Có mấy cách đặt câu khiến

Con sẻ – Luyện từ và câu: cách đặt câu khiến. Câu 1. Chuyển các câu kể sau thành câu khiến.Câu 2. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau .Câu 3. Đặt câu khiến theo các yêu cầu sauCâu 4. Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.

I. NHẬN XÉT

Chuyển câu kể thành câu khiến:

–    Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

–    Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!

–    Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

–     Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Chuyển các câu kể sau thành câu khiến :

–    Nam hãy đi học đi!

–    Thanh phải đi lao động cho đúng giờ!

–    Ngân cần chăm chỉ học tập!

–    Giang phải phấn đấu học cho giỏi!

Câu 2. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau :

a]    Đặt câu khiến để mượn bút của bạn: 

–      Bạn Hải ơi, bút của mình bị hỏng rồi, bạn làm ơn cho mình mượn chiếc bút của bạn đi!

b]   Nói với bố của bạn để xin gặp bạn:

Quảng cáo

–     Thưa bác! Con là Thư, xin bác chuyển máy cho bạn Minh giúp con. Con xin cảm ơn.

c]   Nhờ một người chỉ đường:

–    Chú ơi, Chú làm ơn chỉ giúp con nhà của bạn Tâm!

Câu 3. Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau:

a]   Câu khiến có hãy trước động từ.

–    Bây giờ bạn hãy làm bài tập toán rồi hẵng đi đá bóng.

b]   Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ:

–     Để cổ vũ cho bạn Nam, chúng ta hẵng vỗ tay mạnh lên nào.

c]   Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.

–     Xin các bạn hãy giữ trật tự để bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch lao động.

Câu 4. Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.

–     Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập-

–     Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cho bạn Nam vào thi đấu vật.

–     Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.

Câu khiến - Cách đặt câu khiến

Câu khiến - Cách đặt câu khiến

I. Câu khiến

1. Khái niệm

Câu khiến [câu cầu khiến] đùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác.

Ví dụ:

- Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn!

2. Dấu hiệu

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than [!] hoặc dấu chấm [.]

Ví dụ:

- Hãy mở cửa ra!

II. Các đặt câu khiến

Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong số những cách sau đây:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

Ví dụ: Con phải ăn cơm xong mới được đi chơi.

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,… vào cuối câu.

Ví dụ: Nổi lửa lên!

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

Ví dụ: Xin quý khách giữ trật tự.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Ví dụ: Con nấu cơm cho mẹ nhé!

Bài viết gợi ý:

Cách đặt câu khiến lớp 4

  • I. Phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 92
  • II. Phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 93
    • Câu 1 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 2 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 3 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4]
    • Câu 4 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4]

Luyện từ và câu lớp 4: Cách đặt câu khiến là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 92. Bài soạn có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo luyện tập cách đặt câu khiến, chuyển thành câu khiến. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Tập làm văn lớp 4: Bài kiểm tra viết - Miêu tả cây cối

I. Phần Nhận xét Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 92

Cho câu kể sau:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau:

- Thêm hãy, đừng , chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.

- Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu

- Thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu

- Thay đổi giọng điệu

Đáp án

Chuyển câu kể thành câu khiến:

- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!

- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

- Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

II. Phần Luyện tập Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 93

Câu 1 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4]

Chuyển các câu kể sau thành câu khiến

- Nam đi học

- Thanh đi lao động.

- Ngân chăm chỉ.

- Giang phấn đấu học giỏi

M: - Nam đi học đi!

- Nam phải đi học!

- Nam hãy đi học đi!

Trả lời:

Dựa vào phần ghi nhớ đã học, em chỉ cần thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải... vào trước động từ hoặc thêm các từ lên, đi, thôi, nào... vào cuối câu. Và cũng có thể thêm các từ đề nghị, xin, mong vào đầu câu, em sẽ có được những câu cầu khiến.

- Nam hãy đi học!

- Thanh đi lao động đi!

- Đề nghị Ngân hãy chăm chỉ hơn!

- Mong Giang phấn đấu học giỏi!

>> Chi tiết: Chuyển các câu kể sau thành câu khiến

Câu 2 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4]

Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau

a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

b. Em gọi điện cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

c] Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

Trả lời:

Em có thể đặt câu như sau:

a] Với bạn: - Phương thông cảm cho mình mượn cái bút với!

- Phương ơi, bút của mình bị hỏng, cậu cho mình mượn cái bút kia đi!

b] Với bố của bạn: - Dạ, bác làm ơn cho cháu được nói chuyện với Hoàng ạ!

- Nhờ bác chuyển máy cho Hoàng, cháu xin phép được nói chuyện cùng Hoàng ạ!

c] Với một người lớn: - Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp nhà bạn Hà ở đâu ạ!

- Chú làm ơn chỉ nhà bạn Hà cho cháu với ạ!

Câu 3 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4]

Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau:

a. Câu khiến có hãy ở trước động từ

b. Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ

c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ

Trả lời:

Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.

Em có thể đặt như sau:

a. - Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi! - Con hãy học bài đi!

b. - Chúng mình ra bờ hồ dạo mát đi! - Chúng mình cùng học bài đi nào!

c. - Mong cậu giữ đúng lời hứa! - Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!

Câu 4 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4]

Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.

Trả lời:

- Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập.

- Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cho bạn Nam vào thi đấu vật.

- Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.

>> Bài tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 1 + 2

Trên đây là toàn bộ lời giải Luyện từ và câu lớp 4 cách đặt câu khiến cho các em học sinh củng cố kiến thức về câu khiến, đặt câu khiến. Các phân môn khác: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn liên tục được VnDoc sưu tầm chọn lọc.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 4, các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 27 - Tiếng Việt Lớp 4 tập 2

Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến trang 92 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 27 Tiếng Việt Lớp 4 tập 2 thật tốt. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Ngoài ra, còn có thể tham khảo bài Câu khiến và 2 bài Tập đọc Dù sao trái đất vẫn quay, Con sẻ của tuần 27. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến trang 92 - Tuần 27

Cho câu kể sau:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau:

- Thêm hãy, đừng , chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.

- Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu

- Thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu

- Thay đổi giọng điệu

Trả lời:

Chuyển câu kể thành câu khiến:

  • Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
  • Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!
  • Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
  • Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 93

Câu 1 [trang 93 SGK Tiếng Việt 4 tập 2]

1. Chuyển các câu kể sau thành câu khiến:

- Nam đi học

- Thanh đi lao động.

- Ngân chăm chỉ.

- Giang phấn đấu học giỏi

M: - Nam đi học đi!

- Nam phải đi học!

- Nam hãy đi học đi!

Trả lời:

  • Nam hãy đi học đi!
  • Thanh phải đi lao động cho đúng giờ!
  • Ngân cần chăm chỉ học tập!
  • Giang phải phấn đấu học cho giỏi!

Câu 2 [trang 93 SGK Tiếng Việt 4 tập 2]

Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:

a. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

b. Em gọi điện cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

c] Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

Trả lời:

a] Đặt câu khiến để mượn bút của bạn:

- Bạn Hải ơi, bút của mình bị hỏng rồi, bạn làm ơn cho mình mượn chiếc bút của bạn đi!

b] Nói với bố của bạn để xin gặp bạn:

- Thưa bác! Con là Thư, xin bác chuyển máy cho bạn Minh giúp con. Con xin cảm ơn.

c] Nhờ một người chỉ đường:

- Chú ơi, Chú làm ơn chỉ giúp con nhà của bạn Tâm!

Câu 3 [trang 93 SGK Tiếng Việt 4 tập 2]

Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau:

a. Câu khiến có hãy ở trước động từ

b. Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ

c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ

Trả lời:

a] Câu khiến có hãy trước động từ.

- Bây giờ bạn hãy làm bài tập toán rồi hẵng đi đá bóng!

b] Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ:

- Để cổ vũ cho bạn Nam, chúng ta hãy vỗ tay to lên nào!

c] Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.

- Xin các bạn hãy giữ trật tự để bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch lao động!

Câu 4 [trang 93 SGK Tiếng Việt 4 tập 2]

Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.

Trả lời:

  • Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập.
  • Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cổ vũ cho bạn Nam vào thi đấu vật.
  • Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.

Cập nhật: 21/03/2021

Video liên quan

Chủ Đề