Chủ nghĩa yêu nước chân chính là gì

Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh - sự hoà quyện giữa truyền thống và hiện đại

Ngày đăng: 13/01/2017 03:13
Mặc định Cỡ chữ

Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ, tổng hòa của tư tưởng yêu nước Việt Nam chân chính; truyền thống, tinh hoa văn hóa của dân tộc ta với hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân mà chủ nghĩa Mác-Lênin là đại diện.

Đó là sự hòa quyện giữa tư tưởng truyền thống và tư tưởng hiện đại, chứa đựng trong đó sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.

Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, coi việc đánh đổ đế quốc, thực dân, đánh đổ ách thống trị của nước ngoài là yếu tố hàng đầu để giải phóng dân tộc, nhưng không dừng lại ở đó, cái đích vươn tới là dân phải được tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó là lòng yêu nước chân chính, sâu sắc và triệt để, không mang tính nửa vời. Một tư tưởng yêu nước như vậy tự lô-gíc và tình cảm nội tại của nó đã mang tính vô sản và mang đậm tính nhân văn chủ nghĩa xã hội sâu sắc và triệt để. Điều này được thể hiện rõ trong từng lời nói, việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến sĩ Hải quân. [Ảnh tư liệu]

Vào đầu năm 1946, khi trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[1]. Trong một lần trả lời phỏng vấn khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói rõ thêm: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"[2]. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh đã chứa dựng trong đó cả tình yêu nước, yêu dân nồng nàn và yêu chủ nghĩa xã hội sâu sắc. Hai mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh tự thân nó đã luôn thống nhất với nhau.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hiện chủ nghĩa yêu nước. Đó là cả quá trình đấu tranh, cống hiến cho cách mạng, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, Người không có mục đích gì riêng tư cho bản thân mình. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên Việt Nam là tôi như đứt một đoạn ruột"[3]. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ lòng yêu nước, thương nòi, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh luôn phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì dân mình mới được ấm no, Tổ quốc mới được giàu mạnh”. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước trong Hồ Chí Minh luôn được thể hiện trong lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; lý tưởng xây dựng một Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, ấm no, tự do, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà; đó là chủ nghĩa yêu nước chân chính, mang chân lý tuyệt đối. Chính chủ nghĩa yêu nước đó đã được truyền bá thấm đượm vào toàn thể dân tộc Việt Nam và được hiện thực hóa trong cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn.

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cách mạng Việt Nam khi đó gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng có sự soi sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, đặc biệt có sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính, tinh thần yêu nước của dân tộc ta đã được khơi dậy, toàn dân đã đoàn kết một lòng đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương đất nước thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc. Thời kỳ này, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã phát triển lên một tầm cao mới. Lòng yêu nước quên mình đã được thể hiện ở những tấm gương sáng chói của hàng ngàn anh hùng liệt sĩ; của hàng triệu quần chúng nhân dân thuộc mọi tầng lớp, thuộc mọi lứa tuổi, ở cả tiền tuyến và hậu phương, tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên những chiến công hiển hách, đưa Việt Nam lên ngang hàng các dân tộc tiên phong chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên thế giới trong thế kỷ thứ XX. Thành công của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã đưa đất nước ta tới cái đích độc lập, thống nhất. Mục tiêu của hai cuộc cách mạng đó đã thống nhất hòa quyện vào nhau, trở thành động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy nhân dân ta tiếp tục tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chính quyền thuộc về nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng tham gia sâu vào các định chế quốc tế. Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi cá nhân và từng thành phần kinh tế phát huy tinh thần năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; có thái độ lao động đúng đắn trung thực, lấy chất lượng và hiệu quả làm thước đo cho sự đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước, kiên quyết chống thói làm ăn gian lận, dối trá, không để cho mặt trái của cơ chế thị trường cản trở công cuộc đổi mới của chúng ta; lấy thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa và cạnh tranh lành mạnh làm động lực thúc đẩy xây dựng xã hội mới. Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta luôn phải nắm vững mục tiêu: xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trên cơ sở nắm vững nguyên tắc định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp giữa nội lực với ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, chủ nghĩa yêu nước được nhấn mạnh ở quyết tâm sắt đá bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ những thành quả của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn cách mạng mới, trước mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế, với sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp đan xen, làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang bị tha hóa, chủ nghĩa yêu nước ở bộ phận này đang bị nhạt phai mục tiêu lý tưởng đi lên chủ nghĩa xã hội. Để khắc phục tình trạng đó cùng với việc xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục về các chủ trương, đường lối và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần phải tiếp tục được đẩy mạnh và đổi mới cả nội dung, hình thức và phương pháp, nhằm nâng cao tính tự giác của cán bộ, đảng viên, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hơn lúc nào hết, chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trên hành trình tìm đường cứu nước của Người càng phải được phát huy và nhân rộng trong toàn thể dân tộc Việt Nam cả hiện tại và tương lai, làm cho chủ nghĩa yêu nước chân chính được phát huy cao độ trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ mới, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phấn đấu, không ngừng tu dưỡng rèn luyện mình thực sự có lòng yêu nước chân chính, biết đặt lợi ích của đất nước của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, tiếp tục phát huy những phẩm chất anh hùng cách mạng, luôn xây dựng niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Làm tốt điều đó, nhất định chúng ta sẽ phát huy tốt chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ mới và sẽ xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta ./.

Lan Hương
_______________

[1] [2] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. CTQG, H. 2002, t. 4, tr.161, 56.

[3] Sđd, t. 5, tr.40.

Theo tuyengiao.vn

Về trang trước
Gửi email In trang

Sức mạnh của lòng yêu nước chân chính

[HNM] - Từ đầu tháng 7-2012 tới nay, tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn trong cả nước, một số trang mạng xã hội đã đưa ra lời kêu gọi người dân tham gia tuần hành, biểu tình phản đối việc Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời ủng hộ Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-6-2012.

Về các cuộc biểu tình, mới nhìn có vẻ như đó là một cách thể hiện lòng yêu nước. Thế nhưng, thể hiện lòng yêu nước mà lại la lối đòi đất, phê phán chính quyền, kích động hằn thù dân tộc, gây rối trật tự công cộng? Bởi vậy, đây không đơn giản là việc biểu lộ lòng yêu nước như người ta vẫn lớn tiếng. Những người kêu gọi, kích động và năng nổ tham gia các hoạt động tuần hành, biểu tình là ai? Đằng sau vấn đề này còn có những mưu đồ chính trị gì khác?
* *
*
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Bằng tinh thần yêu nước, hàng nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam đã vượt qua những chặng đường đầy máu và nước mắt để giành độc lập và bảo vệ chủ quyền đất nước. Bất luận trong hoàn cảnh nào, lòng yêu nước luôn là nền tảng để chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, lòng yêu nước của người dân đất Việt đã thực sự là một mạch ngầm đầy năng lượng, luôn chảy xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt Nam thể hiện qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Có thể dẫn chứng rất nhiều ví dụ cụ thể về lòng yêu nước. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ "Phá cường địch, báo hoàng ân" [phá giặc mạnh, báo ơn vua] và xin ra trận giết giặc. Để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu không chỉ có công lao to lớn của những người lính bộ đội Cụ Hồ vào sinh ra tử mà còn có đóng góp của lớp lớp bà con nông dân "chân chỉ hạt bột", âm thầm tham gia dân công hỏa tuyến, vượt mưa bom, bão đạn tải lương thực, vũ khí, trang thiết bị vào mặt trận. Hoặc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với các đoàn quân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước là đội quân tóc dài của miền Nam khiến địch phải kinh hồn bạt vía, là những vùng quê của hậu phương miền Bắc miệt mài công việc ruộng đồng, thắt lưng buộc bụng đóng góp cho chiến trường "thóc không thiếu một cân"… Tóm lại, hàng chục triệu người Việt Nam bình dị, với những hành động, cách thức thể hiện khác nhau, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và công việc của mình đã chuyển hóa lòng yêu nước thành những giá trị cụ thể, tạo nên sức mạnh cộng hưởng của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với từng giai đoạn và thời điểm lịch sử.

Với cách nhìn như vậy thì hoạt động tuần hành, biểu tình trong thời gian vừa qua cũng là một trong nhiều cách thức thể hiện lòng yêu nước. Trên thực tế cũng có một bộ phận người dân chân chính tham gia vào các hoạt động này với mong muốn thể hiện tình cảm, thái độ của mình đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy những người "năng nổ" nhất trong việc kích động, kêu gọi và trực tiếp tham gia tuần hành, biểu tình đều là những nhân vật "có vấn đề" và "có thâm niên" đối với hoạt động này trong thời gian qua. Lý do họ luôn "hăng hái xuống đường" mỗi khi xuất hiện một lý do nào đó là để gây thanh thế, "đánh bóng" danh tiếng và có những động cơ riêng. Nhiều người trong số đó hoặc bất mãn chế độ, hoặc đã từng bị xử lý vì có những hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí công khai đả kích, tuyên truyền chống chế độ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cá biệt có cả những người thuộc dạng "không bình thường" về tư duy, nhận thức… Không khó khăn lắm để "trích ngang" lý lịch cá nhân của những nhân vật này khi họ luôn được một số trang mạng xã hội trong và ngoài nước tung hô, ca ngợi. Với những con người đó, "lòng yêu nước" như một thứ đồ trang sức xa xỉ để họ lợi dụng trưng diện, làm sang, phục vụ cho những động cơ cá nhân… Vì vậy thật dễ hiểu khi họ luôn cho rằng, chỉ có những người tham gia biểu tình, tuần hành là những người có lòng yêu nước. Và trong thực tế, trên các trang mạng họ đã chửi rủa những người không xuống đường giống họ là hèn, là phản bội Tổ quốc. Với cách lập luận lệch lạc như họ thì hóa ra trên 80 triệu người dân Việt Nam và mấy triệu Việt kiều không xuống đường biểu tình cùng họ là không yêu nước? Sự ngộ nhận đến trâng tráo, thậm chí có người gọi là "bệnh", khiến cho nhiều người dân chân chính bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động này đã nhanh chóng nhận ra bản chất vấn đề.

Bên cạnh đó, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi một số đối tượng bị kích động, lôi kéo, tập hợp tham gia các hoạt động này là bà con đang có bức xúc trong việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng. Tuần hành, biểu tình phản đối Trung Quốc chỉ là hình thức bên ngoài, còn sâu xa bên trong là tạo ra những hoạt động tập hợp lực lượng chống phá chế độ, gây mất ổn định về đời sống chính trị. Chính vì vậy, có thể thấy một "trận địa" được bày đặt, sắp xếp khá công phu, bài bản. Điều đó thể hiện qua việc kêu gọi, đưa ra thời gian, lộ trình… đến chuyện tường thuật, mô tả chi tiết, tổ chức phỏng vấn [những nhân vật "đầu tàu"], bịa đặt, vu cáo cơ quan công quyền như bắt bớ, đánh đập, đàn áp những người tham gia, tổ chức comment phản hồi theo kiểu "tung hứng"… hướng dần mục đích biểu tình sang phản đối chế độ, lấy chuyện yêu nước để đả kích, bôi xấu chính quyền, công an… Phụ họa với các loại thông tin này, một số cơ quan truyền thông cùng các diễn đàn thù địch ở hải ngoại đều cố đua nhau đưa tin kiểu thêm bớt và kèm theo là "phân tích, đánh giá" mang màu sắc kích động chống phá chế độ ta.

Có thể thấy, trong tình hình mới, giữa những quan hệ và biến cố phức tạp của bối cảnh thế giới, chúng ta không ngừng đẩy mạnh công cuộc xây dựng Tổ quốc nhưng cũng không thể lơi là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Song, ở vào thời điểm hiện tại, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc đã đưa tới cách tiếp cận mới về bảo vệ Tổ quốc. Đó là kết quả tổng hòa của các yếu tố từ chính trị, kinh tế tới văn hóa, ngoại giao… Chỉ có như vậy mới có thể tạo nên sức mạnh về vật chất, tinh thần để toàn dân tộc có thể đương đầu với mọi thách thức. Điều đó đòi hỏi sự uyển chuyển trong vận dụng, vừa khôn khéo vừa cứng rắn, kiên quyết nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt trên nguyên tắc bất di bất dịch là giữ toàn vẹn chủ quyền. Đây cũng là kinh nghiệm ứng xử của cha ông ta hàng nghìn năm qua trong quá trình bảo vệ đất nước.

Trong xu thế hòa bình và phát triển hiện nay, có những vấn đề cần vận dụng theo quan điểm: Chiến lược thắng lợi trọn vẹn

là không cần đánh mà khuất phục được kẻ địch; thận trọng đối với chiến tranh và hạn chế chiến tranh; áp dụng các biện pháp ngoại giao, chú trọng liên minh chiến lược… Trong lịch sử, chúng ta cũng đã có những vận dụng sáng tạo quan điểm nêu trên ở vào từng hoàn cảnh cụ thể và rất thành công.
* *
*
Một đất nước không thể mạnh lên nếu chúng ta không thuận theo xu thế của thời đại. Ở vào những thời điểm đầy thách thức, mỗi người dân cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những công việc, hành động cụ thể nhằm góp phần xây dựng quốc gia hưng thịnh. Muốn vậy phải phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để hơn 80 triệu người Việt Nam chung sức đồng lòng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tận dụng thời cơ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời tỉnh táo, linh hoạt nhưng kiên quyết gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên cơ sở những bằng chứng lịch sử, pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng không cho phép bất cứ cá nhân, thế lực nào lợi dụng để hành động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước, phá hoại những thành quả cách mạng đã được các thế hệ cha ông dày công vun đắp bằng cả mồ hôi và xương máu.

Đó chính là lòng yêu nước chân chính của những con Lạc cháu Hồng. Và sự ổn định, thanh bình của Thủ đô nói riêng cũng như cả nước nói chung chính là điều kiện không thể thiếu để lòng yêu nước của từng con người phát huy cao độ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Hoàng Thu Vân

Quan điểmSửa đổi

Theo Oscar Wilde: "Lòng yêu nước là đức tính của những kẻ xấu xa. Lòng yêu nước quá mức là hình thức giả dối nhất của sự kiêu ngạo"[10]

Theo V.I.Lênin “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”.

Theo Hồ Chí Minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.[11]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ [1]
  2. ^ “Patriotism” vs. “Nationalism”: What’s The Difference?
  3. ^ The Difference Between 'Patriotism' and 'Nationalism'
  4. ^ Patriotism vs. Nationalism- What’s the Difference?
  5. ^ Nationalism
  6. ^ Take back the flag, 2020 Democrats. 'Liberty and justice for all' is a patriotic value.
  7. ^ Conservatism is fighting for its life against reactionary nationalism
  8. ^ Trump is the least patriotic president in US history
  9. ^ Trump Announces 'Patriotic Education' Commission, A Largely Political Move
  10. ^ Patriotism Is the Virtue of the Vicious
  11. ^ ThS Nguyễn Minh Mẫn [10 tháng 8 năm 2020]. “Lòng yêu nước – nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam”. Truy cập 3 tháng 1 năm 2021.

Video liên quan

Chủ Đề