Có bao nhiêu loại tài nguyên du lịch nhân văn

2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn [TNDLNV] 2.3.1. Quan niệm. TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. TNDLNV có các đặc điểm sau: – Có tác dụng nhận thức nhiều hơn. Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. – Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diễn ra trong thời gian ngắn. – Số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hoá cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. – TNDLNV thường tập trung ở các điểm quần cư và thành phố lớn. – Ưu thế của TNDLNV là đại bộ phận không có tính mùa vụ [trừ các lễ hội], không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác. – Sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau… 2.3.2. Các loại TNDLNV.

  1. Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử – văn hoá. * Di sản văn hoá thế giới . – Các tiêu chuẩn của văn hoá thế giới [6 tiêu chuẩn]. + Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người. + Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định. + Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã bị biến mất. + Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa. + Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà truyền thống nói lên được một nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không thể cưỡng lại được. + Có mối quan hệ trực tiếp với sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí. – Nhìn chung, các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá một dân tộc. Bất cứ một quốc gia nào nếu có những di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Hết năm 2006, trên toàn thế giới Hội đồng di sản thế giới đã công nhận được 840 di sản. Nước ta có 7 di sản thế giới, trong đó có 5 di sản văn hoá gồm cố đô Huế [công nhận năm 1993], tháp Chàm Mỹ Sơn [1999], đô thị cổ Hội An [1999] nhã nhạc cung đình Huế [2003], cồng chiêng Tây Nguyên [2005] và 2 di sản tự nhiên gồm vịnh Hạ Long [1994] và Phong Nha – Kẻ Bàng [2003]. Trong số các di sản thế giới phải kể tới 7 kỳ quan do bàn tay khối óc con người tạo ra tập trung ở những nôi của nền văn minh nhân loại. Đây là 7 kỳ quan kỳ diệu được khắc mốc ghi tên từ thế kỷ VI sau công nguyên, như những chứng tích điển hình. Cụ thể là: Kim tự tháp Ai Cập. Vườn treo Babilon [Irắc]. Tượng khổng lồ Hêliốt trên đảo Rốt [Hy lạp]. Lăng mộ vua Môdôn ở Halicacnasơ [Thổ Nhĩ Kỳ]. Đền thờ nữ thần Actêmis ở Ephedo [Thổ Nhĩ Kỳ]. Tượng thần Rớt trong ngôi đền tại Olympia [Hy Lạp]. Ngọn hải đăng ở Alêcxanđria [Ai Cập]. Trong 7 kỳ quan trên, chỉ còn kim tự tháp Ai Cập là vẫn tồn tại * Các di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hoá mỗi nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử – văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Trên thế giới những kim tự tháp ở Ai Cập, chùa tháp dát vàng, bạc ở Ấn Độ, Mianma, Angcovát ở Campuchia… và trong nước với thành Cổ Loa, đền Hùng, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn… vẫn mãi là biểu tượng chói ngời cho kho tàng văn hoá dân tộc và của nhân loại. Được gọi chung là di tích lịch sử – văn hoá vì chúng được tạo ra bởi con người [tập thể hoặc cá nhân] trong quá trình hoạt động, sáng tạo. Thứ văn hoá ở đây bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Hiện nay, một số nước trên thế giới đã có những quy định về di tích lịch sử văn hoá. – Theo hiến chương Vơnidơ – Italia [1996] thì di tích lịch sử văn hoá bao gồm những công trình xây dựng lẻ loi, những khu di tích ở đô thị hoặc nông thôn, là những bằng chứng của một nền văn minh riêng biệt, của một sự tiến hoá có ý nghĩa hay là một biến cố về lịch sử. – Ở Ai Cập [1983] cho rằng các di tích lịch sử – văn hoá là cổ vật bất động sản và động sản. Cụ thể “Được coi là cổ vật mọi động sản hoặc bất động sản được làm ra từ các nền văn minh khác nhau, hoặc một sáng tạo nghệ thuật, khoa học, văn hoá, hoặc tôn giáo của thời đại tiền sử, hoặc các thời kỳ kế tiếp nhau của lịch sử và ngược trở lên một trăm năm, khi tài sản đó có một giá trị quan trọng về khảo cổ học hay lịch sử, là chứng cứ của một nền văn minh khác nhau đã tồn tại trên đất Ai Cập, đã có với đất nước Ai Cập những qua hệ lịch sử, cũng được coi là cổ vật, kể cả các di hài người và động vật cùng niên đại với thời kỳ ấy”.

Filed under: TÀI LIỆU THAM KHẢO, TỔNG QUAN DU LỊCH |

Chủ Đề