Con đường cách mạng của Chính Hữu

Tác giả Chính Hữu

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Đồng chí - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Đồng chí siêu ngắn

1. Tiểu sử

- Chính Hữu [1926 – 2007] tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông nguyên là Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ông học tú tài ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám.

- Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.

- Ông còn làm chính trị viên đại hội [chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954].

- Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.

2. Sự nghiệp sáng tác

- Tập thơ Đầu súng trăng treo [1966] là tác phẩm chính của ông.

- Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.

Sơ đồ tư duy về tác giả Chính Hữu:

  • Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

  • Cảm nhận của em về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

  • Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và nói lên cảm nghĩ của em.

  • Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

  • Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu [ Ngữ văn 9 – Tập 1]

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Mục lục

  • 1 Tiểu sử hoạt động
  • 2 Tác phẩm
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Tiểu sử hoạt độngSửa đổi

Ông sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc [nay là huyện Lộc Hà], tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài [triết học] ở Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô, chiến đấu chống lại quân đội Pháp ở Hà Nội. Sau khi đưa chính phủ đầu não Việt Minh ra khỏi vùng chiến sự, đơn vị của ông rút quân về huyện Đông Anh và sống sót. Ông được đưa đi bồi dưỡng chính trị, làm chính trị viên đại hội [chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954].

Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo [1966] là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp [1946 - 1954]..

Vào 00 giờ 27 phút ngày 27 tháng 11 năm 2007, ông đã qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị thành phố Hà Nội[3].

  • Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh: Thác là thể phách, còn là tinh anh

  • Xuân Quỳnh, một cõi tình thơ còn sống mãi

Trong làng thơ Việt Nam, Chính Hữu là một trường hợp đáng để nhiều người mơ ước. Tuy viết ít nhưng thời kỳ nào, ông cũng có những bài thơ rất hay, mang đậm hơi thở thời đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông chỉ công bố 3 tập thơ với khoảng gần 50 bài nhưng đã ghi dấu vào thi đàn Việt Nam như một gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến.

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh ngày 15/12/1926 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, gia nhập Trung đoàn Thủ đô và có mặt trong chiến dịch Việt Bắc với tư cách Chính trị viên Đại đội.

Nhà thơ Chính Hữu đã về cõi vĩnh hằng ngày 27/11/2007 với tâm thế thanh thản của người đã dâng hiến hết mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật và thống nhất đất nước.


Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: Chính Hữu là “nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông và nói đến thơ ông là nói đến những trang thơ về người lính.


Năm 1947, tác phẩm đầu tay của ông, bài thơ Ngày về ra đời"Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa/ Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng/ Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/ Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm”. Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật đẹp và lãng mạn, mang màu sắc của những anh hùng xưa. Bài thơ “Ngày về” đã trở thành một dấu mốc quan trọng, ghi lại dấu ấn ngày đầu Chính Hữu đến với thơ ca cách mạng.


Sau “Ngày về”, đặc biệt là từ khi trở thành một chiến sĩ thực thụ, ông viết chân thực hơn, qua những vần thơ gắn liền với cuộc sống chiến đấu của người lính, như: “Giá từng thước đất”, “Thư nhà”, “Ngọn đèn đứng gác”... Trong đó, nổi tiếng nhất là bài “Đồng chí” viết năm 1948.


Người lính trong thơ Chính Hữu là những anh vệ quốc đoàn, những chiến sĩ Ðiện Biên... Những con người vừa rời cuốc cày bước vào chiến trận được nhà thơ khắc họa ở nét đời thường, đời sống tình cảm mộc mạc mà chân thành, sâu lắng với đồng đội, với quê hương: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá/ Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau/ Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ...”.


Tình đồng chí, đồng đội in đậm trong những trang thơ kháng chiến của Chính Hữu.


Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc. “Đồng chí” cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu: ít lời để gợi nhiều ý, ngòi bút biết tinh lọc, cô đúc trong từng chi tiết, từng hình ảnh để vừa cụ thể, vừa giàu tính khái quát, câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn chứa một tâm hồn thiết tha, da diết từ bên trong.


Với Chính Hữu, khi viết về người lính, ông luôn luôn ở vị trí người trong cuộc không phải vì ông cũng là người chiến sĩ mà hơn thế, tâm hồn ông như đã thuộc về họ. Ông giãi bày niềm hạnh phúc thực sự: Sung sướng bao nhiêu/ Tôi là đồng đội/ Của những người đi vô tận hôm nay”.


Và ước muốn “Cuộc đời anh, cho tôi chia một nửa/ Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm/Nửa dãy Trường Sơn thác ghềnh vất vả/ Nửa bát cơm hạt muối nhọc nhằn”...


Sau chiến tranh, những bài thơ Chính Hữu vẫn đầy ắp hoài niệm. Tuy nhiên, sự hoài niệm, nỗi nhớ trong thơ Chính Hữu là sự “nhớ lại và suy nghĩ”, sự chiêm nghiệm thâm trầm về cuộc đời. “Những ngày niên thiếu”, “Lá rụng về cội”, “Tiếng ngân”... và đặc biệt “Người bộ hành lặng lẽ” ông viết khi ở tuổi 70 là bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy, như một sự đúc kết sâu sắc của cuộc đời một con người hơn nửa thế kỷ cầm súng và cầm bút muốn gửi gắm lại cho thế hệ con cháu, mai sau.


Nói về thơ mình, nói về nghề, Chính Hữu từng tâm sự: "Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang". Và sự "xuất hiện" của con người thi nhân ở ông cũng lặng lẽ, khiêm nhường, bởi tính từ khi bài thơ “Ðồng chí” nổi tiếng đầu tiên ra đời [năm 1948], đến tập thơ cuối cùng “Tuyển tập Chính Hữu” [NXB Văn học 1998] xuất bản, tất cả chỉ có ba tập thơ với khoảng hơn 50 bài được công bố. Nhưng "Quý hồ tinh bất quý hồ đa", sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu đã chứng minh điều đó, khi tên tuổi ông trở thành không thể thiếu trong đội ngũ nhà văn - chiến sĩ với một phong cách riêng, không trộn lẫn.


Nhà thơ Chính Hữu đã từ giã cõi đời nhưng những vần thơ sáng đẹp của ông vẫn luôn là bài ca bất hủ về hình ảnh người chiến sĩ, hình ảnh một dân tộc, một thời đại gian khổ, hào hùng và lãng mạn với thời gian.



TTTL/TTXVN


Nhà văn Nam Cao vẫn ở trong tâm trí chúng ta

Vào ngày này cách đây 99 năm, ngày 29/10/1915, nhà văn Nam Cao - một trong những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ XX, đã chào đời.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chính Hữu,
  • nhà thơ,
  • người lính,
  • kháng chiến,

1. Tiểu sử và cuộc đời của nhà thơ Chính Hữu

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Bắc, ông sinh năm 1926 và mất năm 1007. Ông là một nhà thơ, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật lần 2 [năm 2000].

Tiểu sử hoạt động

Ông sinh tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nguyên quán của ông là huyện Can Lộc [nay là huyện Lộc Hà], tỉnh Hà Tĩnh. Ông học tú tài [triết học] ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô, chiến đấu chống lại quân đội Pháp ở Hà Nội. Sau khi đưa chính phủ đầu não Việt Minh ra khỏi vùng chiến sự, đơn vị của ông rút quân về huyện Đông Anh và sống sót. Ông được đưa đi bồi dưỡng chính trị, làm chính trị viên đại hội [chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954].

Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo [1966] là tác phẩm chính của ông. Bài thơ "Đồng chí" được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiều nhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ "Đồng chí" mà sau này đã được phổ nhạc cho bài hát "Tình đồng chí". Bài hát đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp [1946 - 1954].

Vào 00 giờ 27 phút ngày 27 tháng 11 năm 2007, ông đã qua đời tại bệnh viện Hữu Nghị thành phố Hà Nội.

Tố Hữu - Thơ chính là cuộc đời và phục vụ cách mạng

Ngày đăng: 06-10-2020 Lượt xem: 8844

Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam; đồng thời cũng là một một cán bộ lãnh đạo cấp cao. Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông làm công tác văn nghệ, tuyên huấn ở chiến khu Việt Bắc và sau đó được giao đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam [1948]; Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ [1952]; Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền [1954]; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam [1963]; Ủy viên dự khuyết Trung ương tại Đại hội Đảng lần II [1951]; Ủy viên chính thức [1955]; Ban Bí thư tại đại hội Đảng lần III [1960]; Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương tại đại hội Đảng lần IV [1976]; Ủy viên chính thức Bộ Chính trị [từ 1980]; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng từ 1981 tới 1986… Năm 1996, Tố Hữu được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật [đợt 1].

Thơ Tố Hữu hướng vào con đường cách mạng

Có thể nói Tố Hữu là người mở đường nền thơ cách mạng Việt Nam, bởi tiếng lòng và tâm hồn thi sĩ của ông như ông nói là "nghiệp dư" và những bài thơ trong tập thơ đầu tay Thơ [tái bản đổi tên thành Từ ấy, gồm những bài viết từ năm 1937] chính là tuyên ngôn về cuộc sống của nhà thơ cho lý tưởng độc lập, tự do: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/Mặt trời chân lý chói qua tim" và "mặt trời chân lý ấy" chính là lòng yêu nước nồng nàn, là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Đảng mà người chiến sĩ trẻ nguyện đi theo. Những tập thơ tiếp theo như Việt Bắc [1954], Gió lộng [1961], Ra trận [1962-1971], Máu và Hoa [1977]… cũng chính là phản ánh hiện thực cách mạng Việt Nam, phục vụ con đường cách mạng Việt Nam.

Dấn thân theo cách mạng, người đảng viên cộng sản 18 tuổi đời sẵn sàng đón nhận gian khó và thách thức, thậm chí tù đày và hy sinh chính là vì lý tưởng cao đẹp như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”[1]. Vì thế, con đường cách mạng Việt Nam, thực tế cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đầy vất vả, hy sinh của nhân dân ta trở thành niềm cảm hứng trong thơ của ông và đó cũng chính là nhằm mục đích giác ngộ cách mạng, phục vụ cách mạng.

Trong cảm nghĩ của mình, Tố Hữu canh cánh một nỗi niềm tranh đấu đầy quả cảm từ "Đi, bạn ơi, đi! Cả cuộc đời/Của ta nào chỉ của ta thôi!" [Đi] cho đến "Đường cách mạng, từ khi tôi đã hiểu/Dấn thân vô là phải chịu tù đày/Là gươm kề tận cổ, súng kề tai" [Trăng trối]… Song những vần thơ tràn đầy nhiệt huyết, mê say đầy cảm hứng đó không lên gân mà chân thành, không hão huyền mà rất đời thường, bởi nó là kết quả sự thăng hoa cảm xúc: "Bao nhiêu hi vọng đem ngày mới/Với cả trời vui phủ địa cầu/Tôi đã nuôi trong lòng phấn khởi/Từ ngày chân bước xuống hầm sâu" [Hầm người]… thật khác, thật mới mẻ và tinh khôi so với: “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” [Xuân Diệu], "Mang mang thiên cổ sầu” [Huy Cận] hay “Tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” [Chế lan Viên]…

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện thực cuộc kháng chiến, đời sống và suy nghĩ của người dân, người lính, từng bước ngoặt của mỗi giai đoạn cách mạng, v.v.. đều trở thành đề tài và hiện lên rõ nét, phong phú trong thơ Tố Hữu. Tấm gương anh hùng của La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Thị Lý, Hồ Giáo, đội nữ dân quân Hàm Rồng, đơn vị pháo cao xạ nữ Quảng Bình…đều trở thành nguồn cảm hứng cho thơ Tố Hữu. Đặc biệt, Tố Hữu viết nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với những bài “Hồ Chí Minh”, “Sáng tháng Năm”, “Bác ơi”, "Cháu nhớ Bác Hồ", “Theo chân Bác”…, song với mỗi người dân Việt Nam, thì Tố Hữu đã nói hộ lòng mình khi ông viết: “Ta bên Người, người tỏa sáng trong ta/Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”. Trong thơ Tố Hữu, từ bài “Huế tháng Tám", "Hồ Chí Minh", "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên"… đến "Tiếng chổi tre", "Mẹ Tơm", "Mẹ Suốt", "Bà má Hậu Giang", "Bài ca xuân 1961", "Ta đi tới", “Theo chân Bác”... đều là dễ nhớ, dễ thuộc, truyền cảm hứng và tác động sâu sắc đến suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng và cuộc đời mỗi con người và cả một thế hệ người Việt Nam trên hành trình đấu tranh cho độc lập, tự do, hòa bình và thống nhất đất nước…

Tố Hữu được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”

Vốn là nhà thơ sớm chọn con đường cách mạng, vừa làm cách mạng vừa làm thơ, làm thơ để làm cách mạng và làm cách mạng để làm giàu nguồn cảm hứng cho thơ; lại từng đã trải qua những năm tháng tù đày, thơ Tố Hữu là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật phục vụ cách mạng và nhà thơ chính là một người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Trong thơ ông, người đọc cảm nhận sâu sắc sự thống nhất giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ, giữa tâm hồn người chiến sĩ cách mạng và tâm hồn nhà thơ cách mạng; trong đó, mỗi bài thơ giàu chất nhạc, giàu âm điệu, vần điệu của dân tộc đều gắn với một con người cụ thể, một sự kiện cụ thể, một hình tượng và gắn liền với những chặng đường lịch sử của dân tộc ta trong hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trên mỗi chặng đường cách mạng Việt Nam, trong cả gian khó và thành công, mỗi người dân Việt Nam khi đọc thơ ông đều cảm thấy nguồn sức mạnh, bởi dù là trong những ngày đen tối hay trong niềm vui vỡ òa của chiến thắng thì những vần thơ ấy chính là trái tim Tố Hữu - trái tim người chiến sĩ cách mạng - trái tim một thi sĩ thật sự lãng mạn cách mạng.

Tố Hữu được tôn vinh là “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “một viên ngọc trong nền văn hóa Việt Nam”, “nhà thơ của chủ nghĩa nhân văn cách mạng”, "một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng - Nghệ thuật - Tình yêu", “nhà thơ của nhân dân”,v.v.. bởi chính quá trình phát triển thơ của ông đi song song với tiến trình tiến triển về tư tưởng, trình độ giác ngộ và đóng góp của Tố Hữu trong cách mạng.

Xuyên suốt chặng đường cách mạng của cuộc đời mình, thơ Tố Hữu là thơ của một con người biết trân trọng đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích, vì thế mà nguyện dấn thân vì lý tưởng, kiên tâm đi theo lý tưởng. Là tiếng nói của dân tộc mình, đắm mình trong văn hóa, cốt cách dân tộc của mình - dân tộc Việt Nam với bề dày hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước oai hùng đã và đang ngày một phồn vinh và phát triển, thơ Tố Hữu độc đáo và khác lạ. Nói như Nguyễn Quang Thiều thì: "Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Nói đúng hơn, ông là nhà thơ lãng mạn cách mạng. Cả cuộc đời ông gắn bó với cách mạng. Thơ với đời là một. Trước sau đều nhất quán. Tố Hữu nhìn cách mạng bằng con mắt lãng mạn của một thi sĩ. Thơ ông dường như chỉ có một giọng. Đó là giọng hát tưng bừng ca ngợi cách mạng".

Người cán bộ lãnh đạo tâm huyết trên mặt trận tư tưởng - văn hóa

Xuyên suốt trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đến xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam và cuối cùng là cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, trí tuệ và tâm hồn Tố Hữu hòa quyện vừa trong tư cách nhà thơ vừa trong vai trò nhà lãnh đạo chủ chốt trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, văn nghệ.

Trong những năm gian lao kháng chiến, Tố Hữu luôn là người chiến sĩ xung kích ở tiền tuyến: từng tham gia chiến dịch Tây Bắc, từng vượt hiểm nguy theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh để vào chiến trường miền Nam, để viết lên những tác phẩm thơ phản ánh sinh động về hiện thực tiền tuyến lớn miền Nam, chủ nghãi anh hùng cách mạng của nhân dân ta, góp phần làm cho ngọn lửa anh hùng cách mạng lan tỏa, soi rọi tâm hồn mỗi người dân Việt Nam yêu nước. Đến khi nước nhà thống nhất, non sông liền một dải, cả nước cùng khắc phục hậu quả chiến tranh, cùng xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, ông lại tiếp tục góp sức mình thông qua những quyết định đầy sáng tạo để xóa bỏ cơ chế đã không còn thích hợp với yêu cầu và tình hình của nhiệm vụ cách mạng mới.

Một trong những đóng góp không nhỏ của Tố Hữu chính là quyết định chuẩn bị về tổ chức bộ máy, cán bộ và nội dung, phương thức công tác tư tưởng của Đảng; trong đó có ý kiến về việc đề nghị mở rộng quy mô đào tạo cán bộ lãnh đạo và cán bộ lý luận, mở thêm Trường Đảng Trung ương tại chức, Trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam ở vùng giải phóng miền Nam, hệ đặc biệt cho các cán bộ chuẩn bị làm nhiệm vụ tiếp quản các tỉnh, thành phố miền Nam nhằm nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên… trong cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970. Đề nghị của ông được chấp thuận, hệ thống trường Đảng trong cả nước cũng được củng cố về tổ chức, đổi mới về nội dung, chương trình đào tạo.

Không chỉ là người chiến sĩ xung kích mà còn là một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, những tác phẩm của Tố Hữu: Tổ chức cơ sở Đảng và nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên [1968], Tăng cường năng lực lãnh đạo của các huyện ủy [1968], Xây dựng một nền văn nghệ lớn, xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta [1973], Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt theo gương các điển hình tiên tiến [1978], Công tác giáo dục và sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau [1980], Nắm vững đường lối, giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ kinh tế [1985],v.v.. đã góp phần vào việc truyền đạt đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng đến với đội ngũ văn nghệ sĩ, với đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới, với trọng trách của mình, ông đã góp phần vào việc hình thành chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Đồng thời, cũng thông qua việc đi báo cáo, truyền đạt nội dung, tinh thần các văn kiện của Đảng trước và sau mỗi kỳ Đại hội Đảng, mỗi Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, ông không chỉ giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên từng lĩnh vực xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục qua các thời kỳ cách mạng mà còn thiết thực góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng - văn hoá, giúp các cơ quan Tuyên huấn, trường Đảng, báo chí sớm có thông tin, tài liệu để triển khai nhiệm vụ tuyên truyền được nhanh và hiệu quả. Cùng với đó, ông còn động viên, tập hợp, góp phần tổ chức và phát triển đoàn văn nghệ từ Bắc vào Nam, làm cho văn hoá, văn nghệ thời đại Hồ Chí Minh trở nên sinh động, phong phú, lan tỏa trong thực tiễn hào hùng của đất nước.

Trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, là người lính ở tuyền tuyến hay một cán bộ lãnh đạo của ngành, Tố Hữu đều gương mẫu với vai trò xung kích, tiền phong, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Với ông dấn thân vào con đường cách mạng, vì lý tưởng cách mạng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân là nguyện tận tâm phấn đấu, thể hiện trí tuệ, tài năng và sự mẫu mực của mình./.

TS. Trần Thị Bình

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

[1] Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.1, tr. 94

Video liên quan

Chủ Đề