Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên được rút vốn bằng cách

Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan

1. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:

a] Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

b] Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

c] Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;

d] Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;

đ] Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.

Người ký kết hợp đồng phải thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch đó.

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.

3. Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;

b] Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;

c] Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 76 của Luật này.

4. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được ký kết không đúng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty. Người ký hợp đồng và người có liên quan là các bên của hợp đồng liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

5. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan

1. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên chấp thuận:

a] Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;

b] Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

c] Người có liên quan của người quy định tại điểm b khoản này;

d] Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó;

đ] Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.

2. Người nhân danh công ty ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan và lợi ích có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch đó.

3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có liên quan đến các bên không có quyền biểu quyết.

4. Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;

b] Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;

c] Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 77 của Luật này.

5. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được ký kết không đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Người ký kết hợp đồng, giao dịch và người có liên quan là các bên của hợp đồng, giao dịch liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

6. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

Skip to content

Việc rút vốn ra khỏi công ty TNHH là một trong những vấn đề khá nhạy cảm trong quá trình hoạt động. Ngoài việc công ty phải tiến hành thủ tục điều chỉnh phần vốn góp của các thành viên, việc này còn ảnh hưởng đến lợi nhuận, cơ cấu nội bộ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nếu bạn đang có ý định rút vốn ra khỏi công ty TNHH nhưng chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật như: doanh nghiệp có cho phép hay không; điều kiện để rút vốn là gì,… thì trong phạm vi bài viết này, HTIC sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về việc rút vốn góp trong vốn điều lệ của công ty TNHH.

  • Một là: Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty  cho tổ chức, cá nhân khác [Khoản 5,6 Điều 77 LDN 2020].

“5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.”

  • Hai là: Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty [Khoản 3 Điều 87 LN 2020]

“3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a] Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty”

  • Một là: hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty

“3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a] Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên”

  • Hai là: công ty mua lại phần vốn góp của thành viên [Theo Điều 68 LDN 2020].

“b] Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:a] Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

b] Tổ chức lại công ty;

c] Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Như vậy, thành viên trong công ty TNHH có quyền được rút vốn trong vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, việc rút vốn khỏi công ty TNHH dù với bất kỳ lý do nào cũng đều là vấn đề cần được các chủ doanh nghiệp quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến việc điều chỉnh vốn của pháp nhân, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và việc phân chia lợi nhuận. Các cá nhân, tổ chức nếu có ý định rút vốn ra khỏi công ty TNHH thì cần cân nhắc các điều kiện cụ thể như trên và cần thiết có thể nhờ sự trợ giúp của chúng tôi để việc thực hiện thủ tục này được nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Trên đây là nội dung HTIC LAW  FIRM cung cấp về trường hợp rút vốn góp trong vốn điều lệ ra khỏi công ty TNHH dựa trên quy định hiện hành cho bạn tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • CÔNG TY LUẬT TNHH HTIC
  • Địa chỉ: 24 Hoàng Quốc Việt, P Phú Mỹ, Quận 7, Tp.HCM
  • Điện thoại: 028 22372386
  • Email:
  • Website: hticlaw.com

Hotline

Video liên quan

Chủ Đề