Cơ cấu dân số nước ta dịch chuyển theo hướng

Ảnh: VGP/Lưu Hương

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đỗ Thị Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông-Giáo dục [Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế], cho biết, sau 58 năm, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Theo đó, tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế, hiện nay, dân số nước ta là 96,2 triệu người, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con từ năm 2006, sớm 10 năm so với mục tiêu đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay; cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007; chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ trung bình đạt 73,6 tuổi, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Tuy nhiên, công tác dân số vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Mức sinh giữa các vùng có chênh lệch khá lớn; xu thế mức sinh giảm xuống quá thấp đã xuất hiện ở nhiều khu vực; mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng [111,5 bé trai/100 bé gái]; già hóa dân số diễn ra với tốc độ mau lẹ, song các giải pháp thích ứng chưa được triển khai…

Chính vì vậy, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1679/QĐ-TTg, ngày 22/11/2019 với mục tiêu tổng quát: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; phân bổ dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Chiến lược Dân số Việt Nam lần này cũng đặt ra 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Trong đó, có một số mục tiêu quan trọng như: Duy trì mức sinh thay thế [bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con; quy mô dân số 104 triệu người], giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn, thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản; giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm; chỉ số phát triển con người [HDI] nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á….

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe các chuyên gia chia sẻ về 3 chuyên đề: Một số nội dung chính của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; kỹ năng viết bài, đưa tin các nội dung về dân số và phát triển trong Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; kỹ năng truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển trong Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Lưu Hương


I. CƠ CẤU SINH HỌC

1. Cơ cấu dân số theo giới [đơn vị %]

- Khái niệm: biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

- Được biểu thị bằng công thức:

            $T_{NN} = \frac{D_{nam}}{D_{nữ}}.100$

$ \longrightarrow$ Trong đó:

+ $T_{NN}$: Tỉ số giới tính.

+ $D_{nam}$: Dân số nam.

+ $D_{nữ}$: Dân số nữ.

- Hoặc:

            $T_{nam} = \frac{D_{nam}}{D_{tb}}.100$ 

$ \longrightarrow$ Trong đó:

+ $T_{nam}$: Tỉ lệ nam giới.

+ $D_{nam}$: Dân số nam.

+ $D_{tb}$: Tổng số dân.

- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực: ở các nước phát triển, nữ nhiều hơn nam và ngược lại.

- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.

- Cơ cấu dân số theo giới: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...

2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi [đơn vị %]

- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.

- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:

+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.

+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 [đến 64 tuổi].

+ Nhóm trên tuổi lao động: Trên 60 [hoặc 65] tuổi.

- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.

- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.

+ Thuận lợi: Lao động dồi dào.

+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn.

- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.

+ Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao

+ Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.

- Tháp dân số [tháp tuổi]

+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.

+ Có 3 kiểu tháp [mở rộng, thu hẹp, ổn định].

+ Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.


II. CƠ CẤU XÃ HỘI

1. Cơ cấu dân số theo lao động

- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

a] Nguồn lao động

- Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế.

+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

b] Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Khu vực I: Nông – Lâm – Ngư nghiệp

- Khu vực II: Công nghiệp – Xây dựng

- Khu vực III: Dịch vụ

$ \Longrightarrow$ Xu hướng tăng ở khu vực II và III.

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

- Dựa vào:

+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.

+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.

$ \Longrightarrow$ Các nước phát triển có trình độ văn hóa cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.

Page 2

SureLRN

Đề bài

Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nhận xét sự thay đổi: tăng/giảm [số liệu].

Lời giải chi tiết

* Sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta:

- Nhóm tuổi 0 - 14: có xu hướng giảm dần tỉ trọng, từ 39% [1989] xuống còn 33,5% [1999].

- Nhóm tuổi 14 – 59:  có xu hướng tăng lên, từ 53,8% [1989] lên 58,4% [1999].

- Nhóm tuổi trên 60 cũng tăng dần tỉ trọng từ 7,2% [1989] lên 8,1% [1999].

- Tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm từ 46,2% [1989] xuống 41,6% [1999].

⟹ Cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng già hóa.

* Nguyên nhân:

- Nhóm tuổi từ 0 - 14 giảm do đây là kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Nhóm tuổi 14 - 59 tuổi tăng do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Nhóm tuổi trên 60 tăng do y tế phát triển, chế độ phúc lợi xã hội tốt hơn đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề