Chuối non để nấu ăn là chuối gì năm 2024

TTO - Những cây chuối rừng mọc chi chít trên những đỉnh núi cao của vùng Tây Bắc đã được người dân nơi đây mang về chế biến thành những món ăn khá lạ miệng.

Dưa đọt chuối rừng - Ảnh: N.T.Lượng

Dưa đọt chuối rừng

Chuối dại thường mọc thành từng cụm trên núi cao. Muốn có được món nộm dưa chuối rừng, người ta phải cất công leo núi, có khi mất tới cả buổi mới lên tới nơi để tìm những cây chuối rừng "vừa ăn".

Chọn những cây chuối không quá non, cũng không quá già để bóc lấy nõn. Khi chặt chuối, phải bóc bỏ vỏ già, đến khi gặp lõi non thì dừng lại.

Không phải tất cả thân đọt chuối đều làm được nộm mà chỉ cắt lấy đoạn gốc đến ngang thân cây vì đoạn dưới lõi vừa ngọt, vừa mềm chứ không chát như trên ngọn.

Đọt chuối non mang về nhà phải chế biến biến ngay vì để lâu nõn chuối sẽ ngả màu nâu sẫm không sử dụng được. Nõn chuối non được thái khúc tròn dài chừng hai đốt ngón tay rồi cho vào nước ấm ngâm khoảng 10 phút để ráo nhựa.

Vớt nõn chuối ra khỏi nước để ráo rồi cho vào chậu xóc cùng muối hạt với độ mặn vừa phải. Sau đó cho nõn chuối đã ngấm muối vào vại hoặc xô, dùng đá hay vật nặng sạch nén thật chặt lên bề mặt chuối rồi dùng nắp đậy kín.

Nõn chuối rừng nén dưa - Ảnh: N.T.Lượng

Dưa nõn chuối để sau một đêm là có vị chua và có thể chế biến thành món nộm. Sau khi muối dưa, nõn chuối chuyển màu nâu nhạt. Nhưng khi trộn với nước chanh pha lẫn đường, bột ngọt... nõn chuối lại tươi ngon.

Lúc này món nộm chuối sẽ có màu sắc trắng ngần, căng nước. Muốn thêm dư vị, chỉ cần thêm ớt tươi, rau mùi tàu thái chỉ... lên bề mặt.

Nộm chuối dân dã mà đậm đà. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ giòn lật sật, vị ngọt mát của nõn chuối, vị chua nhẹ của men dưa và nước chanh hòa vào vị thơm của rau thơm, vị cay cay của ớt, vừa lạ lẫm vừa quen thuộc.

Đặc biệt, thực khách có cảm giác như đang ăn món ăn này ngay trên cửa rừng với vị ngon khá tự nhiên. Ăn rồi thấy ngon và dễ nhớ. Trong các mâm cỗ với những món thịt có nộm chuối thì ăn càng "bắt" và ngon.

Canh cá diếc nấu bắp chuối rừng

Canh cá diếc nấu bắp chuối rừng - Ảnh: N.T.Lượng

Trong những chuyến đi rừng, bắp chuối ngon thường được người dân bẻ về từ những cụm chuối mọc hoang dại. Cá diếc là loài cá nhỏ, sống dưới suối được người dân giăng lưới bắt về.

Nguyên liệu sẵn có nên món canh cá được chế biến từ những sản vật núi rừng cũng làm khá nhanh và đơn giản. Cá diếc mổ bỏ ruột và rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun cùng một chút mẻ đã ngấu cho cá mềm để tạo nước ngọt cho canh.

Bắp chuối chỉ cần thái mỏng thành từng sợi, sau đó ngâm nước vo gạo chừng nửa giờ. Khi cá đã mềm và nước canh chuyển sang màu trắng nhạt thì vớt hoa chuối cho vào nồi canh chuối vừa mềm, rắc thêm các loại rau thơm trong vườn nhà cho thơm.

Bát canh mang vị ngọt mà chua thanh của mẻ, vị béo của thịt cá diếc đồng, vị bùi bùi của bắp chuối, vị thơm của các loại rau và vị tê tê nơi đầu lưỡi của ớt tươi. Tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng người ăn cảm thấy lạ miệng, ngon miệng.

Chuối sáp là loại quả được đánh giá là giàu chất xơ, nhưng chứa hàm lượng cholesterol và calo thấp. Vì vậy, chuối sáp thường được nhiều người bổ sung vào thực đơn giảm cân hàng ngày của mình. Cách ăn chuối sáp phổ biến là luộc chín. Thế nhưng, chuối sáp ăn sống được không? Cách luộc chuối sáp như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Chuối sáp là gì?

Chuối sáp là một loại chuối có hình dạng tương đối giống chuối sứ, tuy nhiên kích thước của nó nhỏ hơn và hơi tròn trịa. Chuối sáp chín sẽ có màu vàng sáng. Do tiết ra nhiều mật ngọt, quả chuối sáp thường bị côn trùng bám vào bề mặt vỏ, dẫn đến việc xuất hiện các đốt đen.

Chuối sáp được chia thành hai loại chính là chuối sáp nghệ và chuối sáp trắng. Cách phân biệt giữa hai loại này rất đơn giản. Bạn chỉ cần dựa vào màu sắc phần thịt bên trong quả chuối. Chuối sáp nghệ có thịt màu vàng tươi sáng, trong khi chuối sáp trắng có màu trắng giống như các loại chuối khác. Tuy rằng khi luộc chúng có thể có một chút màu vàng nhạt.

Chuối sáp được chia thành hai loại chính là chuối sáp nghệ và chuối sáp trắng

Bên cạnh đó, chuối sáp nghệ được đánh giá cao về chất lượng vì độ dẻo và vị ngọt thanh hơn so với chuối sáp trắng. Chuối sáp nghệ có cấu trúc mềm mịn và một hương vị đặc trưng, tạo ra một trải nghiệm ẩm thực thú vị hơn. Trong khi đó, chuối sáp trắng mang lại một hương vị nhẹ nhàng và phù hợp để sử dụng trong nhiều món ăn và mứt trái cây.

Chuối sáp ăn sống được không?

Vậy chuối sáp ăn sống được không? Khác với một số giống chuối khác như chuối già hương, chuối cơm,... chuối sáp xanh sẽ không ăn được. Chuối phải đợi đến khi già, vỏ hơi ngả vàng thì cắt xuống rồi chế biến. Chuối sáp chín ăn liền có vị hơi chát và không ngon ngọt chư các loại chuối kia. Chuối sáp không thể ăn sống như bình thường, thay vào đó bạn cần phải luộc, hấp hoặc chiên thì mới sử dụng được. Ngoài ra, chuối sáp thể làm các món như chuối sáp nướng, chiên, ngào đường,…

Để luộc chuối sáp ngon trước hết cần chọn chuối đã chín già, ngã sang màu vàng. Chọn được chuối sáp nghệ sẽ càng ngon, ngọt. Chuối sáp còn xanh khi luộc sẽ không có được độ ngọt, độ sáp và cũng chưa có được màu vàng hấp dẫn như chuối đã chín vàng, bóp hơi mềm.

Chuối sáp ăn sống được không? Bạn vẫn có thể ăn chuối sáp sống mà không cần qua chế biến nhiệt

Ăn chuối sáp luộc có tác dụng gì?

Chuối sáp là loại quả có vị ngọt tự nhiên, thường không sử dụng nhiều hóa chất, vì vậy ăn chuối sáp rất tốt cho sức khỏe, giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh hiệu quả.

Giảm nguy cơ thiếu máu

Nhờ lượng sắt dồi dào có trong chuối sáp giúp kích thích quá trình sản sinh hemoglobin, từ đó giúp giảm chứng thiếu máu. Đặc biệt, trường hợp phụ nữ mang thai khi bị thiếu máu, có thể bổ sung loại quả này nhé!

Tốt cho hệ thần kinh

Chuối sáp cung cấp một hàm lượng lớn vitamin B6 hơn so với các loại chuối khác. Ăn chuối sáp thường xuyên sẽ giúp các tế bào thần kinh hoạt động khỏe mạnh. Lượng kali và vitamin B6 trong chuối sáp giúp ổn định chức năng của các tế bào thần kinh, giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày làm việc.

Ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu của trường Đại học Tokyo, trong chuối sáp có chứa hợp chất ức chế được sự phát triển của các tế bào gây ung thư.

Điều chỉnh huyết áp

Thói quen ăn 1 - 2 quả chuối sáp mỗi ngày, giúp bạn điều chỉnh huyết áp ổn định, rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Ngoài ra, hàm lượng kali có trong chuối sáp cũng ngăn ngừa tình trạng chuột rút hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Chuối sáp mang lại nhiều lợi ích đặc biệt đối với hệ tiêu hóa. Chuối sáp cung cấp chất xơ, khoáng chất giúp nhuận tràng và cải thiện tình trạng táo bón.

Giảm cân bằng chuối sáp luộc có hiệu quả không?

Chuối sáp luộc không chỉ có tác dụng giảm cân mà còn giúp duy trì vóc dáng và tạo cảm giác no lâu. Điểm đặc biệt của chuối sáp là không chứa chất béo và cholesterol, đồng thời có hàm lượng calo thấp, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Để phát huy lợi ích giảm cân từ chuối sáp luộc, bạn nên duy trì thói quen ăn từ 1 - 2 quả chuối sáp luộc mỗi ngày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể ăn chuối sáp luộc trước bữa ăn chính khoảng 20 phút sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no.

Ăn chuối sáp luộc cũng là một cách đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ quá trình giảm cân. Bạn có thể thay thế hoàn toàn bữa ăn bằng chuối sáp luộc sau khi tập luyện để tăng cường năng lượng và duy trì cân nặng.

Chuối sáp luộc giúp giảm cân hiệu quả, duy trì vóc dáng và tạo cảm giác no lâu

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất, bạn không chỉ ăn chuối sáp luộc mà còn cần thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Thay vì tiêu thụ các món ăn giàu calo và dầu mỡ, bạn nên ưu tiên bổ sung thực phẩm ít calo như trái cây, rau củ quả và trứng. Đồng thời, việc tập luyện thể thao đều đặn không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa.

Cách luộc chuối sáp ngon

Nếu muốn chuối sáp sau khi luộc không bị nứt vỏ và giữ nguyên hương vị thơm bùi hấp dẫn, thì khi lựa chọn, bạn nên ưu tiên các quả to đều, màu hơi ngả vàng, không quá già hoặc quá non. Dưới đây là quy trình luộc chuối sáp đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo:

  • Cắt bỏ phần đầu và cuống của nải chuối, sau đó rửa sạch chuối.
  • Xếp chuối vào nồi [có thể dùng nồi bình thường hoặc nồi áp suất], đảm bảo nước ngập mặt chuối, sau đó đặt nồi lên bếp.
  • Luộc chuối trong khoảng 20 phút cho đến khi chuối chín mềm, sau đó tắt bếp. Lưu ý, khi đã đun khoảng 10 phút, hãy tắt bếp. Để chuối trong nồi khoảng 5 - 7 phút mà không mở nắp, sau đó tiếp tục đun tiếp. Bằng cách này, chuối sẽ chín đều và nhanh chóng hơn.
  • Sau khi chuối đã chín, vớt chuối ra và ngâm vào nước đá lạnh trong khoảng 5 phút. Phương pháp này giúp chuối nhanh nguội và không bị nhão bên trong.
  • Vớt chuối sáp ra và để ráo nước. Bạn có thể ăn ngay lập tức hoặc để chuối sáp vào ngăn mát tùy theo sở thích.

Đa phần các loại chuối đều được ăn sống hoặc để chín rồi ăn trực tiếp, tuy nhiên, chuối sáp là một loại chuối mà bạn phải nấu lên mới ngon. Chuối sáp không nên ăn sống mà bạn chỉ thưởng thức hương vị của chuối khi đã nấu chín. Mong rằng qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc chuối sáp ăn sống được không, đồng thời hiểu rõ hơn về công dụng giảm cân của loại quả này.

Chủ Đề