Có bao nhiêu dân tộc thiểu số ở quảng ninh năm 2024

Quảng Ninh hiện có 12,31% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, cư trú trên hơn 85% diện tích của tỉnh và có vị trí trọng yếu về quốc phòng - an ninh, biên giới quốc gia. Thời gian qua, việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của tỉnh trong thực hiện mục tiêu mỗi người dân đều được hưởng thành quả tăng trưởng bao trùm, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Đường nối Đại Dực - Đại Thành [Tiên Yên] đã rút ngắn quãng đường di chuyển từ 40km xuống còn 7km. Ảnh: Đỗ Phương

Những năm qua, Quảng Ninh luôn quan tâm, ban hành, thực hiện đầy đủ, toàn diện các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, điện lưới, nước sinh hoạt... không ngừng được quan tâm đầu tư, góp phần giải quyết các nhu cầu thiết yếu của nhân dân về sản xuất, đi lại, học tập, chăm sóc sức khoẻ...

Tại xã Quảng La, TP Hạ Long nơi có hơn 60% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, năm học 2023-2024 này, các em đã được học tập tại Trường THPT Quảng La mới được xây dựng khang trang là minh chứng rõ nét nhất cho sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh dành cho người dân vùng đồng bào dân tộc. Ngôi trường có tổng mức đầu tư 197,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách thành phố Hạ Long và nguồn cân đối của ngân sách thành phố, đảm bảo các tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 cho trường phổ thông có nhiều cấp học. Đó là sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với sự nghiệp trồng người nơi vùng cao, tiếp sức để các thầy cô giáo và học sinh nơi đây ra sức thi đua dạy tốt, học tốt.

Cùng với đó, hàng loạt các công trình giáo dục được đầu tư xây mới như: THPT Bình Liêu, PTDT Nội trú Ba Chẽ, THPT Ba Chẽ, TH&THCS Vạn Yên [Vân Đồn]… với diện mạo khang trang, đảm bảo điều kiện dạy học tại các địa phương vùng sâu, vùng xa. Nhờ sự quan tâm sát sao của tỉnh, đến nay, 100% đơn vị xã, phường trong toàn tỉnh đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 100% đơn vị xã, phường đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học mức độ 3; 165/177 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; 100% học sinh dân tộc thiểu số được định hướng nghề nghiệp; 25% học sinh dân tộc thiểu số sau THCS năm học 2022 - 2023 được phân luồng vào học nghề và vừa học văn hóa vừa học nghề.

Trường TH&THCS Vạn Yên [xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn] mới xây khang trang, rộng rãi. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Tỉnh cũng đã thực hiện nhiều chính sách ưu tiên người dân tộc thiểu số dự tuyển vào công chức hoặc viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Đến nay, số cán bộ công chức [CBCC] người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện, tỉnh là: 142 người, chiếm 6,58% tổng số CBCC cấp tỉnh có mặt [142/2.156]; số CBCC người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp xã là: 610 người, chiếm 17,5% tổng số CBCC cấp xã có mặt [610/3.481]; số viên chức người dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan đơn vị sự nghiệp là 2.947 người, chiếm 10,9% tổng số viên chức có mặt [2.947/27.023]. Nhiều năm qua, đội ngũ nhân sỹ, trí thức người DTTS luôn thầm lặng cống hiến vì mục tiêu chung của tỉnh.

Người dân thôn Khủi Luông [xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu] cập nhật thông tin thời sự bằng điện thoại thông minh. Ảnh: Hoàng Giang

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh vùng DTTS trên địa bàn, tỉnh đã kịp thời ban hành nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND tiếp tục hỗ trợ Bảo hiểm y tế cho 70.555 người dân sinh sống tại các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và người đang sinh sống tại các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn đến hết năm 2025. Nhờ đó, 100% người dân ở các xã này được thường xuyên thăm khám sức khoẻ ở các cơ sở y tế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 11,89% năm 2021 xuống còn 11% năm 2022, năm 2023 còn 10,9%.

Các địa phương cũng hỗ trợ đầy đủ, kịp thời trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đối tượng là trẻ em, người cao tuổi thường trú tại các xã vùng DTTS và miền núi trên địa bàn theo quy định của Trung ương và của tỉnh.

Trong lĩnh vực văn hoá, có thể khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc luôn được tỉnh quan tâm, bảo tồn và phát huy. Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng 25 nhà văn hóa thôn, 8 trung tâm văn hóa thể thao cấp xã, 1 trung tâm thể thao cấp huyện; các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ truyền thống được thành lập và duy trì sinh hoạt thường xuyên như: câu lạc bộ hát Then [Tày], hát Soọng Cô [Sán Dìu], hát Soóng Cọ [Sán chỉ], hát Pả dung [Dao]; thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ dân ca, dân vũ ở 100% thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Các Lễ hội đình Đầm Hà, Lễ hội đình Vạn Ninh, Hát Soóng Cọ dân tộc Sán Chỉ, Hát Soọng Cô dân tộc Sán Dìu đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Những năm qua, tỉnh cũng không ngừng quan tâm bố trí kinh phí để triển khai kế hoạch thí điểm xây dựng, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá 4 Làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, góp phần phát huy tối đa tiềm năng lợi thế du lịch của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới của tỉnh….

Liên hoan hát Then - đàn Tính huyện Bình Liêu năm 2023. Ảnh: La Lành – Hoàng Gái [Trung tâm TT-VH Bình Liêu]

Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai một loạt các giải pháp để giảm nghèo cho người dân vùng đồng bào DTTS, trong đó nguồn vốn vay tín dụng chính sách được coi là một trong những “chìa khóa” giảm nghèo được triển khai hiệu quả nhất. Thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết 16 của HĐND tỉnh, giai đoạn 2021-2023, tỉnh đã ưu tiên dành 240 tỷ đồng ngân sách ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Nhờ đó, năm 2023, ước thu nhập bình quân đầu người tại các xã vùng dân tộc thiểu số miền núi của tỉnh đạt trên 70 triệu đồng/người. Tính đến tháng 11/2023, toàn tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Trung ương; còn 246 hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh theo Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 30/3/2023, chiếm tỷ lệ 0,064% tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó chỉ còn 171 hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 69,5% trên tổng số hộ nghèo; 3.063 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,797% tổng số hộ dân toàn tỉnh, trong đó 1.638 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số chiếm 54,48% trên tổng số hộ cận nghèo.

Quảng Ninh có bao nhiêu dân tộc thiểu số?

Quảng Ninh hiện có 21 dân tộc thiểu số, nhiều nhất là dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Mường… tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như Bình Liêu [chiếm 96% dân số], Ba Chẽ [80%], Tiên Yên [47%], Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả, Vân Đồn...

Hiện nay tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu thành phố trực thuộc tỉnh Em hãy kể tên cụ thể?

Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh hiện có 4 thành phố là: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí và Móng Cái. Thành phố Hạ Long: Là thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, thành lập ngày 27/12/1993 từ thị xã Hồng Gai. Năm 2013, theo Quyết định 1838/QĐ-TTg, thành phố Hạ Long chính thức được công nhận là đô thị loại I.

Quảng Ninh có bao nhiêu huyện thành phố?

Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, bao gồm 4 thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí; 2 thị xã Đông Triều, Quảng Yên và 8 huyện: Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Cô Tô; có 186 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã, 67 phường và 8 thị trấn.

Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu dân tộc?

Dân cư phân bố theo dân tộc. Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú.

Chủ Đề