Theo luật fifa thay tối đa bao nhiêu cầu thủ

Ở mùa giải 2019-2020, Ngoại hạng Anh từng áp dụng luật thay 5 người, sau khi giải này trở lại sau 3 tháng bị gián đoạn do những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch toàn cầu Covid-19.

Kể từ giai đoạn 2020-2021 đến nay, giải bóng đá cao nhất xứ sương mù đã loại bỏ luật thay 5 người, bất chấp những ý kiến lo ngại về nguy gia tăng chấn thương đối với các cầu thủ do lịch thi đấu dày đặc. Theo Ủy ban Bóng đá quốc tế [IFAB], ngoại trừ 4 giải hàng đầu châu Âu khác là Ligue 1, La Liga, Serie A và Bundesliga, Ngoại hạng Anh là giải duy nhất đưa ra động thái này.

Sau thời gian dài loại bỏ, Liên đoàn Bóng đá Anh [FA] mới đây cho biết, kể từ mùa giải 2022-2023, Ngoại hạng Anh sẽ áp dụng trở lại luật kể trên. Các câu lạc bộ vẫn sẽ có 3 lần thay người nhưng tổng số cầu thủ vào sân tăng lên 5, thay vì 3 như thường lệ. Các câu lạc bộ cũng có thể đăng ký tối đa 9 cầu thủ trong danh sách dự bị.

Việc Premier League áp dụng thay 5 người mỗi trận được kì vọng sẽ giúp cho các đội bóng có thể giữ sức cho một số trụ cột trong bối cảnh lịch thi đấu ngày một dày đặc.

Ngoài quyết định tái áp dụng luật thay 5 người, Ngoại hạng Anh cũng sẽ ngừng quy định xét nghiệm Covid-19 hai lần mỗi tuần đối với các cầu thủ và đội ngũ nhân viên kể từ ngày 4-4 sắp tới. Việc xét nghiệm sẽ chỉ được tiến hành đối với những trường hợp có triệu chứng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

1. Bất kỳ người nào có quốc tịch cố định không phụ thuộc vào thời gian cư trú ở một quốc gia thì có tư cách để thi đấu cho đội tuyển của Liên đoàn quốc gia đó.

2. Trong điều kiện ngoại lệ được quy định tại Điều 18 dưới đây, bất kỳ cầu thủ nào đã tham gia thi đấu trong một trận đấu [có thể là toàn bộ hoặc một phần trận đấu] trong một giải đấu chính thức ở bất cứ hạng hoặc loại nào của một Liên đoàn có thể không được chơi trong trận đấu quốc tế của đội tuyển Liên đoàn khác.

Điều 16: Quốc tịch cho phép cầu thủ thi đấu đại diện cho nhiều Liên đoàn

1.Theo quy định tại Điều 15, cầu thủ có quyền đại diện nhiều hơn 01 LĐBĐQG theo quốc tịch của cầu thủ, chỉ có thể thi đấu trong một trận đấu quốc tế cho một trong những LĐBĐQG này, ngoài việc đã có quốc tịch, nếu anh ta thỏa mãn một trong những điều kiện sau:

a]Cầu thủ sinh ra trên lãnh thổ có LĐBĐQG liên quan;

b]Bố đẻ hoặc mẹ đẻ của cầu thủ được sinh ra trên lãnh thổ có LĐBĐQG liên quan;

c]Ông nội, Bà nội hoặc Ông ngoại, bà ngoại sinh ra trên lãnh thổ có LĐBĐQG liên quan;

d]Cầu thủ đã sống ít nhất 2 năm liền trên lãnh thổ LĐBĐQG liên quan.

2.LĐBĐQG cùng quốc tịch có thể thỏa thuận theo đó mục d khoản 1 của Điều này sẽ được hủy bỏ hoàn toàn hoặc sửa đổi để ấn định thời hạn dài hơn. Thỏa thuận đó có thể được nộp lên và được Ban Chấp hành thông qua.

Điều 17:Có quốc tịch mới

Nếu một cầu thủ có quốc tịch mới theo quy định khoản 1 Điều 15 và chưa thi đấu giải đấu quốc tế theo quy định khoản 2 Điều 15 chỉ có tư cách thi đấu cho đội tuyển mới khi cầu thủ thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

  1. Cầu thủ sinh ra trên lãnh thổ của LĐBĐQG liên quan;
  1. Bố đẻ hoặc mẹ đẻ của cầu thủ được sinh ra trên lãnh thổ có LĐBĐQG liên quan;
  1. Ông nội, Bà nội hoặc Ông ngoại, bà ngoại sinh ra trên lãnh thổ có LĐBĐQG liên quan;
  1. Cầu thủ đã sống ít nhất 5 năm liền kể từ khi đủ 18 tuổi trên lãnh thổ LĐBĐQG liên quan.

Điều 18:Thay đổi Liên đoàn

1. Nếu một cầu thủ có nhiều hơn 1 quốc tịch, hoặc nếu cầu thủ yêu cầu có quốc tịch mới, hoặc nếu cầu thủ có tư cách chơi cho một vài đội tuyển theo quốc tịch của cầu thủ, cầu thủ có thể, đến sinh nhật lần thứ 21 của mình, và chỉ được 1 lần, yêu cầu thay đổi Liên đoàn sang Liên đoàn quốc gia có quốc tịch và có tư cách thi đấu các trận đấu quốc tế, thuộc các điều kiện sau:

[a] Cầu thủ không chơi trong một trận đấu chính thức [có thể là một phần hoặc toàn bộ] ở hạng “A” quốc tế ở Liên đoàn hiện thời của mình, và vào thời điểm lần đầu tham dự một phần hoặc toàn bộ giải đấu quốc tế chính thức tại Liên đoàn hiện thời của mình, cầu thủ đã có quốc tịch của đội tuyển thi đấu.

[b] Cầu thủ không được phép thi đấu cho Liên đoàn mới của mình tại giải mà trước đó cầu thủ đã chơi cho Liên đoàn cũ.

2. Nếu một cầu thủ không được Liên đoàn của mình cho phép thi đấu trận đấu quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 15 vì lý do bị mất quốc tịch mà không có sự đồng ý của cầu thủ hoặc trái với mong muốn của cầu thủ theo quyết định của cơ quan chính phủ, cầu thủ có thể yêu cầu cho phép thi đấu cho một Liên đoàn khác đã có quốc tịch hoặc theo yêu cầu.

3. Bất cứ cầu thủ nào có quyền thay đổi Liên đoàn, theo quy định khoản 1 và 2 nêu trên sẽ nộp yêu cầu chứng minh bằng văn bản lên Tổng Thư ký FIFA. Ban tư cách cầu thủ sẽ giải quyết yêu cầu này. Thủ tục theo quy định tại Điều lệ hướng dẫn thủ tục của Ban tư cách cầu thủ và Ban giải quyết khiếu nại. Khi cầu thủ nộp yêu cầu của mình, anh ta sẽ không được phép thi đấu cho bất kỳ đội tuyển nào cho đến khi yêu cầu của cầu thủ được giải quyết.

Chủ Đề