Mục tiêu của giáo dục tiểu học là gì năm 2024

Cho tôi hỏi theo Luật Giáo dục 1998 thì mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!

Quỳnh Giao - Tiền Giang

Mục tiêu của giáo dục phổ thông được quy định tại , theo đó:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Trên đây là tư vấn về mục tiêu của giáo dục phổ thông theo Luật Giáo dục 1998. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản.

  • Hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách con người.
  • Sản phẩm của GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi con người.
  • Bất kì ai cũng phải sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc viết và tính toán được học ở tiểu học để sống để làm việc.
  • Trường tiểu học là nơi đầu tiên dạy trẻ em biết yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người, biết đọc, biết viết biết làm tính, biết tìm hiểu tự nhiên, xã hội và con người.

II. Nội dung, yêu cầu GDTH:

  • Có những hiểu biết đơn giản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người
  • Có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán
  • Có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh
  • Có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc và mĩ thuật.
  • Kiến thức rộng, gắn kết các môn.
  • Tích hợp các nội dung như: ATGT, GDMT, … vào trong các môn học và hoạt động giáo dục.

III. Đặc điểm dạy học ở Tiểu học:

  • GV tiểu học dạy nhiều môn, mỗi giáo viên phụ trách một lớp
  • Do đó GV tiểu học phải có:

- Hiểu biết cơ bản, khái quát nhất về nhiều lĩnh vực

- Cần vốn văn hoá chung, hơn những đòi hỏi chuyên môn quá sâu về mỗi môn học hoặc lĩnh vực.

  • GV tiểu học đúng nghĩa là “người thầy tổng thể”
  • GV tiểu học là “thần tượng” của HS tiểu học:

- HS nhất nhất nghe theo GV; trong mắt các em GV là người tốt nhất, là người giỏi nhất, là người đúng nhất.

- GV phải là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo cho HS.

- Mỗi GV tiểu học hãy là “thần tượng” của học sinh mình.

  • GV là nhân tố quyết định chất lượng GDTH.
  • Tiểu học là cấp học của PPDH.

IV. Phương Pháp dạy học ở Tiểu học:

Định hướng:

  • Phát huy tính tích cực của học sinh,
  • Giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức
  • Giúp học sinh tự học, biết cách học các môn học.
  • Học sinh phát triển thông qua hoạt động học.

Phương pháp dạy học ở tiểu học là:

  • GV tổ chức các hoạt động học cho HS.
  • Học sinh thực hiện các hoạt động học sẽ hình thành các khái niệm khoa học.
  • Theo cách như vậy học sinh tự làm kiến thức cho mình.

Hoạt động dạy của GV:

  • Từ SGK, GV hình dung ra quá trình loài người “làm ra” kiến thức trong “lịch sử”.
  • Sau đó thiết kế các hoạt động “làm ra” kiến thức trong “lô gíc”
  • Sắp xếp theo thứ tự.
  • Lô gíc hình thành kiến thức đã tự có trong lô gíc hoạt động học, đảm bảo kết quả của hoạt động học.

Hoạt động học của HS:

  • Từ thiết kế, GV tổ chức cho HS hoạt động theo trình tự thiết kế.
  • Sản phẩm có được sau khi thực hiện các hoạt động

Ví dụ: Môn Toán lớp 3; Bài: Diện tích hình chữ nhật

  • Mục tiêu: HS biết quy tắc tính diện tích HCN, vận dụng tính diện tích một số HCN đơn giản.
  • GV giúp HS xây dựng quy tắc tính diện tích HCN:

- Kiến thức cần nắm: S = a x b trong đó a, b là các cạnh đơn vị đo là cm.

- Phân tích: HS biết diện tích HCN bằng số hình vuông đơn vị phủ kin HCN.

  • Bài toán tính diện tích HCN tương tự như bài toán tính số gạch để lát một chiếc sân HCN trong đó viên gạch có vai trò nhỏ một đơn vị đo diện tích là 1cm2.

- HCN có:

Chiều dài 4 cm,

Chiều rộng 3 cm.

Diên tích = ?

Ví dụ: Môn Toán lớp 3; Bài: Diện tích hình chữ nhật

  • Tương tự bài toán người thợ lát sân. Cần bao nhiêu viên gạch lát sân?
  • Người thợ xây lát từng viên gạch vào sân
  • Đếm số viên gạch, nói kết quả.
  • Người thầy yêu cầu tính số viên gạch
  • HS có thể tính theo 2 cách:

- Có 4 hàng dọc, mỗi hàng 3 viên

Vậy số viên gạch : S = 4 x 3

- Hoặc có 3 hàng, mỗi hàng 4 viên

Vậy số viên gạch: S = 3 x 4

Tìm mối liên hệ

  • So sánh các thừa số với chiều dài, chiều rộng

S = 4 x 3 = a x b

S = 3 x 4 = b x a

Vậy S = a x b; hay S = b x a [a là chiều dài, b là chiều rộng]

Học sinh tìm ra 2 cách tính diện tích HCN là tự nhiên, đáng mừng.

  • S = a x b; S = 4 x 3 [a là chiều dài, b là chiều rộng]; Tính số ô vuông; Đếm số ô vuông; Xếp các ô vuông; có các ô vuông và HCN.
  • Người ta hay nói muốn diện tích HCN lấy chiều dài nhân chiều rộng
  • S = a x b để đơn giản học sinh dễ nhớ [và vì phép nhân có tính chất giao hoán].

Ý nghĩa của thực tiễn Toán học:

  • Toán học bắt nguồn từ cuộc sống.
  • Mỗi công thức là một mô hình toán học phản ánh một số vấn đề của cuộc sống.
  • Suy nghĩ từ biểu thức S = a x b

- Tính diện tích : [a : chiều dài; b : chiều rộng]

- Tính quãng đường: [a : vận tốc; b : thời gian]

- Tính số tiền : [a : giá tiền; b : số mét vải]

- Tính số học sinh : [a : hs mỗi bàn; b : số bàn]

Chỉ với 1 mô hình toán học, khi gắn với mỗi nội dung cụ thể, mỗi vấn đề của cuộc sống, thì phản ánh mối quan hệ giữa các đối tượng cụ thể của cuộc sống, đó là sức mạnh của toán học.

GV muốn dạy toán tốt phải giúp học sinh:

  • Thích học toán.
  • Biết đếm thành thạo: đếm xuôi, đếm ngược; đếm cách [2, 3,5] xuôi, ngược.
  • Thuộc các bảng tính : cộng, trừ, nhân, chia.
  • Thành thạo các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.
  • Nắm vững cách giải các bài toán cơ bản:

- Tìm 2 số biết tổng và hiệu, tổng và tỉ số, hiệu và tỉ số;

- Tìm số phần trăm, tìm phần trăm của một số,

- Bài toán liên quan đến tỉ số, …

- Giải các bài toán phức tạp đều quy về giải các bài toán cơ bản.

  • Vận dụng linh hoạt vào thực tế

Tiếng Việt ở Tiểu học:

1. Vị trí môn Tiếng Việt:

  • Biết đọc, biết viết là nhiệm vụ hàng đầu ở tiểu học;
  • Mục tiêu chính của GDTH là đọc thông viết thạo; không biết đọc, biết viết không có giáo dục toàn diện ở tiểu học.
  • Nghe, nói, đọc, viết là những kĩ năng cơ bản nhất ở tiểu học.Tiếng Việt là công cụ số một, quan trọng bậc nhất ở tiểu học; là chìa khoá để đi vào các môn học khác.
  • Trong môn Tiếng Việt có đủ các yêu cầu, nội dung giáo dục phát triển con người. Môn Tiếng Việt có thể dạy ở tất cả các môn và môn Tiếng Việt có chứa nội dung các môn khác.

2. Thực trạng dạy Tiếng Việt:

Một chương trình, một bộ sách, một quan điểm tiếp cận, một yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, một kế hoạch dạy học bất hợp lí trầm trọng.

  • Về cơ bản đảm bảo được yêu cầu của chương trình, một số yêu cầu cao hơn chương trình dẫn đến quá tải.
  • Trong khi đó một số kĩ năng cơ bản cần thiết trong giao tiếp lại yếu [nói không rõ ý, viết không thành câu, diễn đạt rườm rà, khó hiểu,…]
  • Học sinh học theo câu mẫu, bài văn mẫu nhiều.
  • Cảm thụ ít, không sáng tạo.
  • Học chữ nhiều, phát triển con người ít

3. Vai trò môn Tiếng Việt:

  • Dạy chữ thì các môn học khác nhau;
  • Dạy người các môn học rất gần nhau, cần cho nhau và bổ sung cho nhau
  • Tiếng Việt là công cụ số một, chìa khoá mở đường học các môn học khác.
  • Tiếng Việt có ở tất cả các môn học và cần cho tất cả các môn học.
  • Dạy học tiếng Việt cùng các môn học khác, trong các môn học khác và để học các môn học khác.
  • Thật sai lầm khi nghĩ học tiếng Việt chỉ trong môn học Tiếng Việt.
  • Học tiếng Việt ở đâu?

- Học ở nhà, ở trường, ở xã hội

- Học trong lớp, học ngoài giờ lên lớp

- Học ở tất cả các môn học

- Học bài bản, chính quy [ở trường]; học không chính quy [ở nhà, xã hội]

4. Các môn học khác hỗ trợ học tiếng Việt:

  • Môn Hát - nhạc: dạy nghe, dạy nói [qua hát], tăng vốn từ [qua lời bài hát], dạy đọc, viết lời bài hát, cảm thụ qua giai điệu và lời ca.
  • Môn Mĩ thuật: Tăng vốn từ, tập diễn đạt [nhận xét tranh]
  • Môn Thể dục: Tập đếm [điểm danh], tăng vốn từ [qua các trò chơi]
  • Môn Toán: nghe hiểu, đọc hiểu [bài toán có lời văn], tập diễn đạt [chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu] qua câu lời giải, tăng vốn từ, tập viết
  • Môn Đạo đức: Rèn luyện khả năng nghe, nói, hiểu, diễn đạt, vốn từ. Tích hợp môn Đạo đức với môn Tiếng Việt là bước tích hợp đầu tiên nên làm ở tiểu học.
  • Môn Tự nhiên và Xã hội: vốn từ, diễn đạt, học nói.
  • GV là nhân tố quyết định chất lưượng GDTH
  • GV là tấm gưương, là thần tượng của học sinh tiểu học.
  • GV tiểu học được đào tạo toàn diện, đảm nhiệm giáo dục toàn diện HSTH

    Yêu cầu GVTH :

    • Hiểu mục tiêu GDTH.
    • Nắm được đặc điểm tâm lí HSTH.
    • Hiểu được tâm tư, nguyện vọng HS, biết động viên HS.
    • Biết tổ chức các hoạt động giáo dục.
    • Biết giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS [an toàn, béo phì, ỉ nại, ích kỉ].
    • Có kiến thức cần thiết về các môn học.
    • Có hiểu biết về PPDH ở tiểu học.
    • Biết tổ chức các hoạt động học cho HS. Yêu cầu GVTH
    • Xây dựng:
    • Lớp học thân thiện
    • Giáo viên thân thiện;
    • Phòng học thân thiện;
    • Bè bạn thân thiện;
    • Môn học thân thiện. Học sinh tiểu học :

Chất lượng HSTH là chất lượng giáo dục con người toàn diện, ở học sinh có các tố chất, phẩm chất sau:

Mục tiêu của giáo dục là gì?

Điều 2 Luật Giáo dục cũng quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự ...

Mục tiêu của giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh tiểu học là gì?

Mục tiêu giáo dục của môn Đạo đức trong trường tiểu học là cung cấp cho học sinh những kiến thức đơn giản, phù hợp với lứa tuổi về chuẩn mực hành vi và cách thức thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức đó, trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên – xã hội.

Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là gì?

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở là gì?

Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Chủ Đề