Cờ vây có bao nhiều quân

Cờ Vây là một trong những bàn cờ chiến thuật cổ nhất và phổ biến nhất trên thế giới. Cờ Vây đã được chơi ở phương Đông hàng ngàn năm nay. Tính riêng ở Nhật Bản hiện có 10 triệu người chơi Cờ Vây và 400 kỳ thủ chuyên nghiệp kiếm sống bằng cách dạy cờ hoặc tham gia các giải đấu với hàng triệu đô-la tiền thưởng.

Cờ vây là một trò chơi rất dễ học. Bạn có thể thành thạo luật chơi trong vài phút; tuy nhiên, bạn sẽ phải dành cả đời để có thể tìm hiểu độ sâu và sự tinh tế của môn cờ này.

Cờ Vây được tạo thành bởi những yếu tố rất đơn giản: đường thẳng và đường tròn, đen và trắng. Nhưng từ đó cấu thành những kiến trúc rất phức tạp và sâu sắc. Đó là một trò chơi trên diện rộng, không chỉ là những trận đánh nhỏ lẻ, mà là cả một cuộc chiến.

Nói chung, Cờ Vây nằm trong cùng một thể loại với một loạt cờ rất nổi tiếng ở phương Tây, Cờ Vua. Cả hai môn cờ đều đòi hỏi tư duy chiến lược cao cấp cộng với đòi hỏi sự nhuần nhuyễn về tư duy chiến thuật. Cả hai đều đầy thử thách và tài trí, là đam mê của hàng triệu người đủ mọi lứa tuổi trên khắp thế giới.

Nhưng điểm tương đồng chỉ dừng lại ở đó. Cờ Vây bắt đầu với bàn cờ trống, Cờ Vua bắt đầu với bàn cờ đầy đủ quân. Mục đích của Cờ Vây là vây được nhiều lãnh thổ hơn đối thủ, Cờ Vua là bắt được quân Vua của đối phương. Mỗi quân cờ trên bàn Cờ Vây có ý nghĩa như nhau, các quân Cờ Vua thì khác. Một ván Cờ Vây có thể chơi rất nhanh trên bàn nhỏ cỡ 7x7, hoặc nhiều giờ hoặc nhiều ngày trên bàn cỡ chuẩn 19x19 đường. Cờ Vua phải chơi trên bàn cỡ chuẩn với 64 ô và 32 quân cờ.

Thông thường trong Cờ Vây các quân cờ đã đặt xuống sẽ nằm trên bàn cho tới cuối ván, để người chơi cờ phát triển từ đó các hình cờ đen trắng của riêng mình; còn cái đẹp của Cờ Vua qua rất nhanh và biến ảo trong từng nước di chuyển và bắt quân. Hơn thế nữa, luật chấp quân của Cờ Vây giúp cho người chơi khác nhau về trình độ có thể dễ dàng chơi cờ tương đương với nhau: người chơi yếu hơn sẽ có nhiều quân hơn khi bắt đầu. Còn luật chấp quân của Cờ Vua yêu cầu người chơi giỏi hơn phải bỏ một hoặc vài quân ra khỏi bàn, điều này đã bóp méo đi vẻ tự nhiên của trò chơi.

Trò chơi nào tốt hơn hay thú vị hơn tất nhiên là không thể nói. Cả hai trò chơi đều rất thú vị và sâu sắc. Có một chú ý rằng, các kỳ thủ Cờ Vây chuyên nghiệp cũng thường rất yêu thích và rất giỏi trong Cờ Tướng Nhật Bản [Shogi], và ngược lại, các kỳ thủ Cờ Tướng Nhật Bản cũng thường rất mạnh trong Cờ Vây. Có thể nói rằng, nếu bạn luyện tập các kỹ năng của mình, thì dù bạn yêu thích Cờ Vua, bạn cũng sẽ tìm thấy niềm yêu thích như vậy khi chơi Cờ Vây.

Có những kỳ thủ chơi Cờ Vây để kiếm sống. Thêm vào đó, những kỹ năng trong Cờ Vây còn có thể được vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Những châm ngôn của họ xuất hiện trong hầu hết các ván cờ: “Không bỏ hết trứng vào một giỏ”, “luôn giữ một đường để thoát thân”, “cẩn tắc vô áy náy”, “không đánh vào điểm mạnh của địch thủ” và “đừng cố đấm ăn xôi”.

Và dù rằng bạn coi Cờ Vây như một nghề để kiếm sống, một môn cờ khác Cờ Vua, một trò chơi yêu thích hay chỉ là một món để giải trí trong cuộc sống, nó cũng sẽ giúp cho bạn rèn luyện khả năng tư duy và các kỹ năng giao tiếp xã hội của mình.

Người dịch: Takaji

Ảnh: Bông Lan

Trả lời nhanh cho câu hỏi tiêu đề: tùy thuộc.

Nhưng tùy thuộc vào cái gì? Bài này tôi xin phân tích một vài ưu nhược điểm của các kích cỡ bàn cờ vây [dành cho mục đích học chơi cờ]. Nếu đã chơi khá một chút rồi [trình độ hơn 10k] thì chỉ nên chơi bàn 19×19.

Vì cờ vây không có những quân đặc thù như cờ vua [mà chỉ có các quân đen trắng] nên kích thước bàn cờ cũng có thể thay đổi linh hoạt.

Theo nghiên cứu sử học thì bàn cờ vây lúc ban đầu không có kích cỡ 19×19 mà bé hơn [13, 15, 17]. Bàn cờ 19 được phát hiện sớm nhất vào đời nhà Tùy và được sử dụng như kích thước bàn cờ chuẩn để thi đấu các giải chính thức.

Bàn 9×9 – Học hiểu thắng & thua

Trở ngại bự nhất của việc học cờ vây là hiểu được thắng thua. Ai thực sự quan tâm đến chuyện thắng thua của cờ vây thì nên thử với bàn 9.

Hình ở trên là một trận đấu đã kết thúc với bàn 9. Mỗi bên không cần phải đi quá nhiều quân. Đất cũng dễ dàng được chia đôi. Với bàn 9, sẽ có rất ít vị trí cần thu quan [kết thúc trận đấu, hoàn chỉnh đất, ví dụ hai nước khoanh tròn của Đen và Trắng trong hình].

Việc giải thích đất của bên nào bên nào cũng dễ hơn. Ở dưới là một ví dụ cho một trận đấu 9×9 đơn giản, chỉ có 25 nước đi được thực hiện.

Nhược điểm của việc chơi bàn 9×9 là, nó chán ngắt, do nhỏ quá nên chưa kịp xoay sở gì thì trận cờ xong bà nó rồi.

Đối tượng phù hợp với bàn 9×9 là 
1. Những bạn nhỏ tuổi [20], chơi cờ mà không hiểu làm thế nào để thắng nên dễ bức rức, bước đầu cứ chơi bàn 9 cho nhanh hiểu rồi tính tiếp.

Bàn 13×13 – Lựa chọn bình thường

Tuy khá rộng hơn bàn 9×9, bàn 13 vẫn chưa đủ lớn để người chơi phát triển “chiến lược chiến thuật” gì ghê gớm. Nhiệm vụ chủ yếu của hai bên lúc này vẫn là chiếm đất ở một nửa bàn cờ [chia đôi đất trên bàn cờ].

Số lượng nước đi của bàn 13 nhiều hơn gấp đôi bàn 9 [169 vs 81] nên việc kết thúc ván đấu đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn. Việc đuổi bắt quân đối phương cũng sẽ thú vị hơn một chút.

Người học chơi có thể chọn 2 hướng:
1. Hoặc tạm bỏ qua việc hoàn tất trận đấu để xem ai thắng ai thua mà chỉ nên tập trung vào ăn quân đối phương.
2. Hoặc hạn chế việc ăn quân [chỉ lấy đất, né quân đối phương ra]. Tập chơi ở những vùng lớn, tập thu quan, hoàn tất đất.

Đối tượng phù hợp với bàn 13×13 là 
1. Hầu hết mọi người, hehe.
2. Biết kiên nhẫn một tí, vì phải tốn kha khá thời gian mới chơi “xong” được ván cờ.
3. Đã chơi bàn 9×9, đã chán bàn 9×9.

Bàn 19×19 – WTF?

Bàn 19×19 chắc là “ác mộng” với mấy bạn mới học chơi :d

Kể không phải khoe chớ hồi mới tập chơi, tôi bụp luôn bàn 19 mà chơi, lí do là không biết sự tồn tại của bàn 9 hay 13, hehe. Đến lúc chơi khá rồi nhìn lại thì mới thấy đấy cũng là một “chiến lược” thú vị.

Trong thời gian học chơi, việc hoàn tất một trận đấu với bàn 19 là việc không thể. Việc này đòi hỏi mình phải hiểu rất nhiều hình cờ lúc thu quan. Chưa kể đến việc người chơi sẽ rất bối rối để lựa chọn nước đi nếu chưa biết một số vấn đề căn bản về khai cuộc, trung cuộc, tấn công, phòng thủ.

Ngược lại, bàn 19 có nhiều ưu điểm so với bàn 13 hoặc 9.
– Chơi hoài không thấy hết. Đỡ mất công bày lại bàn khác. [just kidding]
– Chỉ ở bàn 19 thì khái niệm “khai cuộc” mới có nhiều vấn đề để học.
– Vì quá rộng nên bàn 19 có nhiều cơ hội hơn cho những người thua cục bộ ở một phần bàn cờ. Trận đấu không quanh quẩn ở một nơi mà hai kì thủ có thể bay loạn xạ để chơi nơi mình muốn ^___^.
– Học quan sát ở góc rộng hơn, chung hơn.
– Tập dí quân, giết quân, phá mắt, điểm, cắt, chặn, bẻ,… tá lả. Chiến đấu rất sướng.
– Có nhiều cơ hội được chơi với người giỏi hơn [vì người giỏi hơn lười chơi bàn 13]

Đối tượng phù hợp
1. Những bạn thích ăn quân, ăn quân và ăn quân.
2. Những bạn thích học “chiến thuật” cơ bản của cờ vây.
3. Độ tuổi phù hợp từ 10 – 20.
4. Chưa hứng thú lắm với chuyện “thắng một trận cờ”.

Kết luận

Kết luận lại cũng như mở bài thôi, là tùy thuộc. Các bạn phải chơi thử cả 3 rồi mới quyết định được mình phù hợp với bàn nào.

Nhưng bàn nào thì bàn, cứ cố gắng chơi tốt tốt một chút để chơi được bàn 19, vì bàn 19 mới đúng là cờ vây, còn hai loại kia là cờ vây cho người mới học chơi.

Mà có ai muốn mình ở trong trạng thái “học chơi” dài dài đâu.
Nhỉ?

Chủ Đề