Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi thế nào là tóm tắt văn bản tự sự

Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự trang 60 SGK Ngữ văn 8 tập 1. Câu 2. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Câu 2

CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Trả lời:

a. Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

b. Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

   + Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật ít hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

   + Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

   + Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

2. Các bước tóm tắt văn bản

Muốn tóm tắt văn bản, theo em phải làm những gì? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?

Trả lời:

Để tóm tắt được văn bản:

- Đọc toàn bộ tác phẩm, nắm được ý tưởng nội dung của tác giả

- Lựa chọn những nội dung chính cần ghi lại

- Sắp xếp hợp lý nội dung chính theo trình tự hợp lý

- Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định.

Loigiaihay.com

Chào bạn Soạn văn 8 tập 1 bài 5 [trang 60]

Khi học môn Ngữ Văn lớp 8, các em học sinh sẽ được tìm hiểu các kĩ năng tóm tắt một văn bản tự sự.

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Tóm tắt văn bản tự sự, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn văn 8: Tóm tắt văn bản tự sự

1. Trong cuộc sống hàng ngày, có những tác phẩm tự sự chúng ta chưa có điều kiện đọc, nhưng lại muốn biết nội dung chính của nó. Những lúc ấy, chúng ta có thể đọc qua bản tóm tắt tác phẩm.

2. Từ những gợi ý trên, theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong SGK.

Đáp án đúng là:

b. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

- Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Dựa vào tên nhân vật, nội dung chính của văn bản tóm tắt.

- Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt: Giới thiệu về nhân vật chính, sự kiện chính và kết quả của câu chuyện.

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt?

Khác nhau:

- Hình thức: Văn bản tóm tắt ngắn hơn.

- Nội dung: Văn bản tóm tắt có số lượng nhân vật, sự kiện ít hơn.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

Yêu cầu:

  • Nắm được chủ đề của văn bản.
  • Đầy đủ các sự kiện chính.
  • Sắp xếp các sự kiện chính theo trình tự hợp lí.

2. Các bước tóm tắt văn bản

- Muốn tóm tắt văn bản, cần làm:

  • Đọc kĩ nội dung văn bản được tóm tắt.
  • Tìm ra những ý chính trong văn bản được tóm tắt.
  • Diễn đạt bằng lời văn những nội dung chính.
  • Sắp xếp lại các ý chính đó theo trình tự hợp lí.

- Những việc ấy cần phải thực hiện theo trình tự lần lượt.

Tổng kết:

- Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản đó.

- Văn bản tóm tắt phải phản ánh chính xác nội dung của văn bản được tóm tắt.

- Khi tóm tắt văn bản tự sự cần phải đọc kỹ để hiểu được chủ đề văn bản, xác định được nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp lại nội dung theo một trình tự hợp lí và viết thành một văn bản tóm tắt hoàn chỉnh.

III. Bài tập ôn luyện

Tóm tắt các văn bản sau: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc.

Gợi ý:

- Tôi đi học:

Hằng năm, cứ cuối thu là những kỉ niệm của buổi đầu đến trường lại mơn man trong lòng tôi. Con đường đi học vốn rất quen thuộc bỗng trở nên xa lạ. Trong khoảnh khắc cùng mẹ bước đi trên con đường ấy, tôi cảm thấy bản thân đã đổi khác. Khi đến sân trường Mĩ Lí, tôi thấy mình như nhỏ bé và có chút bỡ ngỡ. Đến khi ông đốc gọi tên, tôi lo sợ và nép vào lòng mẹ bật khóc. Những lời an ủi của ông đốc vang lên khiến đám học sinh an tâm hơn, theo thầy giáo bước vào lớp học. Khung cảnh trong lớp dường như quen thuộc, ngay cả người bạn mới. Thầy giáo bắt đầu giảng bài - bài tập đọc: Tôi đi học.

- Trong lòng mẹ:

Sau khi bố mất, mẹ phải đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng bà cô độc ác. Một hôm, bà cô gọi Hồng lại và hỏi cậu có muốn được đi thăm mẹ. Hiểu được bà cô muốn gieo rắc vào đầu mình những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”, Hồng từ chối. Mặc dù vậy, bà cô vẫn tiếp tục kể cho cậu nghe về chuyện có người nhìn thấy mẹ Hồng ở Thanh Hóa và đã có em bé. Điều đó khiến cậu cảm thấy xót xa và căm ghét những hủ tục đã khiến mẹ phải xa rời anh em mình. Đến ngày giỗ đầu của bố, mẹ Hồng trở về khiến cậu vô cùng hạnh phúc khi được ngồi trong lòng mẹ, cảm nhận hơi thở quen thuộc của mẹ.

- Lão Hạc:

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ sống. Lão có một đứa con trai nhưng vì nhà nghèo, không có tiền lấy vợ nên bỏ đi đồn điền cao su. Cả gia tài của lão chỉ có mảnh vườn vốn là của hồi môn của con trai và con chó Vàng sống cùng để bầu bạn. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì để ăn. Lão đành phải bán con Vàng đi. Số tiền bán chó và bán mảnh vườn, lão đem gửi ông giáo và nhờ khi nào anh con trai về sẽ trao lại cho anh. Còn bản thân thì đến xin Binh Tư một ít bả chó, nói dối là để đánh bả con chó nhưng thực ra là để tự tử.

Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự - Mẫu 2

I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

1. Trong cuộc sống hàng ngày, có những tác phẩm tự sự chúng ta chưa có điều kiện đọc, nhưng lại muốn biết nội dung chính của nó. Những lúc ấy, chúng ta có thể đọc qua bản tóm tắt tác phẩm.

2. Từ những gợi ý trên, theo em thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong SGK.

Đáp án đúng: b.

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

  • Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.
  • Dựa vào tên nhân vật, nội dung văn bản.
  • Giới thiệu về nhân vật chính, sự kiện chính và kết quả của câu chuyện.

b. Văn bản tóm tắt khác với văn bản được tóm tắt:

  • Hình thức: ngắn gọn.
  • Nội dung: nêu các sự kiện chính.

c. Yêu cầu:

  • Nắm được chủ đề của văn bản.
  • Đầy đủ các sự kiện chính.
  • Sắp xếp các sự kiện chính theo trình tự hợp lí.

2. Các bước tóm tắt văn bản

- Muốn tóm tắt văn bản, cần làm:

  • Đọc kĩ nội dung văn bản được tóm tắt.
  • Tìm ra những ý chính trong văn bản được tóm tắt.
  • Diễn đạt bằng lời văn những nội dung chính.
  • Sắp xếp lại các ý chính đó theo trình tự hợp lí.

- Những việc ấy cần phải thực hiện theo trình tự lần lượt.

III. Bài tập ôn luyện

Tóm tắt một số văn bản sau: Tức nước vỡ bờ [Ngô Tất Tố], Cuộc chia tay của những con búp bê [Khánh Hoài], Thánh Gióng.

Gợi ý:

- Tức nước vỡ bờ:

Gia đình thuộc “nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị Dậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên đáp trả lại.

- Cuộc chia tay của những con búp bê:

Hai anh em Thành và Thủy hết mực yêu thương nhau. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Trước ngày chia tay, mẹ ra lệnh cho cả hai phải chia đồ chơi. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Ngày hôm sau, Thành đưa Thủy đến trường để chia tay cô giáo và bạn bè. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Khi hai anh em về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

- Thánh Gióng:

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ. giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Cập nhật: 21/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề