Có cần quyết định ban hành sổ tay hướng dẫn

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của công dân, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Ngày 06/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Đây là Luật rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Để triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin, ngày 15/7/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1408/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin. Ngày 14/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin. Theo đó, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ xây dựng các tài liệu phục vụ công tác phổ biến nội dung của Luật và tài liệu hướng dẫn việc cung cấp thông tin cho công dân.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã tổ chức biên soạn và xuất bản 04 tài liệu sau:

1. Hỏi - đáp về Luật tiếp cận thông tin

2. Sổ tay hướng dẫn cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin

3. Sổ tay hướng dẫn việc cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước

4.Tài liệu tập huấn chuyên sâu về nội dung của Luật tiếp cận thông tin Đây là những tài liệu hữu ích để giúp người dân biết và hiểu rõ về quyền tiếp cận thông tin của mình cũng như các trình tự, thủ tục cần thiết để thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Đây cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức tham gia vào công tác cung cấp thông tin cho công dân.​

Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 - Bình đẳng giới là thước đo của sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội - Nam, nữ bình đẳng, xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc - Bình đẳng giới là chìa khoá để xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới - Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái - Hãy lên tiếng khi bị bạo lực Hành động ngay hôm nay, bình đẳng giới trong tầm tay....

//binhphuoc.gov.vn/vi/stp/tuyen-truyen-pho-bien/so-tu-phap-cap-phat-va-dang-tai-so-tay-huong-dan-nghiep-vu-ve-chuan-tiep-can-phap-luat-1580.html //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/stp/2023_08/ctcpl.png

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Nhằm hướng dẫn nghiệp vụ về đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho chính quyền và người dân ở cơ sở trong triển khai nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 và Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Theo đó, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nhà Xuất bản Tư pháp, Bộ Tư pháp đã phối hợp tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật”. Ngày 16/3/2023 Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 931/BTP- PBGDPL về việc cấp phát Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp Bình Phước đã thực hiện việc cấp phát Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật cho phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh. Nội dung cuốn “Sổ tay” được biên soạn nhằm hướng dẫn việc triển khai các nhiệm vụ theo quy định mới về đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp [Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 09/2021/TT-BTP và Quyết định số 1723/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp] Hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; hướng dẫn cụ thể một số nội dung trong các tiêu chí, chỉ tiêu mà cơ sở còn đang lúng túng [hình thức, mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở; mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nhất là nội hàm và phạm vi về vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ, tài liệu kiểm chứng phục vụ việc đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật...]. Đồng thời sơ đồ hóa các quy trình đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật [các nhiệm vụ, công việc, thời hạn thực hiện của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan] qua đó giúp cho địa phương thực hiện công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật được thuận tiện, hiệu quả.

Chủ Đề