Chụp xquang bao lâu thì nên có thai

Chụp X-quang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến trong công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về những ảnh hưởng mà tia X có thể gây ra đối với thai nhi, đặc biệt là nếu thai phụ chụp X-quang khi không biết mang thai. Vậy chụp X-quang khi không biết mang thai có thực sự nguy hiểm không?

1. Nguy cơ có thể gặp nếu chụp X-quang khi không biết mang thai

Thông thường, nếu chỉ chụp X-quang một lần thì những nguy cơ có thể gặp phải rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp thai phụ chụp X-quang khi không biết mang thai nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Lý giải cho điều này là bởi một số tế bào trong cơ thể có thể bị tia X làm tổn thương, nếu nghiêm trọng về sau có thể tiến triển thành ung thư.

Chụp X-quang khi không biết mang thai nếu số lần ít thì nguy cơ ảnh hưởng thai nhi thấp

Liều bức xạ tia X luôn được giữ ở mức tối ưu nhất để có thể thu được hình ảnh rõ nét nhất cũng như đồng thời đảm bảo sức khỏe của người chụp. Tuy nhiên, nếu không thực sự cần thiết thì không nên chụp X-quang khi mang thai vì có thể dẫn đến những ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó để tránh trường hợp chụp X-quang khi không biết mang thai, thường thì các bác sĩ sẽ hỏi xem người chụp có đang mang thai không rồi mới đưa ra quyết định thực hiện thủ thuật này.

2. Ảnh hưởng của tia X đến thai nhi nếu chụp X-quang

2.1. Cơ chế tác động của tia X đến thai nhi

Mức độ và khả năng ảnh hưởng của tia X trong chụp X-quang đối với sức khỏe con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian tiếp xúc, liều tia, số lần nhận tia,... Có một điều mọi người cần biết là chúng ta trong cuộc sống hàng ngày vẫn có thể bị ảnh hưởng từ các nguồn bức xạ xung quanh chứ không chỉ riêng trong chụp X-quang.

So với bức xạ được dùng để điều trị thì chụp X-quang thường có liều thấp hơn. Do đó, cũng sẽ có sự khác nhau về mức độ nguy hại khi tiếp xúc với tia X.

Trong trường hợp chụp X-quang khi không biết mang thai các cơ quan như phổi, tim thì nguy cơ dị tật bẩm sinh là rất thấp bởi tia X không được chiếu vào vùng bào thai, nếu có thì chỉ có một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng với liều rất nhỏ.

Nguy cơ dị tật bẩm sinh do chụp X-quang tim phổi là rất thấp

2.2. Mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi

Với cùng 1 liều bức xạ, tùy thuộc vào giai đoạn tuổi thai mà mức độ nguy hại của tia X gây ra đối với thai nhi cũng có sự khác nhau:

- Chụp X-quang khi mang thai 1 tuần: chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của tia X đến giai đoạn này.

- Chụp X-quang khi mang thai 2 tuần - 7 tuần: có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao.

- Chụp X-quang khi mang thai 8 - 40 tuần: có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nếu liều bức xạ cao.

Bên cạnh tuổi thai, mức độ ảnh hưởng của tia X đến thai nhi cũng phụ thuộc vào vị trí cơ quan được chụp. Cụ thể như:

- Chụp X-quang vùng bụng, khung chậu, chậu: với liều bức xạ từ 0,1 - 1, thai nhi có tỷ lệ thương tổn là 1/100000 - 1/10000.

- Chụp X-quang vùng đầu, ngực: liều bức xạ 0,001 - 0,0001 - tỷ lệ thương tổn thai nhi là dưới 1/1000000.

- Chụp X-quang vùng thắt lưng, cột sống: liều bức xạ 1 - 10, tỷ lệ thương tổn thai nhi từ 1/10000 - 1/1000.

Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của tia X với thai nhi trong 2 tuần đầu

2.3. Liều chụp tia X đối với thai nhi khi chụp X-quang

- Thai nhi từ 2 - 8 tuần tuổi: tia X không có khả năng dẫn đến sảy thai, dị tật bẩm sinh hay làm cho thai nhi chậm phát triển đối với các liều chụp chẩn đoán, trừ trường hợp sử dụng liều lớn hơn 200 millisievert.

- Thai nhi từ 8 - 15 tuần: hệ thần kinh trung ương của thai nhi bắt đầu phát triển và có những sự nhạy cảm nhất định đối với ảnh hưởng của tia X, nhưng chỉ với liều từ 300 millisievert trở lên.

- Thai nhi trên 20 tuần tuổi: khả năng chịu đựng tia X của thai nhi tốt hơn trước vì các cơ quan đã phát triển hoàn toàn.

Nhiều trường hợp nếu bắt buộc phải chụp X-quang khi mang thai thì thai phụ sẽ được che chắn bởi áo chì nhằm giảm thiểu sự phơi nhiễm của tia X đối với thai nhi.

Mặc áo chì giúp hạn chế ảnh hưởng của tia X đến thai nhi

Để tránh tình trạng chụp X-quang ảnh hưởng đến thai nhi thì người chụp nếu nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai cần báo cáo trước với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định chụp X-quang trong trường hợp thực sự cần thiết.

Đồng thời, để đảm bảo an toàn sức khỏe cả mẹ và bé thì nên lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín nếu có nhu cầu chụp X-quang. Cơ thể phụ nữ mang thai luôn nhạy cảm, do đó cần được chăm sóc cẩn trọng, chu đáo khi thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu.

Một trong những địa chỉ chụp X-quang uy tín, chính xác ở Hà Nội được nhiều người tin tưởng lựa chọn chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, mọi bệnh nhân đều được bác sĩ xem xét, khám tổng quát kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định thực hiện bất kỳ phương pháp chẩn đoán hay điều trị nào.

Ngoài ra, hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, sẽ cho kết quả chính xác và giảm tối đa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chắc chắn, kết quả chụp X-quang ở MEDLATEC bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Có thể thấy, tia X dù ít hay nhiều cũng có thể gây một số ảnh hưởng đối với thai nhi. Vì vậy, người chụp cần nắm rõ tình trạng hiện tại của mình để tránh trường hợp chụp X-quang khi không biết mang thai dẫn đến những ảnh hưởng không tốt.

Nếu có nhu cầu tư vấn hay đăng ký sử dụng dịch vụ, khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 hoặc trực tiếp đến các cơ sở của MEDLATEC.

Rất nhiều người cho rằng chụp X quang khi mang thai có thể mang đến rủi ro cho em bé trong bụng. Vậy nhận định trên có chính xác hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ trả lời thắc mắc này.

Tia X là những chùm phóng xạ ngắn không nhìn thấy được bằng mắt thường có thể đi qua mô cơ thể và được phóng ra khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang. Nó thường được áp dụng để hỗ trợ việc chẩn đoán các loại bệnh về xương khớp, phổi và các cơ quan trong cơ thể của con người.

Mức độ hoặc liều lượng bức xạ được sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại tia X và thiết bị được sử dụng. Nó cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của mỗi người. Trong tia X, liều phóng xạ được đo bằng miligram.

Khả năng chụp X quang khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi là tương đối thấp. Nhìn chung, lợi ích của thông tin thu nhận được từ chẩn đoán chụp X quang trong những trường hợp thật sự cần thiết, lớn hơn so với nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bà bầu tiếp xúc trực tiếp với tia X lên vùng bụng trong một thời gian ngắn, với mức nhiễm phóng xạ lớn hơn 5rad có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Đối với các trường hợp chụp X quang các bộ phận như cánh tay, chân, đầu hoặc ngực thì hầu như không gây quá nhiều ảnh hưởng cho thai nhi và mẹ. Tuy nhiên. vẫn có có một số ý kiến cho rằng nếu chụp X quang răng trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thì có thể khiến em bé bị nhẹ cân khi sinh ra.

Trường hợp chụp X quang ở nửa thân dưới của mẹ, tại các vùng như bụng, xương chậu, lưng dưới, thận… thì nguy cơ tác động đến em bé trong bụng sẽ cao hơn.

Khả năng chụp X-quang khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi là tương đối thấp

Như đã khẳng định ở trên thì tia X có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ tiến hành chụp X quang các bộ phận thân dưới, đặc biệt là vùng bụng. Nguy cơ gây hại của tia X cho thai nhi sẽ phụ thuộc vào tuổi thai và mức độ phơi nhiễm phóng xạ.

Trường hợp, người mẹ tiếp xúc với bức xạ liều cực cao trong hai tuần đầu sau khi thụ thai có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Nếu tiếp xúc với bức xạ liều cao từ 2 đến 8 tuần sau khi thụ thai có thể gây hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi hoặc gây ra dị tật bẩm sinh.

Phơi nhiễm bức xạ từ giữa tuần thứ 8 và 16 có thể làm tăng nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ.

Vì thế, trước khi chụp X quang, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang hoặc có thể mang thai. Tùy thuộc vào thời điểm, các bác sĩ có thể trì hoãn việc sử dụng tia X hoặc giảm lượng phóng xạ xuống mức an toàn.

Nguy cơ gây hại của tia X cho thai nhi sẽ phụ thuộc vào độ tuổi thai và mức độ phơi nhiễm phóng xạ

Hiện nay vẫn còn nhiều bất đồng giữa các nhà khoa học về việc liệu một lượng nhỏ phóng xạ được sử dụng khi chụp X-quang có gây hại cho thai nhi hay không. Bởi chúng ta biết rằng, thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu rất nhạy cảm với tác động từ phóng xạ, các loại thuốc, rượu hay tình trạng nhiễm trùng.

Một phần bởi các tế bào của thai nhi đang phân chia nhanh chóng và phát triển thành các tế bào hoàn chỉnh và mô chuyên biệt. Nếu bức xạ hoặc các tác nhân khác gây ra thay đổi trong các tế bào này, có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc một số bệnh nhất định, chẳng hạn như bệnh bạch cầu.

Nhưng cũng cần phải chỉ ra rằng phần lớn các khuyết tật bẩm sinh và các bệnh ở trẻ em xảy ra ngay cả khi người mẹ không tiếp xúc với bất kỳ tác nhân gây hại nào kể trên trong thai kỳ. Các nhà khoa học tin rằng di truyền và lỗi ngẫu nhiên trong quá trình phát triển là nguyên nhân chính của hầu hết các vấn đề này.

Nếu không may bạn đã tiến hành chụp X quang trước khi biết mình mang thai, thì đừng nên quá hoảng sợ hay lo lắng. Vì khả năng tia X có thể gây tác động xấu đến cơ thể bạn và em bé là tương đối thấp.

Tuy nhiên, nếu trường hợp không biết mình mang thai mà lại tiếp nhận một số lượng lớn tia X trực tiếp lên vùng bụng trong thời gian ngắn, hoặc tiến hành điều trị bức xa phía thân dưới, thì bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ phụ trách để họ có thể đưa ra những tư vấn cần thiết nhất.

Khả năng tia X có thể gây tác động xấu đến cơ thể bạn và đứa con chưa sinh là tương đối thấp

Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất chính là thông báo ngay với các bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghĩ rằng mình có khả năng mang thai. Điều này sẽ tác động đến các quyết định điều trị bệnh như kê đơn thuốc, phương thức điều trị hay như chụp X quang. Đặc biệt giai đoạn những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể của mẹ và thai nhi vô cùng nhạy cảm nên tránh có những tác động không cần thiết từ bên ngoài vào.

Trong trường hợp bạn chưa có thai nhưng được chỉ định chụp X quang thì hãy yêu cầu mặc áo chì bảo hộ để bảo vệ cơ quan sinh sản của bản thân. Điều này có thể giúp ngăn chặn ảnh hưởng đến gen của bạn cũng như có thể di truyền lại gây ảnh hưởng xấu đến con cái của bạn trong tương lai.

Cuối cùng hãy trao đổi với bác sĩ về sự cần thiết phải kiểm tra X quang, bạn cần hiểu rõ lý do vì sao sử dụng tia X được yêu cầu trong trường hợp này, để tránh tâm lý hoang mang cũng như ảnh hưởng đến quyết định mang thai của bạn.

Đối với phụ nữ mang thai thì mỗi quyết định của người mẹ lại có những ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Vậy nên hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với những trang thiết bị hiện đại để chắc chắn rằng bạn và em bé đang được bảo vệ đúng cách.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, đội ngũ các bác sĩ sản khoa với kinh nghiệm lâu năm cùng trình độ cao luôn đảm bảo thận trọng trong việc đưa ra các quyết định khám chưa hay phương pháp điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống các phòng chụp chiếu và máy móc hiện đại đạt chuẩn quốc tế sẽ đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các bà mẹ khi tiến hành các kĩ thuật này. 

Hiện tại, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói với nhiều lựa chọn cho mẹ bầu. Khi đăng ký mẹ bầu sẽ được chăm sóc chu đáo bởi đội ngũ nhân viện y tế chuyên nghiệp và tận tâm; được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm máu, nước tiểu, sàng lọc dị tật thai nhi…

Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề