nhà tuyển dụng hiện nay là các đài phát thanh – truyền hình, các công ty truyền thông, ...

Tìm hiểu về các thiết bị của phòng thu phát thanh

Với phương châm “ “Học là trải nghiệm với thực tiễn”, chương trình đào tạo ngành Công nghệ kĩ thuật điện tử và truyền thông của trường trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II được thiết kế theo hướng chú trọng thực hành, có tính ứng dụng cao và luôn tạo điều kiện cho sinh viên được thực hành thực tế. Sinh viên ngành kỹ thuật điện tử truyền thông được tiếp xúc với phim trường ảo, tự tay vận hành hệ thống thiết bị phát thanh - truyền hình trong công tác sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình. Nắm vững kĩ năng vận hành hệ thống thiết bị phát thanh truyền hình trong công tác truyền dẫn phát sóng. Đồng thời, sinh viên có thể tự biên tập âm thanh, hình ảnh động trên các phần mềm. Sau khi học, sinh viên có thể tự tin thực hiện sản phẩm truyền thông bằng nhiều thiết bị kĩ thuật số hiện đại.

Sinh viên ngành CN KT ĐTTT trường CĐ PTTH II được thực hành tại phim trường

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử và truyền thông còn được trường trang bị các kĩ năng mềm về tư duy sáng tạo và phân tích, kĩ năng teamwork hiệu quả, giúp cho sinh viên nhanh chóng thích ứng với nhiều môi trường làm việc năng động sau khi ra trường.

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kĩ thuật điện tử và truyền thông tại trường trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II, người học có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp với mức lương cao tại các đài phát thanh - truyền hình, công ty truyền thông, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông; đảm nhận tốt các vai trò như: chuyên viên tư vấn, thiết kế, điều hành kỹ thuật chuyên nghiệp; kỹ sư lắp ráp các thiết bị điện tử, mạch điện tử,….

Nếu bạn đang quan tâm đến ngành kỹ thuật điện tử truyền thông của trường VOV College, hãy tìm thêm thông tin tại:

Kỹ thuật điện tử - viễn thông là gì?

  • Kỹ thuật điện tử - viễn thông [Kỹ thuật điện tử, truyền thông] là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
  • Để hiểu thêm về ngành học này, mời các bạn xem video sau! ​

Khám phá ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông tại HUTECH

Xem thêm \>> Có nên học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông [Kỹ thuật điện tử, truyền thông] hay không? \>> Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông [Kỹ thuật điện tử, truyền thông] là gì? Ra trường làm gì?

Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông cần tố chất gì?

Sở hữu những tố chất sau đây thì bạn là một nhân tố tiềm năng cho lĩnh vực Kỹ thuật điện tử - viễn thông trong tương lai:

  • Sống thực tế, thích hành động hơn là suy nghĩ đây là một tố chất không thể thiếu khi bạn theo học ngành này.
  • Thích làm việc với máy móc, thiết bị, công cụ: đây chính là tố chất quan trọng vì khi có niềm yêu thích trong công việc, bạn sẽ luôn có động lực để hoàn thành tốt nó mà không ngại khó khăn cũng như chán nản.
  • Thích tìm tòi và đam mê cập nhật những tiến bộ mới của thiết bị, công nghệ kỹ thuật số vì những kiến thức hôm nay bạn biết có thể ngày mai nó đã trở thành lỗi thời. Vì vậy, khi theo học ngành này bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ của mình để không bị tụt hậu so với xu hướng thế giới.
  • Có tư duy logic tốt: đây là một tố chất quan trọng khi bạn theo học ngành này vì nó cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp. ​​​​

Xem thêm

\>> Để xét tuyển ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, cần học tốt môn nào?

Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông học gì? Tốt nghiệp nhận bằng gì?

Sinh viên học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử và viễn thông như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh.

Chương trình đào tạo Kỹ sư Điện tử - viễn thông tại HUTECH mang tính ứng dụng cao, nhiều thực hành, bám sát thực tiễn. Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp, giao lưu cùng chuyên gia, xây dựng nhiều sân chơi học thuật bổ ích để sinh viên phát triển toàn diện. Các kiến thức nền tảng, cơ sở ngành, chuyên ngành được sắp xếp khoa học và cụ thể như sau:

  • Kiến thức đại cương: Nhập môn ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, Tin học kỹ thuật, Đổi mới sáng tạo và tư duy khởi nghiệp, Vật lý điện từ,....
  • Kiến thức chuyên ngành: Truyền dẫn số, Xử lý âm thanh và hình ảnh, Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến, Cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông, An ninh mạng thông tin,...

Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là một trong những ngành có truyền thống đào tạo lâu năm tại HUTECH

  • Hoàn thành chương trình học, sinh viên được cấp bằng Kỹ sư do trường Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH] cấp theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, được học tập lên các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại HUTECH và các trường ĐH trong, ngoài nước.
  • Chi tiết chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông tại HUTECH, xem

Xét học bạ ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông sớm, cơ hội trúng tuyển cao!

Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ra trường làm gì?

Ngày nay, nhu cầu cập nhật thông tin của con người ngày càng tăng cao, đòi hỏi chất lượng truyền tải thông tin từ các thiết bị, dịch vụ cũng phải thường xuyên được cải tiến và cập nhập công nghệ mới, do đó ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông là ngành học không hề lỗi thời trong các ngành nghề hiện nay. Bạn có thể lựa chọn để trở thành:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, truyền hình; công ty điện thoại cố định, di động; công ty dịch vụ kỹ thuật điện tử viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, công ty viễn thông, công ty sản xuất phần mềm trên thiết bị di động,...
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động…
  • Có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông​​

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau

Xem thêm

\>> Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông [Kỹ thuật điện tử, viễn thông] \>> Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông có dễ xin việc làm không?

Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ở đâu?

Tại khu vực phía Nam và TP. Hồ Chí Minh, ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông hệ đại học chính quy hiện được đào tạo tại: Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Học viện Kỹ thuật mật mã, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH],... Các bạn cần tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo, đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển để lựa chọn trường đại học có môi trường học tập phù hợp nhất với năng lực và mong muốn của bản thân.

\>> Trường nào xét học bạ ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông [Kỹ thuật điện tử, truyền thông]? \>> Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông [Kỹ thuật điện tử, truyền thông] ở đâu? \>> Top những trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông?

Học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông ở HUTECH có gì khác biệt?

  • Tại HUTECH, sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông sẽ được đào tạo đầy đủ các kiến thức chuyên môn với 4 chuyên ngành gồm: Công nghệ IoT và mạng truyền thông, Công nghệ mạch tích hợp, Điện tử công nghiệp, Thiết kế vi mạch. Đảm bảo sau tốt nghiệp, các tân kỹ sư sẽ có thể tự tin làm việc ở nhiều môi trường khác nhau với những tính chất công việc khác nhau.
  • Ngoài ra, với mạng lưới doanh nghiệp đối tác lớn mạnh, nhà trường hợp tác với các tập đoàn công nghệ, các doanh nghiệp đối tác về trang thiết bị điện tử, mang lại nhiều cơ hội thực hành kỹ năng, thực tập, giúp các bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • Bên cạnh đó, với định hướng đào tạo chú trọng thực hành, các thầy cô còn thường xuyên tổ chức các buổi Workshop, Hội thảo chuyên đề, các cuộc thi quốc tế,... để sinh viên có dịp thử thách trình độ chuyên môn của bản thân, học hỏi nhiều kiến thức mới cùng bạn bè cả nước và các chuyên gia hàng đầu.

HUTECH là một trong những địa chỉ uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Các phương thức xét tuyển ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Dự kiến năm 2024, HUTECH tuyển sinh ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông theo 04 phương thức. Thí sinh có thể sử dụng 1 hoặc cả 4 phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

  • Điều kiện xét tuyển:

. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương . Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 . Đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do HUTECH quy định. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.

  • Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT

Phương thức 2: Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực [ĐGNL] 2024 của ĐHQG TP.HCM

  • Điều kiện xét tuyển:

. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương . Tham gia kỳ thi và có điểm thi đạt từ ngưỡng chất lượng đầu vào HUTECH quy định. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.

  • Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT

Phương thức 3: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12

  • Điều kiện xét tuyển:

. Tốt nghiệp THPT

. Tổng điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp 3 môn từ 18 điểm trở lên [đã bao gồm điểm ưu tiên]. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.

  • Tổ hợp xét tuyển: A00 [Toán, Lý, Hóa]; A01 [Toán, Lý, Anh]; C01 [Toán, Văn, Lý]; D01 [Toán, Văn, Anh]

Phương thức 4: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ [lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12]

  • Điều kiện xét tuyển:​

. Tốt nghiệp THPT

. Tổng điểm trung bình 3 học kỳ [học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12] đạt từ 18 điểm trở lên [đã bao gồm điểm ưu tiên]. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.

  • Thời gian xét tuyển học bạ [dự kiến]: từ ngày 08/01/2024

Nổi bật với môi trường học tập năng động, đội ngũ giảng viên có học hàm học vị cao giàu kinh nghiệm, đa dạng các hoạt động phong trào, sân chơi học thuật, mạng lưới liên kết hợp tác doanh nghiệp rộng khắp…HUTECH trở thành địa chỉ đào tạo được đông đảo thí sinh và quý phụ huynh tin tưởng lựa chọn để gửi trao tương lai, trong nhiều năm vừa qua.

Dự kiến năm 2024, HUTECH xét tuyển trình độ Đại học chính quy cho 63 ngành đào tạo theo 04 phương thức. Trong đó, Xét học bạ là phương thức thu hút sự quan tâm của phần lớn thí sinh, với những ưu điểm nổi trội: Có nhiều đợt xét tuyển, hồ sơ đơn giản, giảm áp lực thi cử và tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông là gì?

Kỹ thuật điện tử - viễn thông [Kỹ thuật điện tử, truyền thông] là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,…

Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông lương bao nhiêu?

Mức lương của các kỹ sư điện tử truyền thông được xem là vô cùng hấp dẫn. Mức lương của sinh viên học công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông mới ra trường có thể dao động từ 7 – 8 triệu đồng/tháng. Đối với những người có từ 2 - 5 năm kinh nghiệm, mức lương thường vào khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng.

Công nghệ truyền thông là ngành gì?

Công nghệ truyền thông [tiếng Anh là Communication Technology] là ngành học đào tạo các kiến thức về lĩnh vực truyền thông nghe nhìn như điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, kinh doanh sản phẩm truyền thông, nghiên cứu thị hiếu, khán thính giả.

Công nghệ điện tử viễn thông ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông có khả năng đảm nhận công việc tại các vị trí như: Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, truyền hình; công ty điện thoại cố định, di động; công ty dịch vụ kỹ thuật điện tử viễn thông; chuyên viên thiết kế, ...

Chủ Đề